Short Squeeze hay bán non là một hiện tượng xảy ra thường xuyên với thị trường tài chính nói chung và thị trường crypto nói riêng. Short Squeeze khiến cho những nhà đầu tư phải luôn đưa ra hành động liên tục trong một thời gian ngắn khi những đồng coin/token liên tục tăng giá. Vậy Short Squeeze là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Short Squeeze qua bài viết dưới đây nhé!
Short Squeeze (bán non) là gì?
Short Squeeze hay bán non là hiện tượng giá của một coin/token đột ngột tăng mạnh khiến cho những nhà đầu tư đang trong vị thế bán khống (short) phải đóng vị thế của mình để giảm thiểu thua lỗ. Từ đây, những nhà đầu tư bắt buộc phải mua lại token với giá cao hơn để đóng vị thế đồng thời gây ra một cơn sốt mua vào (buying frenzy) và tạo nên hiện tượng Short Squeeze.
Short Squeeze
Bạn có thể quan tâm:
Một đợt Short Squeeze sẽ diễn ra như thế nào?
Những nhà đầu tư đặt cược vào việc giá token sẽ giảm bằng cách bán khống (short) token và thu lợi nhuận khi giá token giảm. Tuy nhiên, sẽ có những nhà đầu tư đặt cược vào việc giá token sẽ tăng và mua vào khiến token giá tăng mạnh. Từ đây, những nhà đầu tư đang bán khống buộc phải mua lại token với giá cao hơn để đóng vi thế đồng thời gây ra một cơn sốt mua vào (buying frenzy) và tạo nên hiện tượng Short Squeeze.
Một đợt Short Squeeze sẽ kết thúc khi giá token bắt đầu giảm và những nhà đầu tư bán khống (short) bắt đầu mua lại token để đóng vị thế. Khi số lượng token được mua lại đủ lớn, nhu cầu mua và giá token giảm sẽ thúc đẩy quá trình Short Squeeze dần kết thúc.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Short Squeeze có thể kéo dài trong một thời gian dài nếu những nhà đầu tư vẫn tiếp tục mua token để đẩy giá lên cao hơn. Nếu điều này xảy ra, những nhà đầu tư bán khống (short) token sẽ phải đóng vị thế và chịu thua lỗ một khoảng nhất định.
Những dấu hiệu nhận biết Short Squeeze sẽ xảy ra
Một đợt Short Squeeze có thể khiến cho nhà đầu tư thua lỗ nặng nề khi thị trường biến động mạnh. Vì thế, việc nhận biết những dấu hiệu từ sớm có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu nhiều rủi ro thua lỗ do Short Squeeze gây ra. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm về một đợt Short Squeeze:
-
Giá token đột ngột tăng mạnh: Nếu như giá của token đột nhiên tăng rất nhanh mà không có lý do rõ ràng thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy một số lượng lớn nhà đầu tư đang mua vào token để bắt đầu một Short Squeeze.
-
Khối lượng giao dịch tăng mạnh: Nếu khối lượng giao dịch tăng mạnh trong một thời gian ngắn, đặc biệt là trong khi giá token đang tăng mạnh thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy đang có một số lượng lớn nhà đầu tư đang tham gia vào Short Squeeze.
-
Tỷ lệ short interest cao: Tỷ lệ short interest là tỷ lệ giữa số lượng token đang được bán khống (short) và số token đang lưu hành. Nếu tỷ lệ short interest tăng lên mức cao, tức là có một số lượng lớn nhà đầu tư đang bán khống (short) token với hy vọng giá sẽ giảm. Từ đây, những nhà đầu tư khác sẽ mua vào token để đẩy giá token tăng lên và bắt đầu hình thành một đợt Short Squeeze.
-
Những tin tức tích cực về dự án hoặc thị trường: Nếu có những tin tức tích cực về dự án hoặc thị trường crypto thì điều này có thể dẫn đến một số lượng lớn nhà đầu tư mua vào token đó. Điều này cũng giúp đẩy giá token lên cao và bắt đầu hình thành một đợt Short Squeeze.
Những cách quản lý rủi ro trước tình huống Short Squeeze
Để quản lý rủi ro trước tình huống Short Squeeze, bạn có thể thực hiện những cách sau:
-
Thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư: Trước khi đầu tư vào bất kỳ token nào, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng về dự án và xu hướng thị trường. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư có cơ sở hơn và giảm thiểu rủi ro khi gặp phải Short Squeeze.
-
Thiết lập kế hoạch đầu tư: Bạn nên thiết lập một kế hoạch đầu tư bao gồm mục tiêu, chiến lược và lượng vốn đầu tư. Điều này sẽ giúp cho bạn kiểm soát và tránh bị ảnh hưởng bởi các tình huống rủi ro như Short Squeeze.
-
Sử dụng các công cụ quản lý rủi ro: Có nhiều công cụ quản lý rủi ro chẳng hạn như stop-loss order, limit order có thể giúp bạn thiết lập các mức giá cụ thể để mua hoặc bán tài sản để kiểm soát được mức độ rủi ro khi gặp phải Short Squeeze.
-
Điều chỉnh chiến lược giao dịch: Khi thị trường có biến động lớn, bạn cần điều chỉnh kế hoạch đầu tư của mình để tránh bị ảnh hưởng bởi các tình huống rủi ro như Short Squeeze. Điều này có thể bao gồm việc giảm tỷ lệ đầu tư hoặc thoát khỏi vị thế đầu tư hiện tại.
-
Theo dõi tình hình thị trường: Theo dõi sát sao tình hình thị trường và tin tức liên quan đến dự án mà bạn đang đầu tư. Nếu có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy có nguy cơ Short Squeeze thì bạn vẫn có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Tổng kết
Short Squeeze hay bán non là hiện tượng giá của một coin/token đột ngột tăng mạnh khiến cho những nhà đầu tư đang trong vị thế bán khống (short) phải đóng vị thế của mình để giảm thiểu thua lỗ. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể quản lý rủi ro trước tình huống Short Squeeze có thể xảy ra bằng cách thiết lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư, sử dụng công cụ quản lý rủi ro và theo dõi sát sao tình hình thị trường. Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về Short Squeeze.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!