logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Quốc hội Mỹ đã đưa ra 18 dự luật về tiền mã hoá trong năm 2021

-23/08/2021

Quốc Hội Mỹ dường như đang thúc đẩy sự tăng cường về quy định pháp lý dành cho thị trường mã hoá. Cụ thể, cơ quan đứng đầu Nhà trắng đã đề xuất đến 18 dự luật liên quan đến blockchain và tiền mã hoá tính từ đầu năm 2021 đến hiện tại.

Quốc hội Mỹ đã đưa ra 18 dự luật về tiền mã hoá trong năm 2021

Theo phân tích được công bố vào ngày 22/08 bởi ông Jason Bett – Cựu quản lý cấp cao của Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC), Quốc hội Mỹ đang ngày càng tăng cường giám sát thị trường tiền mã hoá. 

Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến nay, Quốc hội đã đề xuất đến 18 dự luật dành cho thị trường tiền mã hoá và ngành công nghiệp blockchain. Trong đó, sự chú ý của cơ quan đứng đầu Nhà trắng dường như đã chuyển hướng từ stablecoin sang điều chỉnh các tài sản phi tập trung. 

Trước đó, vào tháng 7/2021, Quốc hội đã đưa ra Cơ cấu thị trường tài sản kỹ thuật số và Đạo luật bảo vệ nhà đầu tư. Đây được xem là một nỗ lực trong việc tạo ra các định nghĩa luật định riêng biệt cho thị trường tài sản kỹ thuật số cũng như chứng khoán mã hoá.

Tuy vẫn chưa được Quốc hội thông qua, nhưng luật sẽ quy định chứng khoán mã hoá là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Trong khi đó, Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai (CFTC) sẽ có thẩm quyền điều chỉnh đối với các tài sản kỹ thuật số.

Ông Jason Brett khẳng định rằng trong các dự luật tài sản kỹ thuật số của Quốc hội, Đạo luật Loại bỏ Rào cản Đối với Đổi mới đã đạt được nhiều tiến bộ nhất kể từ khi được ban hành vào tháng 03 năm nay. 

Đạo luật nhằm mục đích thành lập một nhóm làm việc chung nhằm tạo điều kiện để SEC và CFTC hợp tác để điều chỉnh các lĩnh vực blockchain và tiền mã hoá. Hiện tại, cả Quốc hội và Hạ viện đều thông qua dự luật này và chỉ còn đang chờ Thượng viện xem xét.

Thế nhưng, không phải dự luật tài sản kỹ thuật số nào của Quốc hội đều được ngành công nghiệp này đóng nhận. Trong đó nổi bật nhất là màn tranh cãi “Lưỡng đảng” về Dự luật Cơ sở hạ tầng được đề xuất vào tháng 07/2021. Vấn đề tranh cãi xoay quanh chủ đề định nghĩa “nhà môi giới” là gì để có thể áp đặt các yêu cầu báo cáo phù hợp nhất.

Tổng cố vấn của Cointelegraph Zachary Kelman cho rằng các định nghĩa ngớ ngẩn trong Dự luật Cơ sở hạ tầng là một trò chơi vỏ bọc chính trị. Theo đó, các nhà lập pháp chỉ đang tìm cách tăng truy thuế ồ ạt. Sau một hồi tranh cãi, Dự luật tưởng đã đổ bể ở phút 90 cuối cùng lại Thượng viện thông qua với đề xuất ban đầu. Sau đó, dự luật đã được chuyển xuống Hạ viện để tiếp tục được xem xét, chỉnh sửa, và bỏ phiếu.

Hạ nghị sĩ Tom Emmer là một trong những người hoạt động tích cực nhất trong không gian tài sản kỹ thuật số. Trong năm nay, ông đã đưa ra đến 3 dự luật dành cho thị trường tiền mã hoá và ngành công nghiệp blockchain.

Các đề xuất của Emmer bao gồm Đạo luật về sự chắc chắn theo quy định của Blockchain – đạo luật này sẽ cung cấp một bến đỗ an toàn từ việc cấp phép và đăng ký máy phát tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ blockchain không có quyền kiểm soát các token.

Vào tháng 7, ông Emmer cũng đề xuất Đạo luật về sự rõ ràng về bảo mật nhằm giảm bớt gánh nặng về quy định đối với công nghệ dựa trên blockchain. Tiếp theo, ông cũng giới thiệu lại Đạo luật che giấu an toàn cho người nộp thuế có tài sản đã được đệ trình vào tháng 05 năm nay.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-23/08/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68