logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Phân tích: Các chính phủ tham nhũng thì thường tuyên bố Bitcoin là bất hợp pháp

-20/07/2017

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Jennifer L. Moffit

Hiện tại, chính phủ của nhiều nước đã áp đặt các quy định quản lí nặng nề lên Bitcoin với lí do rằng nó cùng các đồng tiền điện tử khác có thể được sử dụng cho các hoạt động phi pháp. Nhưng đấy chỉ là những lời lẽ ngụy biện cho sự thật rằng Bitcoin là một trung gian trao đổi mà nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.

Căn cứ vào yếu tố trên, đã đến lúc chúng ta cùng xem thử những động cơ/mục đích nằm phía sau nỗ lực quản lí Bitcoin và các loại tiền thuật toán khác. Tôi đã xây dựng nên một chỉ số đo mức độ quản lí của Bitcoin tại 62 quốc gia và so sánh nó với chỉ số thống kê tình trạng tham nhũng tại những nước đó trong năm 2016.

Phân tích của tôi cho ra kết quả rằng những chính phủ mà tham nhũng cao thường tuyên bố Bitcoin là bất hợp pháp, trong khi các quốc gia mà có sự quản lí tốt của chính quyền thì lại có một bộ khung pháp lí cực kì thân thiện với tiền điện tử. Nỗi lo sợ Bitcoin là một mạng lưới giao dịch không đáng tin, phân quyền và công khai minh bạch có thể là nguyên nhân khiến nhiều chính phủ nghi ngại nó.

Chỉ số mức độ quản lí Bitcoin (BRI)

Công tác quản lí Bitcoin đang phát triển ngày càng vượt bậc theo từng quốc gia. Ở nhiều nước như là Mỹ, các nhà lập pháp thậm chí còn đặt ta thêm những quy định ở cấp độ tiểu bang, kết hợp với bộ khung pháp lí có sẵn của Liên bang.

Việc phân loại tất cả những nguyên tắc quản lí trên là rất khó khăn, tuy nhiên thì cũng đã có nhiều trang web thu thập và tổng hợp hóa các thông tin trên. Wikipedia hiện đang tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn về tình trạng pháp lí hiện tại của Bitcoin và các đồng tiền thuật toán khác.

Mặc dù khá là giới hạn, những nguồn dữ liệu trên đã được sử dụng để tạo nên một Chỉ số mức độ quản lí Bitcoin (Bitcoin Regulation Index – BRI) cho 62 quốc gia. Thang đo tỉ lệ chấp nhận Bitcoin ở từng nước là từ 0 cho đến 100, với 0 tượng trưng cho việc Bitcoin được xem là bất hợp pháp, còn 100 là Bitcoin hoàn toàn không được quản lí bởi Chính phủ nhưng là vì họ cố tình làm vậy.

Bên cạnh đó, một vài giá trị cũng tồn tại giữa hai mốc trên. BRI bằng 25 đồng nghĩa rằng Bitcoin hợp pháp, nhưng ngân hàng và các thể chế tài chính khác lại bị nghiêm cấm sử dụng chúng. Giá trị 50 là Bitcoin được xem là hợp pháp, nhưng Chính phủ lại không khuyến khích người dân trong nước sử dụng. Còn 75 tương đương với việc Bitcoin được công nhận là hợp pháp và Chính phủ đang điều phối hoạt động giao dịch nó theo một cách thức nào đó. Cuối cùng, giá trị 90 có nghĩa là Bitcoin hợp pháp, nhưng lại không được quản lí vì Chính phủ không quan tâm đến nó nhiều cho lắm.

Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI)

Sự quản lí có hiệu quả của Chính phủ là một nhân tố hết sức quan trọng cho quá trình hoạt động có hiệu quả của một nền kinh tế và các bộ phận đi kèm với nó.

Theo đánh giá Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì:

“Sự yếu kém trong công tác quản lí của chính quyền – với quản lí được định nghĩa là cách thức mà các thể chế xã hội thực hiện chức năng riêng của mình trong mỗi quốc gia – có liên hệ chặt chẽ đến sự thiếu hiệu quả trong quá trình phát triển. Yếu kém trong quản lí thì gắn liền với tham nhũng, thâm hụt ngân sách, gia tăng bất bình đẳng, loại trừ xã hội và mất niềm tin vào chính quyền. Sự thiếu hiệu quả của các thể chế quản lí chính thức rốt cuộc sẽ dẫn đến việc ra đời các thể chế quản lí không chính thức để bù đắp lại phần công việc mà đã không thể được thực hiện từ đầu.”

Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) đưa ra bởi Tổ chức Minh bạch Thế giới là một thước đo tốt để đánh giá độ hiệu quả của chính quyền. CPI đã được dùng để mô tả lại chất lượng quản lí của mỗi quốc gia từ năm 1996 đến nay.

CPI đánh giá chất lượng chính quyền của một nước theo thang đo từ 0 đến 100, trong đó 100 tượng trưng cho công tác quản lí cực kì hiệu quả. Hai chỉ số BRI và CPI (năm 2016) của 62 quốc gia được khảo sát đều được thể hiện rõ trong infographic dưới đây:

Hệ số tương quan

Hệ số tương quan là một phương pháp đo mối quan hệ giữa hai biến số, giá trị của nó thường nằm trong đoạn [-1;1]. Hệ số tương quan giữa BRI và CPI trong năm 2016 là 0.31.

“Theo góc nhìn toàn cầu, việc hệ số tương quan là số dương cho thấy là công tác quản lí tốt của chính quyền thì đi kèm với một môi trường thân thiện để Bitcoin được tiếp nhận. Ngược lại, các chính phủ tham nhũng thì lại thường nghiêm khắc với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác hơn.”

Mặc dù không thể phủ nhận những hạn chế và chất lượng chưa đầy đủ của bộ dữ liệu được sử dụng, nhưng việc nhận được hệ số tương quan dương là quá đủ để khẳng định mối liên kết giữa tham nhũng và thù địch với Bitcoin.

Một cách khác để nhận xét dữ liệu là cộng hai chỉ số BRI và CPI để xếp hạng từng quốc gia. Nước nào mà có tổng là 200 thì vừa sở hữu chính quyền quản lí tốt, vừa là một nơi thân thiện với Bitcoin; trong khi 0 thì tượng trưng cho quản lí yếu kém cùng nghiêm cấm Bitcoin.

Infographic cũng đã cho thấy xếp hạng các nước cao điểm cũng như là thấp điểm nhất.

Vậy tham nhũng có ảnh hưởng đến tiếp nhận Bitcoin hay không?

Như đã đề cập ở trên, chúng ta có thể thấy được tương quan rõ ràng giữa quản lí tốt và tạo lập môi trường thân thiện cho Bitcoin

Tuy vậy, nó cũng cho thấy tiềm năng để tiền điện tử nói riêng và công nghệ Blockchain nói chung trở thành mối đe doạ với các quốc gia có thứ hạng thấp trên bảng xếp hạng CPI.

Tất nhiên là vẫn có cách giải thích khác. Những nước mà có tổng BPI và CPI cao thì là các nước giàu, trong khi các nước ở đáy bảng xếp hạng là những quốc gia rất nghèo. Có thể nền kinh tế của họ đơn giản chỉ là chưa đủ phát triển để có thể hiểu được tiền điện tử cũng như công nghệ Blockchain, chính vì vậy rất khó để có thể chấp nhận chúng một cách miễn cưỡng.

Nhưng nếu thật là những chính phủ tham nhũng thì thường áp đặt những quy định nặng nề lên Bitcoin, thậm chí công khai cấm cửa nó, thì câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao?

Các chính phủ cầm quyền hay có xu hướng kiểm soát gắt gao và cấm những sản phẩm hay ý tưởng mà có thể đe dọa đến quyền lực của họ. Bitcoin, vì bản chất phân quyền của mình, nên nó được xem như một sổ cái không thể nào thực hiện hành vi tham nhũng được. Các chính phủ có thể nghĩ tiếp nhận Bitcoin là mở đường cho sự xuất hiện của những giao dịch minh bạch hơn để chống lại sự bóc lột đến từ họ, và có lẽ đó là lí do họ lại sợ nó.

Môi trường quản lí Bitcoin hiện đang thay đổi nhanh chóng và kết luận của bài phân tích này có thể sẽ không còn phù hợp theo thời gian. Hiện có rất nhiều quốc gia có chính phủ quản lí tốt nhưng vẫn chưa đặt hết niềm tin vào Bitcoin.

Tuy nhiên, cái mà bài phân tích của tôi khẳng định là ở những chính phủ nơi mà quyền lực của xã hội lại được sử dụng vì các mục đích tư lợi thì xem Bitcoin và công nghệ Blockchain là mối đe dọa thay vì là những tiến bộ đầy hữu ích.

Tác giả Jennifer L. Moffitt là một luật sư tư nhân hành nghề tại Cheyenne, Wyoming, chuyên về lĩnh vực luật pháp và quy định liên quan đến tiền điện tử. Bà có Bằng Cử nhân Kinh tế của Đại học California, Bằng Thạc sĩ Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Otago tại New Zealand và Bằng Tiến sĩ Luật của Đại học San Diego.

Lưu ý: Coin68 không trực tiếp ủng hộ bất cứ thông tin gì từ bài viết trên. Tuy chúng tôi nhắm mục tiêu cung cấp cho bạn đọc tất cả các thông tin quan trọng mà chúng tôi tìm được, nhưng lời khuyên là bạn đọc nên tự tiến hành tìm hiểu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của cá nhân. Bài viết trên không nên được xem như là một lời khuyên đầu tư.

Nguồn: Cointelegraph

-20/07/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68