logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

SEC có thể học được gì từ cơ quan quản lý Đức để giám sát thị trường tiền mã hoá?

-13/08/2021

Vào đầu tháng 8/2021, SEC gần như là tâm điểm chính của cộng đồng tiền mã hoá. Đặc biệt là sau khi Chủ tịch Gary Gensler đăng tải video lý giải về vai trò của mình trong ngành công nghiệp tiền mã hoá. Theo đó, vị chủ tịch này khẳng định SEC sẽ để tâm nhiều hơn vào các chủ đề hot như stablecoin, DeFi, ETF…

SEC có thể học được gì từ cơ quan quản lý Đức để giám sát thị trường tiền mã hoá?

Trong khi SEC vẫn còn đang tìm cách giải quyết thì ở Châu Âu, cơ quan BaFin của Đức đã tìm ra một cách để siết chặt quy định vời tiền mã hoá. Nhưng đồng thời cũng “bật đèn xanh” không ít để thị trường này tiếp tục phát triển.

Chủ tịch SEC Gary Gensler đã từng đăng tải một video trên Twitter cá nhân vào ngày 04/08 để nói về thị trường tiền mã hoá. Trong clip này, Gary Gensler nhấn mạnh việc SEC sẽ tập trung hơn vào các giao thức giao dịch, nền tảng cho vay tài chính phi tập trung (DeFi), và stablecoin… Bên cạnh đó, ông cũng đặc biệt chú ý khi đề cập đến một số biện pháp để bảo vệ nhà đầu tư.

Xem thêm: Chủ tịch SEC Gary Gensler giải thích vai trò của SEC đối với ngành tiền mã hoá

Quy định có thể mở rộng thành một danh sách các tùy chọn bao gồm lưu ký, báo cáo, xác minh đối tác và phân loại và phát hành tài sản. Nhiều nguồn tin ghi nhận rằng cộng đồng đang rất trông đợi về cách mà SEC sẽ điều chỉnh DeFi nói riêng và thị trường tiền mã hoá như thế nào.

Song, lúc này ở bên phía Châu Âu thì Cơ quan Giám sát Tài chính Liên bang Đức (BaFin) đã tìm ra cách áp dụng Luật Chứng khoán và lĩnh vực tiền mã hoá. Vậy hãy cùng Coin68 tìm hiểu xem SEC có thể tham khảo được gì từ cách làm của BaFin nhé!

Phi tập trung không đồng nghĩa là ẩn danh

Một quan điểm khá sai lệch đó là cho rằng tất cả DeFi sẽ thoát khỏi quy định pháp lý. Trên thực tế, sẽ luôn có sự thỏa hiệp về mức độ phi tập trung của một nền tảng cũng như mức độ tập trung tồn tại trên các nền tảng DeFi khác nhau. Chẳng hạn như dữ liệu Oracle cũng yêu cầu một số hình thức đầu vào bên ngoài. 

Các nhà đầu tư cần có sự lựa chọn. Những người có trách nhiệm ủy thác cần phải hoạt động trong một môi trường được quản lý. Còn nhóm đối tượng giao dịch cho chính họ có thể không nhất thiết phải có một nhóm tuân thủ để đáp ứng. Tuy nhiên, để DeFi đạt được mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD, vốn tổ chức phải tham gia vào thị trường đã “ngồi ngoài” quá lâu.

BaFin hiểu vấn đề và đã thực hiện một số điều chỉnh nhất định và tạo nên bản cập nhật cho Đạo luật Ngân hàng Đức vào năm 2020. Theo đó, đạo luật mới sẽ đưa các tài sản tiền mã hoá vào tài khoản của mình với việc giới thiệu giấy phép giám sát tiền mã hoá. Điều này đồng nghĩa rằng đạo luật cho phép các ngân hàng nắm giữ tài sản tiền mã hóa. Tuy nhiên, những người tham gia này sẽ cần các đối tác được cấp phép để giao dịch. 

Xem thêm: Coinbase là công ty đầu tiên được lưu ký tiền mã hoá tại Đức

Các cơ quan quản lý có thể theo dõi hoạt động blockchain dễ dàng hơn so với tài chính truyền thống (TraFi)

Gensler nhận xét rằng tài sản tiền mã hoá chủ yếu được sử dụng để lách luật rửa tiền. Thế nhưng, lập luận này là thiếu sót. Gian lận tồn tại trong cả thị trường tiền mã hoá lẫn thị trường truyền thống. Theo báo cáo từ Chainalysis thì hoạt động bất hợp pháp ở thị trường TraFi vẫn cao hơn so với tiền mã hoá.

Một báo cáo tương tự đã cho thấy rằng hoạt động bất hợp pháp với Bitcoin (BTC) đã giảm đáng kể. Cụ thể, nó giảm từ khoảng 21,4 tỷ USD vào năm 2019 (chiếm 2,1% tổng khối lượng giao dịch tiền mã hoá) xuống chỉ còn 10 tỷ USD vào năm 2020, tức chỉ còn chiếm 0,34%. 

Trên thực tế, việc di chuyển giao dịch on-chain sẽ giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về cách dòng tiền đang vận hành trên tầng bình lưu tài chính. Tất cả nhờ vào tính chất minh bạch của blockchain. Theo đó, các cơ quan quản lý có thể tự kiểm tra thay vì dựa vào báo cáo của các công ty.

Các cơ quan quản lý sẽ cần phải dành thời gian tự đào tạo về cách công nghệ này có thể được áp dụng cho các cấu trúc tài chính hiện có như cho vay. Điều này thể hiện rõ ràng trong một số nhận xét của Gensler.

Đây là những nhận xét không công nhận rằng việc cho vay sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) hiện dựa vào thế chấp quá mức thay vì cho vay dựa trên thu nhập trong tương lai. Dữ liệu để hỗ trợ sau này cần thời gian để chuyển đổi sang blockchain trước khi điều này có thể được thực hiện.

Tiền mã hóa có nên được quản lý như TraFi?

Thị trường tiền mã hoá không nên bị quản lý nhiều hơn hoặc ít hơn so với thị trường truyền thống (TraFi). Nó phải được cấp phép, phát hành bản cáo bạch và bảo vệ khách hàng giống như bạn sẽ thấy ở bất kỳ thị trường nào khác có giao dịch với các công cụ tài chính.

Đó là quan điểm của BaFin – cơ quan đã hiện đại hoá Luật Chứng khoán để áp dụng vào thị trường tiền mã hoá sao cho nó phù hợp với Luật Tài chính Truyền thống. Theo đó quy định rằng token tiền mã hoá phải được phân loại là chứng khoán. Mặc dù nhiều người có thể lo sợ phán quyết này. Thế nhưng, sự rõ ràng này thực sự hữu ích cho thị trường cũng như những người tham gia thị trường.

Điều này cũng đồng nghĩa rằng các token chứng khoán phải được hỗ trợ bằng tài sản, và khi có thể áp dụng thì phải có bản cáo bạch giống như thị trường truyền thống. Đây là một sự phát triển tích cực cho các thị trường DeFi vì nó giúp tạo điều kiện tích hợp giữa thị trường truyền thống và tiền mã hoá.

Bảo vệ nhà đầu tư phải đi kèm với việc mở rộng các đối tác cũng như tài sản

Các tài sản mã hóa cần có một pool thanh khoản để giao dịch. Các nhà đầu tư có thể được bảo vệ khỏi giao dịch với những kẻ xấu miễn là danh tính của họ được kết nối với nền tảng DeFi. Cách tiếp cận này giải quyết một vấn đề quan trọng đối với các tổ chức tham gia . Đó là rủi ro đối tác.

Nó rất dễ dàng được thực hiện trong thế giới tài chính truyền thống. Do đó, nó cũng phải đủ dễ dàng để áp dụng các nguyên tắc tương tự cho các sàn giao dịch DeFi.

Spezialfonds (tức các quỹ đặc biệt của Đức) được thiết kế dành riêng cho thị trường tổ chức. Hiện có thể nắm giữ 20% danh mục đầu tư của họ vào tài sản tiền mã hoá kể từ đầu tháng 08/2021. 

Điều này đồng nghĩa là có khoảng 4.000 công ty không đủ điều kiện đầu tư vào loại tài sản này. Sự thay đổi luật là một chiến thắng lớn cho những người đề xuất tiền mã hoá và blockchain ở châu Âu và trên toàn thế giới. Bởi sự ra đời của một lượng lớn tiền tổ chức như vậy vào lĩnh vực này sẽ có ý nghĩa sâu sắc.

BaFin đã có những bước tiến lớn trong việc áp dụng Luật Thị trường Tài chính hiện hành vào thị trường tiền mã hoá. Khi nhiều tài sản trong thế giới thực được mã hóa, các nhà lập pháp có thể cảm thấy thoải mái hơn trong việc điều chỉnh lĩnh vực này. 

Nếu token chứng khoán được phát hành mà không có bản cáo bạch – trừ khi áp dụng chế độ miễn trừ – còn lại thì sẽ không được phép giao dịch. Điều này cũng được áp dụng tương tự với cổ phiếu và trái phiếu được phát hành trên các thị trường tài chính truyền thống.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-13/08/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68