logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Phỏng vấn Alex Yang – CEO Hpool – về BitcoinHD và cơ chế đồng thuận CPoC

-10/07/2019
Phỏng vấn Alex Yang - CEO Hpool - về BitcoinHD và cơ chế đồng thuận CPoC
Phỏng vấn Alex Yang – CEO Hpool – về BitcoinHD và cơ chế đồng thuận CPoC

Tại sự kiện Hội thảo DAC – Digital Asset Conference – được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh hôm ngày 09/07 vừa qua, các diễn giả trong đến từ các công ty khổng lồ trong ngành Blockchain như NEO, Huobi, OKEx, IOST, Gumi, BHD v.v… cùng những nhân vật có tầm ảnh hưởng hàng đầu như Roger Ver, Miss Bitcoin đã cùng hội ngộ để chia sẻ với những người đam mê lĩnh vực tiền điện tử nói riêng và blockchain nói chung.

Sự kiện DAC lần này tại Việt Nam sẽ có 5 dự án dẫn đầu trong hệ sinh thái blockchain đang bùng nổ tại Trung Quốc, các cuộc thảo luận xoay quanh về mạng lưới và chuyên gia về cách phát triển thương mại, đổi mới kỹ thuật và các vấn đề chính sách công hình thành cho châu Á vào năm 2019. 

Dự án Cộng đồng BHD

BHD là một loại tiền điện tử mới dựa trên Bằng chứng về Năng lực (Proof of Capacity). BHD sử dụng phiên bản nâng cấp của khai thác cPOC (Bằng chứng về năng lực), với một mô hình kinh tế hoàn hảo và thuật toán đồng thuận. BHD sử dụng đĩa cứng là người tham gia đồng thuận, giúp giảm mức tiêu thụ điện năng.

Khai thác BHD làm giảm các rào cản gia nhập và làm cho quá trình tạo tiền xu trở nên phi tập trung, an toàn và đáng tin cậy hơn. So với khai thác POW, khai thác cPOC giúp tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ ít năng lượng hơn, độ ồn thấp hơn, không bị nóng và chống ASIC. BHD dựa trên khai thác cPOC có thể nhận ra ý định ban đầu của Satoshi Nakamoto – mọi người đều có thể trở thành một người khai thác. 

Tham gia sự kiện DAC lần này có sự góp mặt của Alex Yang, đồng sáng lập của ChainPE, CEO của Hpool và cũng là bậc thầy về cơ chế đồng thuận PoC. Alex đã tham gia Bitcoin kể từ năm 2011 và đã kinh qua nhiều dự án hồ thợ đào, máy đào, sàn giao dịch tiền điện tử và trò chơi blockchain. Hpool là một trong những hồ thợ đào PoC lớn nhất trên thế giới.

Ngoài ra, Gary Chang, COO của Hpool, “người khởi động Cộng đồng BHD” cũng tham gia cùng với Alex. Anh là một người đam mê lĩnh vực Blockchain, sở hữu những mối quna hệ tốt trong khu vực Châu Á – Thái Bình dương và đã từng quản lý một số dự án trong nhiều tổ chức như Cơ quan hàng không Trung Quốc và Wifi Master Key. Anh cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực marketing và hoạt động đầu tư, song cũng sở hữu nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong Ngành công nghiệp Blockchain. Gary Chang tham gia Hpool từ năm 2018, và đã vận hành cộng đồng BHD kể từ tháng Một năm 2018.

Dưới đây là đoạn hội thoại ghi lại cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Coin68 và hai vị diễn giả tại sự kiện DAC vừa qua:

PV: Thưa ông Alex, trước tiên ông có thể giới thiệu 1 chút về bản thân mình và về việc dấn thân vào ngành Blockchain của ông như thế nào?

Xin chào quý độc giả của Coin68, tôi tên là Alex – COO của Hpool . Về việc dấn thân vào ngành Blockchain thì vào năm 2011, tôi có tham dự buổi tọa đàm được thực hiện bởi Viện Kinh Tế Australia. Cùng thời điểm, tôi được biết tới Bitcoin (BTC) và cũng là một chủ đề được thực hiện cho buổi tọa đàm. Sau đó, tôi quyết định tham gia đào BTC mặc dù ở thời điểm đó, BTC vẫn chưa có giá trị như hiện tại, nhưng tôi có niềm tin đây là một sản phẩm rất tốt, giải quyết được rất nhiều vấn đề mà các loại tiền tệ trên thế giới đang gặp phải.  

PV: Ông có thể cho độc giả Coin68 một cái nhìn tổng quan về BitcoinHD (BHD), dự án mà ông đang theo đuổi?

Về bản chất, BHD là một đồng tiền điện tử gần giống BTC và hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận CPoC (Conditioned Proof of Capacity). BHD trước tiên toàn bộ dựa trên những thuật toán, tất cả đều dựa trên toán học mà không có sự can thiệp của con người, nên không thể được dùng để lừa đảo. Trước đây, vào năm 2013, tôi và một số những nhà đầu tư BTC ban đầu lập nên một công ty mang tên IBT, công ty được lập ra với mong muốn mang đến cho mỗi người được một BTC, tuy nhiên điều này có lẽ là không thực hiện được. Mục đích của nó là mang đến kiến thức cho mọi người về BTC, BTC là gì, bên trong nó chứa đựng những gì. Sau đó, chúng tôi tạo ra BHD với mong muốn làm được những thứ mà BTC không đạt được, chúng tôi đầu tư vào mặt giáo dục, phát hành tạp chí miễn phí với hy vọng được càng nhiều người biết tới. 

PV: Ông có thể giải thích ngắn gọn và dễ hiểu về cơ chế đồng thuận Conditioned Proof of Capacity (CPoC) được không? BitcoinHD sẽ vượt trội hơn các đồng tiền mã hóa tương tự như thế nào?

Cơ chế đồng thuận của BHD có tên là CPOC (Bằng chứng khả năng có điều kiện), về cơ bản là một nâng cấp dự trên POC.

Vậy thì “điều kiện ở đây” có nghĩa là gì? Thợ đào được miễn cam kết trong tháng đầu tiên và phải bỏ ra 3BHD cho 1T công suất trong tháng thứ hai. Chỉ 30% lợi nhuận được giữ lại. Đây là một sáng tạo mới, một thay đổi nhỏ thôi đã có thể làm duy trì tính ổn định của toàn bộ hệ sinh thái BHD.

Trong kinh tế học, chúng ta thường nhắc đến cung và cầu, hay còn gọi là ‘bàn tay vô hình’ của thị trường. Cung và cầu là những nguyên tố trực tiếp quyết định đến gia trị của hàng hóa và cũng là cách ghi nhận thị trường tốt nhất. Giá cân bằng được đạt đến nếu thị trường đủ minh bạch, và khi có nhu cầu tăng cao, giá của hàng hóa sẽ có xu hướng tăng theo.

Mô hình kinh tế học của BHD đảm tính ổn định của số lượng BHD trong lươn thông, giúp giữ lượng lưu thông trong trạng thái cân bằng với số lượng trên thị trường.

Hãy làm một vài phép tính về số lượng lưu thông BHD trong thị trường. Độ cao BHD block là 15.514 trên một block sẽ tạo ra 25 BHD. Hiện tại đang có khoảng 3.877.850 BHD đang lưu thông, hashrate của mạng lưới là 550 PB. Theo cơ chế có điều kiện, thợ đào cần phải bỏ ra 550.000×3 = 1.650.000 BHD để đào lên được số trên, vì vậy chỉ có 2.227.850 BHD được lưu thông trên thị trường (lưu ý: hashrate sẽ thay đổi theo thời gian. Phép tính này dựa trên độ cao block hiện tại và hashrate)

Và một năm sau: 365×7.200 (số lượng BHD được đào lên mỗi ngày) = 2.628.000, toàn bộ lượng lưu thông trong mạng lưới là khoảng 6,5 triệu,, bổ sung halving mỗi 4 năm, đây là một Mô hình Kinh tế tốt được kiểm soát bằng quy luật cung và cầu.

Mô hình của BHD hạn chế khả năng thợ đào bán đi số coin. CPOC mining buộc hạn chế lợi nhuận thợ đào và sử dụng BHD là nguyên liệu sản xuất mới thay vì là điện năng, vì thế toàn bộ hệ sinh thái của BHD sẽ phát triển một cách tự động.

PV: Vì sao ông chọn tập trung vào thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam? Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường crypto Việt Nam?

Hiện tại chúng tôi đang tập trung vào các thị trường bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. So với Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn khai phá, chứ chưa được phát triển như hai quốc gia nêu trên. Chính vì thế nó vô hình chung tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cùng như cơ hội phát triển tại thị trường còn hoang sơ này.

Về thị trường crypto Việt Nam, theo tôi với tình hình khởi nghiệp như hiện nay thì Việt Nam đang trong giai đoạn đầu giống như Trung Quốc cách đây vài năm. Đây là thời điểm mà thị trường Việt Nam cần được bổ sung những kiến thức cơ bản và là nền tảng quan trọng cho sự phát triển sau này. Chính điều này sẽ kích thích các công ty khởi nghiệp và mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Blockchain. Cuối cùng chúng ta phải xem xét thái độ của chính phủ Việt Nam đối với ngành công nghiệp này, tôi hy vọng chính phủ Việt Nam sẽ ngày càng mở cửa nhưng trước mắt tôi nghĩ sẽ rất khó đạt được điều này khi chưa có đủ nền tảng. 

PV: Ông có chiến lược và kế hoạch cụ thể gì cho thị trường Việt Nam không?

Trong khối thị trường Đông Nam Á, kỳ thực thì tôi đánh giá cao thị trường Việt Nam nhất. Phần lớn là do kinh tế Việt Nam phát triển hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khác, từ đó cũng là động lực quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển về Blockchain. Ngoài ra, số lượng nhà đầu tư tại Việt Nam cũng được ghi nhận là cao hơn so với các quốc gia khác nên trong quá trình phát triển BHD, chúng tôi đặc biệt nhắm tới Việt Nam là một thị trường vừa tiềm năng, vừa vô cùng quan trọng cho sự phát triển.  

PV: Qua tiểu sử của ông thì tôi nhận thấy rằng ông là một người khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Blockchain nhiều năm liền, ông có thể chia sẻ một chút về tình hình ngành Blockchain tại Trung Quốc hiện tại như thế nào? So với Việt Nam thì hai bên có những điểm gì hơn kém nhau.

Hiện tại trên thế giới thái độ của các chính phủ đối với ngành Blockchain nói chung và tiền điện tử nói riêng là rất khác nhau. Đối với một số quốc gia đây là phạm pháp nhưng với nhiều quốc gia khác lại tiếp nhận rất tốt như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Theo tôi, thái độ của chính phủ Trung Quốc đối với ngành này là tương đối mở. Đối với họ, BTC không phải là một loại tiền tệ, không thể thay thế Nhân Dân Tệ như hiện nay, nhưng BTC được công nhận một loại hàng hóa và có thể được sử dụng để trao đổi và chính phủ cũng không đặc biệt nghiêm khắc trong việc quản lý loại hàng hóa này. Tuy nhiên vào năm 2017, đã có những sự kiện không hay dẫn đến rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi thị trường, dẫn đến việc 7 bộ của Trung Quốc đã vào cuộc dẫn đến lệnh cấm ICO các loại tiền điện tử vào thời điểm trên. Trong tương lai, bản thân tôi rất mong muốn chính phủ Trung Quốc sẽ mở cửa toàn diện vì thị trường Trung Quốc thật sự là khổng lồ. Tôi thử làm một phép so sánh khi nghiên cứu về thị trường Hàn Quốc, hiện dân số Hàn Quốc là khoảng 40-50 triệu người, và mỗi người nếu như đầu tư 1000 USD thì tổng sản lượng là rất lớn. Trong khi với dân số Trung Quốc là 1.4 tỷ người như hiện nay, chỉ cần 10% của TQ cũng đã lớn hơn Hàn Quốc rất nhiều lần. 

PV: Theo ông thì để ngành công nghiệp Blockchain phát triển toàn diện trong thời gian tới thì cần có những nhân tố quan trọng nào? BHD sẽ đóng vai trò gì trong bối cảnh đó?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta trước tiên phải xem xét Blockchain giải quyết được những vấn đề nào. Trước mắt là Bitcoin giải quyết được vấn đề về mặt tiền tệ cũng như về lòng tin của con người. Ngoài ra còn những yếu tố như về tiết kiệm chi phí, sự tin tưởng về sản phẩm và sự tin tưởng vào con người là rất thiết yếu. Để đáp ứng được những yếu tố trên, chúng ta phải đảm bảo được các sản phẩm Blockchain nói chung và tiền điện tử nói riêng không có mục đích là lừa đảo. BTC là như vậy, nó được xem như vàng, không thể làm giả được, từ đó đạt được lòng tin của rất nhiều người. Tôi nghĩ đó là yếu tố quan trọng nhất và cũng là yếu tố tôi mong muốn thị trường tiền mã hóa đạt được nhất trong tương lai gần.

Về lộ trình phát triển của BitcoinHD, ông sẽ có những hướng đi gì để biến BitcoinHD trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu? Giúp hàng triệu người dùng nhỏ lẻ có thể tiếp cận với việc đào BitcoinHD?

Trước tiên chúng tôi phải làm rõ là, BHD không phải thuộc sở hữu của chúng tôi. Cũng giống như vào năm 2013 khi chúng tôi đang cố gắng làm BTC trở nên phổ biến, cũng không thể nói BTC là thuộc sở hữu của chúng tôi. BHD cũng giống như BTC, bước đầu chúng tôi mong muốn càng được nhiều người biết đến, sau đó sẽ đến thật nhiều tổ chức tham gia. Từ đây sẽ tạo ra một lượng công việc làm lớn cũng như cơ hội làm giàu. Tại Trung Quốc vào 4 tháng đầu khi chúng tôi thúc đẩy BHD, những người thợ đào BHD đã kiếm được từ 1-2 nghìn vạn tệ là một con số rất lớn. Từ đó, BHD bắt đầu được nhiều người biết đến và tôi mong muốn một ngày nào đó, BHD sẽ phổ biến như BTC hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện trên cùng những chia sẻ quý báu của ông về ngành công nghiệp Blockchain và tiền mã hóa. Chúc ông có một chuyến công du thành công tốt đẹp.

Phóng viên: Tử Quyền – Biên tập: Minh Tuấn

-10/07/2019
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68