logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Phí giao dịch Bitcoin là gì và tại sao gần đây chúng lại tăng cao như vậy

-30/08/2017

Như mọi người đều biết, phí giao dịch Bitcoin trong tuần vừa qua bất ngờ tăng cao đột biến, và hy vọng thông tin từ bài báo này sẽ giúp người dùng làm sáng tỏ một số ngộ nhận cũng như tiến hành những lựa chọn thông minh hơn khi đặt mức phí đính kèm theo thương vụ của mình.

3 đô tiền phí cho một giao dịch chỉ trị giá có $5

Sự kiện tăng giá lên $4,500 mới đây của Bitcoin thì đã kéo theo đó một lượng lớn nhà đầu tư, những người mà vẫn chưa nắm vững cách thức mà Bitcoin vận hành. Và điều này hoàn toàn không sao cả vì phần lớn người dùng ở đây chỉ là để đầu tư kiếm lời. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương nhân cảm thấy chán nản với việc phí giao dịch trên mạng lưới Bitcoin cứ tiếp tục dâng cao, kể cả là đối với những thương vụ có giá trị nhỏ.

Khác với các thể chế tài chính truyền thống, vốn tính phí theo từng thương vụ khác nhau, phí Bitcoin thì lại hoàn toàn không lệ thuộc vào lượng tiền bạn sắp gửi đi. Chính vì vậy, lượng phí khi gửi đi $5 Bitcoin có thể ngang bằng với khi chuyển khoản $5,000 vậy. Mức phí thì thường không được tính theo đơn vị USD, cũng chẳng phải theo BTC. Thay vào đó, nó được xác định dựa vào lượng satoshi trên một byte dữ liệu, viết tắt là sat/b.

Satoshi là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin: 100 triệu satoshi gộp lại mới tạo nên được 1 BTC.

Do đó, thay vì trả tiền cho mỗi đồng Bitcoin bạn gửi, bạn sẽ trả phí cho lượng dữ liệu trong một block mà giao dịch của bạn đang chiếm chỗ. Mỗi giao dịch tiêu chuẩn thường có kích thước là 226 byte, vì vậy thời gian xác nhận thương vụ của bạn phụ thuộc vào số tiền phí bạn gửi kèm theo đó.

Nhưng chẳng phải phí giao dịch sẽ giảm sau khi SegWit được kích hoạt ư?

Không may là những tác động tạo ra bởi Segregated Witness lên kích thước giao dịch sẽ chỉ có thể thấy được sau vài tuần, thậm chí vài tháng nữa. Những giao dịch mà sẽ giúp mở rộng kích thước là những cái xuất phát từ một “địa chỉ SegWit”. Địa chỉ SegWit hiểu đơn giản là địa chỉ của một ví tiền thuật toán mà hỗ trợ SegWit. Tính đến hiện tại thì gần như chưa có nền tảng ví tiền lớn nào đã sẵn sàng cho SegWit, do đó là rất ít địa chỉ SegWit được tạo nên.

Để có thể thấy được rõ ràng tác động thì đa phần số lượng giao dịch cần phải được tiến hành thông qua các địa chỉ SegWit, điều mà sẽ tốn thêm ít lâu nữa. Nếu như mọi chuyện diễn ra suôn sẻ thì số lượng các giao dịch có thể nhét vào thêm trong mỗi block sẽ tăng lên, từ đó làm giảm đi phụ phí đính kèm.

Biểu đồ phía dưới sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về lượng giao dịch SegWit đem so với số giao dịch Bitcoin thông thường.

Số lượng giao dịch thông thường (màu hồng) so với số lượng giao dịch SegWit (màu xanh) trong các block Bitcoin mới được đào lên gần đây nhất, dữ liệu lấy từ SegWit.party

Một vấn đề lớn khác mà các nhà phát triển ví tiền đang phải đối mặt là làm thế nào để tạo nên một thuật toán ước lượng phụ phí đi kèm hiệu quả. Nhiều nền tảng ví từ trước đến nay vẫn thường làm điều này bằng cách sử dụng dữ liệu mempool (nơi chứa các giao dịch Bitcoin đang chờ xác nhận) thống kê bởi các website. Tuy nhiêu, hầu hết các trang web này đều không nhạy bén một khi xuất hiện biến động về giá cả.

Kể cả khi có lúc, một giao dịch với đính kèm phí 40 sat/b được xác nhận chỉ sau 10 phút, một số trang vẫn đưa ra lời khuyên với mức phí cao gấp 10 lần như vậy. Những phần mềm tốt hơn thì sẽ giúp người bình thường có thể đặt ra mức phí cạnh tranh hơn, từ đó giúp thị trường trở nên chính xác hơn nữa.

Tác động mà EDA của Bitcoin Cash gây ra cho Bitcoin

Hầu hết mọi người chúng ta đều còn nhớ về sự kiện hard fork hồi đầu tháng 8 mà đã dẫn đến sự ra đời của đồng tiền Bitcoin Cash. Ở thời điểm đó thì nỗi lo lớn nhất của các nhà phát triển Bitcoin Cash chắc hẳn phải là sự thiếu hụt năng lực khai thác (hash power) vì phần lớn các thợ đào vẫn còn lượng lự trước lựa chọn có triển khai hoạt động đào tiền trên chain mới này hay không. Nếu hash power quá ít thì mạng lưới gần như sẽ bị đình trệ vì có quá ít block được tạo nên.

Giải pháp của đội ngũ Bitcoin Cash cho rắc rối trên có tên gọi là cơ chế Điều chỉnh độ khó khẩn cấp (Emergency Difficulty Adjustment – EDA). Cách thức hoạt động của nó là nếu như số lượng các block được khai thác trong một quãng thời gian nhất định là quá ít, hệ thống sẽ tự động giảm độ khó thuật toán đào xuống một chút. Nghe thì dường như mọi chuyện đã được giải quyết ổn thoả, thế nhưng EDA lại tạo nên thêm một vấn đề khác nữa, xuất phát từ mong muốn của tất cả mọi người là làm sao để mà khai thác trên chain nào mà có lợi nhuận cao nhất.

  • Xem thêm: Dữ liệu Blockchain tiết lộ rằng có ai đó đang cố phá hoại Bitcoin Cash

Vậy nếu như họ đi đào tiền trên Blockchain Bitcoin một thời gian, bên Bitcoin Cash sẽ không đủ năng lực khai thác, buộc EDA phải giảm độ khó xuống, rồi sau đó giới thợ đào lại nhảy qua đào trên chain BCH. Nếu làm tốt thì cứ mỗi 10 phút, họ có thể khai thác đến tận 2,3 block, thu về rất nhiều lợi nhuận trong thời gian rất ngắn. Và một khi độ khó được điều chỉnh lên lại mức EDA khi nãy, giới thợ đào lại nhảy về Bitcoin và quá trình trên bắt đầu lại từ đầu.

Biến động hash rate của mạng lưới Bitcoin trong tháng 8 này, theo thống kê của Blockchain.info

Vấn đề trên đã làm thời gian sản sinh ra block mới trên Bitcoin Cash cứ lên xuống thất thường, còn trong khi đó làm sự dồn ứ trên mạng lưới Bitcoin càng trở nên trầm trọng hơn. Tất cả đồng nghĩa với việc số giao dịch có thể xử lí trong mỗi giây giảm đi và lượng phí bạn phải chi ra tăng lên nếu muốn thương vụ của mình được đưa vào block kế tiếp.

Vậy làm thế nào để tôi có thể đặt ra mức phí chính xác?

Có rất nhiều trang web ước lượng phí mà có thể được dễ dàng truy cập. Phổ biến nhất trong số ấy là bitcoinfess.21.co. Tuy nhiên, thuật toán của trang này cũng có lúc dự báo lệch hoàn toàn, thậm chí đưa ra lời khuyên phí cao gấp 5 lần con số thực sự. Một chiến thuật hiệu quả được nhiều người sử dụng là chọn mức phí thấp nhất của block mới được đào lên gần đây nhất.

Ví dụ, bạn có thể lên Blockchain.info và nhấn vào block gần đây nhất. Lăn chuột xuống tận dưới cùng và xem thông tin của những giao dịch xếp cuối. Giao dịch mà có mức phí thấp nhất thường có thể được tìm thấy tại đây. Lấy con số đó làm mốc rồi đính kèm vào giao dịch của bạn mức cao hơn đó một chút. Và thế là xong, giao dịch của bạn có khả năng cao là sẽ được bao gồm vào trong block tiếp theo đó.

Tuy vậy, nhiều nền tảng ví hiện nay vẫn chưa có tính năng cho phép người dùng tự đặt ra mức phí của riêng mình và điều này làm họ mất đi rất nhiều tiền. Lời khuyên là nên đợi những lúc mà mempool không chứa quá nhiều giao dịch, như là các dịp cuối tuần, sau đó chuyển tiền của bạn sang một ví mà cho phép người dùng tự đặt mức phí họ muốn. Bạn có thể google để kiểm tra thừ nền tảng ví tiền điện tử nào cung cấp cho khách hàng tính năng trên, còn với desktop thì xin giới thiệu hai cái tên khá nổi bật mà hỗ trợ phí tự đặt là Bitcoin Core và Electrum.

Theo Bitcoinist

-30/08/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68