Tiểu uỷ ban Quốc hội Hoa Kỳ về Khủng bố và Tài chính bất hợp pháp vừa có phiên điều trần thảo luận về nhiều phương thức tài trợ khủng bố khác nhau với tiền điện tử, theo thông cáo báo chí chính thức của Ủy ban Dịch vụ Tài chính thuộc Hạ viện Mỹ ngày 7 tháng 9.
- Thượng viện Mỹ điều trần lo ngại về năng lượng đào tiền số, đề xuất lập Blockchain chính phủ
- Từ quy định “dễ thở” đến so sánh với Ponzi: Rốt cuộc những gì đã xảy ra tại phiên điều trần tiền điện tử của Quốc hội Mỹ?
Phiên điều trần Quốc hội Mỹ: “Tiền điện tử là hình thức tiền tệ tồi đối với khủng bố”
Để theo dõi các mối đe dọa và phương pháp trợ tiền khủng bố, phiên điều trần đã xem xét các cách thức chuyển tiền chính của những kẻ khủng bố, bao gồm các hình thức từ các tổ chức tài chính truyền thống và các phương pháp bán chính thức, chẳng hạn như hệ thống trao đổi hawala, và trao đổi tiền điện tử.
Tuy nhiên, trong khi al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo và các nhóm khủng bố khác “năm lần bảy lượt” cố gắng gây quỹ thông qua tiền số, nhưng thành công chưa một lần mỉm cười với chúng, như Quốc hội đã kết luận trong cuộc họp.
Yaya Fanusie, giám đốc phân tích của Trung tâm Quốc phòng Dân chủ về Hình phạt và Tài chính bất hợp pháp, nhấn mạnh rằng hầu hết những kẻ khủng bố, đặc biệt là những kẻ phục vụ “chiến trường thánh chiến”, hầu hết đều đang sinh sống trong những môi trường mà tiền điện tủ không hoạt động được; điều này đồng nghĩa rằng tiền fiat được ưa chuộng hơn trong việc mua hàng hóa.
Fanusie khẳng định sử dụng tiền fiat là phương pháp vô danh nhất để tài trợ, chính vì vậy nó rất “được lòng” những kẻ khủng bố.
Theo một bài báo do Forbes đưa tin, trong khi Fanusie cho rằng tiền kỹ thuật số “chẳng phải một cái mỏ vàng cho những tên thánh chiến” và “tiền mặt vẫn là vua”, ông vẫn thừa nhận rằng “có nhiều ví dụ khác nhau về các chiến dịch tài trợ tiền điện tử khủng bố.”
Chuyên gia tiếp tục tuyên bố rằng để chống lại việc những tên khủng bố sử dụng tiền điện tử thành công cho các chiến dịch gây quỹ, cơ quan chính phủ Hoa Kỳ nào chịu trách nhiệm điều tra tài chính khủng bố buộc phải thành thạo nhiều kỹ năng hơn trong việc phân tích các giao dịch tiền điện tử. Fanusie lưu ý:
“Bằng cách chuẩn bị đối mặt với việc những tội phạm khủng bố ngày càng ưa chuộng sử dụng tiền điện tử, Hoa Kỳ có thể hạn chế khả năng biến các thị trường tiền tệ kỹ thuật số thành một thánh địa cho tài chính bất hợp pháp.”
Tại thời điểm này, Fanusie đã đề xuất rằng các nhà chức trách nên tập trung rà soát các giao dịch crypto nhỏ lẻ, trao đổi các token thay thế hoặc “đồng coin riêng tư” thay vì các giao dịch quy mô hơn đã sử dụng các chính sách như chống rửa tiền (AML – Anti Money Laundering) và nhận biết khách hàng của họ (KYC – Know-your-customer) trong vài năm qua.
Đầu năm nay, gã khổng lồ quản lý rủi ro LexisNexis đã hợp tác với sàn giao dịch Blockbid để giới thiệu giải pháp bảo mật cho các sàn giao dịch được gọi là “Trao đổi bằng niềm tin”, dự định ngăn chặn tài trợ khủng bố, trong số các hoạt động bất hợp pháp khác.
Vào tháng 1 năm 2018, Nghị sĩ Ted Budd của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đã giới thiệu một dự luật nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố bằng cách trao thưởng cho bất kỳ thông tin kết án hoặc chỉ ra được hành vi khủng bố có sử dụng tiền điện tử.
Theo CoinTelegraph