Price Action là một phương pháp giao dịch dựa trên nền tảng hành động giá, tuy nhiên, để tăng xác suất chiến thắng, chúng ta có thể kết hợp thêm các chỉ báo tùy phong cách giao dịch của trader.
Trong bài viết trước, anh em đã cùng mình tìm hiểu về cách sử dụng RSI. Hôm nay, chúng ta sẽ đến với công cụ khá phổ biến: các đường trung bình động EMA.
Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 12) – Cách sử dụng EMA kết hợp với Price Action hiệu quả
Xem thêm về Price Action:
- Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 8) – Mô hình vai đầu vai và cách sử dụng
- Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 7) – Một số mẫu hình giá điển hình trong trading
- Lớp giao dịch 101: Price Action Trading (Phần 6) – Cách vào lệnh cơ bản với Price Action
EMA là gì?
EMA (Exponential Moving Average) là công cụ chỉ báo phản ánh sự biến động của giá được tính toán theo cấp số nhân, hay còn gọi là đường trung bình động hàm mũ.
Một số đường EMA hay được các trader lựa chọn là: EMA 14, EMA 20, EMA 50, EMA 100 và EMA 200. Tùy thuộc vào từng chiến dịch mà nhà đầu tư sẽ lựa đường EMA khác nhau để phân tích.
Đặc điểm của EMA
EMA dốc lên thể hiện một xu hướng tăng, EMA dốc xuống thể hiện một xu hướng giảm
Đây là một trong những đặc điểm cơ bản nhất và cũng bị khá nhiều người bỏ qua. Khi nhìn vào một biểu đồ, nếu xu hướng quá nhiễu, anh em có thể bật các đường EMA lên để xác định xu hướng một cách dễ dàng hơn.
EMA là một hỗ trợ/kháng cự động
Nếu anh em đã từng đọc về hỗ trợ và kháng cự, anh em hẳn còn nhớ hỗ trợ và kháng cự được phân thành loại “cứng” và “động”. Khác với các hỗ trợ, kháng cự “cứng” như trendline, vùng giá…, EMA là một hỗ trợ/kháng cự động (vì nó biến đổi theo giá liên tục).
Ví dụ 1:
Ví dụ về việc đường EMA (20) đóng vai trò là hỗ trợ/kháng cự
Lưu ý:
Vì là một hỗ trợ/kháng cự, các đường EMA cũng có đặc điểm như một hỗ trợ/kháng cự thông thường: khi bị phá vỡ, nó sẽ chuyển vai trò (anh em có thể quan sát trong ví dụ nói trên).
EMA chu kỳ càng ngắn thì càng theo sát biến động giá, tuy nhiên “độ tin cậy” sẽ thấp hơn EMA chu kỳ dài
Ví dụ 2:
EMA(20) sẽ có độ dốc, biến động theo sát đường giá hơn so với EMA (50), tuy nhiên, đối với các tín hiệu tôn trọng EMA hay phá vỡ EMA, EMA (50) sẽ cho độ tin cậy cao hơn.
Anh em có thể thấy trên ví dụ là 2 đường EMA với EMA (20) màu xanh và EMA (50) màu đỏ. Rõ ràng, khi giá biến động tăng mạnh, EMA (20) thể hiện được điều đó sớm hơn và rõ hơn (độ dốc cao hơn) so với EMA (50).
Xem thêm: UTAD là gì?
EMA (20) vì độ biến động nhanh hơn và theo sát giá hơn, cho nên số lần giá chạm (phá vỡ/tôn trọng/phá vỡ giả) nhiều hơn => độ tin cậy ít hơn so với EMA (50). Tuy nhiên, cũng vì đặc điểm này mà nhiều người thích sử dụng EMA (20) (hoặc các EMA chu kỳ ngắn khác) để bắt được nhiều entry tốt.
Cách sử dụng EMA kết hợp với Price Action
Trong bài viết này, mình sẽ lấy ví dụ về việc sử dụng EMA (20) để scalping. Tùy phong cách giao dịch, anh em có thể biến đổi chu kỳ EMA cho phù hợp nhé.
Mình sẽ chỉ sử dụng EMA (20) chủ yếu để: xác định xu hướng thị trường và tìm điểm hợp lưu.
Xác định xu hướng thị trường
Như mình đã nói ở phần đặc điểm, việc quan sát EMA ngay lập tức giúp chúng ta nhìn nhận xu hướng trong khung thời gian đó.
Ví dụ:
Chart BTC/USDT khung 15m + EMA (20)
Quan sát biểu đồ, với việc EMA (20) dốc lên mạnh mẽ, chúng ta thấy ngay được khung 15 phút BTC đang có xu hướng tăng, xu hướng tăng này đang chậm lại (có lực bán) và hiện sideway.
Như vậy, plan hiệu quả nhất là giá BTC breakout lên để tiếp tục long theo xu hướng (phá vỡ sideway).
Tìm điểm hợp lưu
Đầu tiên, mình sẽ giải thích ý nghĩa của từ “hợp lưu”. Hợp lưu ở đây được hiểu là vùng giá có nhiều “lý do” ủng hộ anh em vào lệnh (long/short). Trên thị trường, mỗi trader sẽ có một phương pháp giao dịch khác nhau, có người sử dụng các chỉ báo như EMA, có người dùng hỗ trợ, kháng cự, có người thì trendline… Có những thời điểm, tại một vùng giá sẽ nhận được sự hợp lưu của các yếu tố trên => nhiều traders cùng vào lệnh theo một hướng => xác suất thắng cao hơn.
Ví dụ:
Đây là một lệnh mình đã vào thời gian trước với cặp PEOPLE/USDT.
Đầu tiên, anh em có thể thấy giá đã break trendline (đường màu đen) và sau đó break luôn vùng kháng cự mạnh (vùng màu xanh nằm ngang), đồng thời phá vỡ luôn EMA (20). Đây là 2 lý do cho thấy lực mua đang áp đảo hoàn toàn lực bán.
Sau khi giá phá vỡ, giá quay lại test lại hỗ trợ (vùng màu xanh) và tôn trọng. Tiếp tục ở đây, chúng ta có lực mua được tôn trọng.
Cuối cùng, giá tôn trọng EMA (20) sau khi phá vỡ => EMA (20) là hợp lưu hỗ trợ => lệnh long này mình đã có kết quả tốt.
Tương tự như vậy, anh em hoàn toàn có thể kết hợp EMA với các công cụ khác như mẫu hình giá (hai đáy, hai đỉnh, vai đầu vai…).
Hy vọng qua bài viết này, anh em đã nắm được cách kết hợp EMA với price action hiệu quả. Ngoài ra, EMA còn rất nhiều công dụng khác, anh em có thể tìm hiểu và khai thác thêm. Hẹn gặp lại anh em trong bài viết tiếp theo nhé!
Poseidon
Xem thêm các bài viết phân tích dự án DeFi tiềm năng khác của tác giả Poseidon: