Theo quan chức của IMF thì việc đưa bất kỳ đồng tiền mã hoá nào trở thành tiền tệ quốc gia là “một con đường tắt không nên được áp dụng” cho toàn bộ các dịch vụ tài chính.
Theo Cố vấn tài chính kiêm Giám đốc Marketing của IMF, Tobias Adrian và Tổng Cố vấn kiêm Giám đốc Pháp lý Rhoda Weeks-Brown thì một loại tiền mã hoá như Bitcoin (BTC) có thể bắt kịp ở các quốc gia không có lạm phát và tỷ giá hối đoái ổn định. Đồng thời, nó cũng cung cấp cho những người không có ngân hàng một phương tiện để thực hiện thanh toán. Tuy nhiên, chi phí để áp dụng cho một nền kinh tế có thể là rất đáng kể.
Bên cạnh đó, hai quan chức IMF này cũng cáo buộc rằng việc các quốc gia áp dụng tiền mã hoá làm tiền tệ chính thức hoặc “cấp cho nó trạng thái hợp pháp hoá” có nguy cơ khiến giá trong nước trở nên không ổn định cao. Ngoài ra, tài sản được sử dụng trái với việc chống rửa tiền hay tài trợ khủng bố. Không chỉ có thế mà còn nhiều vấn đề xung quanh việc ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường.
“Nếu hàng hóa và dịch vụ được định giá bằng cả tiền tệ thực và tiền mã hoá thì các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ dành thời gian và nguồn lực đáng kể để chọn loại tiền nào để nắm giữ thay vì tham gia vào các hoạt động hiệu quả khác. Doanh thu của chính phủ sẽ chịu rủi ro tỷ giá hối đoái nếu thuế được báo trước bằng tiền mã hoá trong khi các khoản chi chủ yếu vẫn bằng nội tệ hoặc ngược lại.” – Adrian và Weeks-Brown cho biết.
Đồng thời, 2 quan chức IMF này cũng cho rằng việc áp dụng tiền mã hoá rộng rãi sẽ làm giảm uy tín của bất kỳ quốc gia nào chấp nhận một tài sản như BTC hoặc bất kỳ token nào khác. Nguyên nhân được Adrian và Weeks-Brown đưa ra là bởi tiền mã hoá có độ biến động giá lớn. Trên thực tế, giá BTC đã dao động trong khoảng từ 65.000 USD xuống dưới 30.000 USD trong 3 tháng. Sáng ngày 27/07, BTC đã đạt hơn 40.000 USD rồi nhanh chóng giảm đến 10% và hiện được giao dịch quanh mức 36.500 USD.
Trên thực tế, những cảnh báo của IMF không nói trực tiếp và cụ thể đến El Salvador, quốc gia sẽ bắt đầu chấp nhận Bitcoin dưới dạng tiền tệ chính thức kể từ tháng 9 năm nay. 2 vị quan chức cấp cao của IMF nhận định rằng việc đưa bất kỳ đồng tiền mã hoá nào thành tiền tệ quốc gia là “một lối tắt không thể sử dụng được” cho toàn bộ các dịch vụ tài chính.
Adrian và Weeks-Brown cho biết việc biến bất kỳ loại tiền điện tử nào trở thành tiền tệ quốc gia “là một lối tắt không thể bỏ qua” cho các dịch vụ tài chính toàn diện hơn. Bởi Bitcoin còn đối mặt với lo ngại về ảnh hưởng môi trường đối với việc khai thác. Mặc dù trước đó, Tổng Thống El Salvador Nayib Bukele tuyên bố rằng ông đã có kế hoạch tận dụng năng lượng địa nhiệt dồi dào từ núi lửa để hỗ trợ trong việc khai thác Bitcoin.
Việc bày tỏ quan điểm có vẻ tiêu cực về các quốc gia áp dụng tiền mã hoá không phải là điều gì mới mẻ đối với IMF. Người phát ngôn trước đây đã nói các quốc gia nhỏ hơn như Quần đảo Marshall công nhận tiền mã hoá là hợp pháp sẽ làm tăng rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính cũng như tính toàn vẹn tài chính.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: