logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Petro: Đồng stable coin hay là công cụ báo giá tương lai trái phép của dầu mỏ?

-23/02/2018
Petro: Đồng stable coin hay là công cụ báo giá tương lai trái phép của dầu mỏ?
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Từ cuối năm 2017, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bắt đầu thường xuyên xuất hiện trên truyền thông đại chúng trong một nỗ lực để quảng bá một công cụ thanh toán mới – đồng tiền điện tử Petro (PTR) do chính nước này phát hành.

Đến ngày 20/02, đợt pre-sale của Petro đã được triển khai và được cá nhân ông Maduro khẳng định là đã kêu gọi thành công 735 triệu USD. Tổng số lượng PTR bán ra là 100 triệu đơn vị, ước tính trị giá khoảng 6 tỉ đô la Mỹ. Đợt pre-sale sẽ chấm dứt vào ngày 19/03.

Tuy nhiên, những câu hỏi sau đây được đặt ra đối với dự án gây nhiều tranh cãi này:

– Vai trò của Petro là gì và liệu nó sẽ có chức năng thật sự nào trong nền kinh tế toàn cầu hay không?
– Petro là tiền điện tử, là stable coin (đồng tiền có giá trị ít biến động, như là Tether/USDT), hay là công cụ dự đoán giá trị tương lai của dầu mỏ, là phương tiện giải quyết nợ chính quyền hoặc là một thứ gì đó khác?
– Tác động lên kinh tế của nó là gì? Liệu có vấn đề pháp lý nào đó sẽ theo sau mà không?

Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng whitepaper được Venezuela công bố cùng những nguồn thông tin khác, chúng tôi xin được cung cấp đến quý độc giả kết quả của các phân tích rút ra được.

Tình hình Venezuela ở thời điểm hiện tại

Theo Tổng thống Maduro, việc đảm báo giá trị đồng Petro bằng trữ lượng dầu mỏ của Venezuela là một trong những cách thức tốt nhất để sử dụng loại công nghệ mới này với mục đích khôi phục lại nền tài chính cho đất nước Mỹ Latinh. Trong suốt những năm vừa qua, Venezuela đã phải liên tục đối phó với tình trạng “lạm phát phi mã” đến cả nghìn phần trăm, trong khi lệnh cấm vận kinh tế áp đặt bởi Hoa Kỳ đã gần như tách biệt nước này khỏi thị trường vốn đầu tư toàn cầu.

Mức thâm hụt nguồn dự trữ ngoại tệ đã dẫn đến sự thiếu hụt của ngay cả những nhu vật phẩm thiết yếu cũng như chênh lệch đến hơn 10 lần tỉ giá mua bán đồng bolivar Venezuela so với đồng đô la Mỹ giữa sàn giao dịch chính thức với thị trường chợ đen. Mặc dù vậy, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra cùng thời điểm với lúc Venezuela được OPEC công nhận là sở hữu sản lượng dầu thô có thể khai thác ngay lập tức lớn nhất thế giới, bỏ xa các quốc gia dầu mỏ khác như Saudi Arabia, Kuwait,…

Nhưng có vẻ như mọi chuyện sắp diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn trong thời gian tới. Cụ thể, chính quyền Mỹ đang có kế hoạch thiết lập cấm vận toàn diện lên sản phẩm dầu xuất xứ từ Venezuela trong thời gian tới. Theo các số liệu thống kê thì Hoa Kỳ vẫn là đối tác nhập khầu dầu thô lớn nhất và là nguồn thu ngoại tệ USD chủ yếu của Venezuela. Mất đi trụ cột xuất khẩu dầu mỏ có thể khiến quốc gia Nam Mỹ này chìm sâu hơn vào vòng xoáy khủng hoảng.

Petro sẽ là
Petro sẽ là “chiếc phao cứu sinh” cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho chính quyền Tổng thống Maduro lẫn nền kinh tế Venezuela?

Ý tưởng về phát hành một đồng tiền số quốc gia đã được đưa ra trước đây bởi khá nhiều nước, đương cử là Nhật Bản, UAE và Nga, nhưng tính đến hiện tại thì tất cả lại không được các quan chức hàng đầu chấp nhận thông qua cũng như thiếu ứng dụng thực tế.

Trong khi đó, Petro lại được Chính phủ Venezuela chính thức công nhận, Tổng thống Maduro thậm chí còn đặt bút ký vào bản cáo bạch (whitepaper) trình bày chi tiết các điều kiện cũng như ngày tháng phát hành tiền. Phạm vi sử dụng đồng PTR dự kiến hướng đến cả thị trường nội địa lẫn quốc tế, với các cuộc vận động hành lang tiến hành tại ALBA (Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ chúng ta) và OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ).

  • Chi tiết: Tổ chức dầu mỏ OPEC sẽ chấp nhận tiền điện tử? Venezuela vận động hành lang cho đồng Petro

Whitepaper của đồng Petro

Đây là bản whitepaper nguyên gốc, được đăng tải trên website chính thức của chính quyền Venezuela nhằm mô tả cơ cấu phát hành của Petro. Quá trình giải ngân PTR ban đầu sẽ được thực hiện trên nền tảng Ethereum như là một token ERC20. Nó cũng cho biết là giá trị của đồng Petro sẽ tương ứng với giá một thùng dầu thô Venezuela.

Giá của 1 PTR sẽ bằng với giá 1 thùng dầu Venezuela - Như vậy, khi mà giá dầu đang là xấp xỉ $59.07/thùng, với tổng cung 100 triệu đơn vị thì Petro dự kiến sẽ có vốn hoá thị trường xấp xỉ 6 tỉ USD. Ảnh: CoinTelegraph
Giá của 1 PTR sẽ bằng với giá 1 thùng dầu Venezuela – Như vậy, khi mà giá dầu đang là xấp xỉ $59.07/thùng, với tổng cung 100 triệu đơn vị thì Petro dự kiến sẽ có vốn hoá thị trường xấp xỉ 6 tỉ USD. Ảnh: CoinTelegraph

Những thông tin cơ bản đề cập trong whitepaper của Petro sau đây sẽ được tóm tắt lại (tất cả các dữ liệu trong bài viết này đều là các thông tin gốc được rút ra trực tiếp từ các tài liệu gốc được Chính phủ Venezuela cung cấp):

Tổng quan

Petro không chỉ là một token neo giá vào một thùng dầu thô. Nó được hy vọng là có công dụng rộng hơn thế nữa:

• Là một tài sản chuyển tiếp dùng để giao dịch hàng hoá và dịch vụ, thậm chí là tiền mặt.
• Là một nền tảng kỹ thuật số dùng cho chuyền tiền và giao dịch các tài sản điện tử bảm đảm giá trị bởi các loại tài nguyên khác.
• Là một phương tiện lưu trữ giá trị và công cụ đầu tư.

Không may thay, whitepaper của Petro đã được soạn thảo một cách hết sức chung chung, không cung cấp thêm thông tin về nền tảng công nghệ để triển khai nền tảng kỹ thuật số toàn phần. Các kế hoạch phát triển một nền tảng như vậy cũng không được đề cập.

Quá trình phát hành và phân phối ban đầu

100 triệu đơn vị PTR dự kiến sẽ được phát hành. Các giai đoạn phân phối số coin này là như sau:

• 38.4% pre-sale (bán trước cho tư nhân)
• 44% public sale (phát hành rộng rãi đến công chúng)
• 17.6% sẽ được lưu giữ bởi Cơ quan Giám sát tiền điện tử cùng các hoạt động liên quan (SUPCACVEN)

Độ chia nhỏ nhất của đồng Petro được gọi là ‘mene’: 1 mene = 10 – 8 Petro.

“Toàn bộ Petro sẽ được phát hành ra trong đợt phát hành tiền lần đầu”, whitepaper viết. Thế nhưng, ở phía dưới tài liệu lại có đoạn “một đợt phát hành mới có thể sẽ được thực hiện thêm tuỳ vào phiếu bầu của người sở hữu Petro: 1 coin tương đương với 1 phiếu bầu”.

Lộ trình của đồng Petro
Lộ trình của đồng Petro

Các ứng dụng kinh tế

Mục tiêu của dự án này là có thể tối đa hoá dự tham gia của Petro vào quá trình thanh toán giữa các thành phần kinh tế. Các trường hợp sử dụng của PTR bao gồm:

• Là công cụ thanh toán trực cho dầu mỏ Venezueal thông qua sử dụng trực tiếp đồng tiền này để đổi lại dầu.
• Là phương tiện thanh toán hợp pháp trên toàn lãnh thổ Venezuela, cho phép người dân sử dụng nó để đóng thuế, các khoản nợ, tiền phí và được chấp nhận bởi mọi cá nhân cũng như doanh nghiệp. Để khuyến khích quá trình tiếp nhận, chính quyền còn đặt ra một mức chiết khấu (Dv).

Giá có thể chấp nhận được của Petro = Giá dầu/bolivar x (1-Dv), với Dv ít nhất phải là 10%.

Cách tính toán giá trị của đồng Petro
Cách tính toán giá trị của đồng Petro

Có vẻ như trả thuế cũng như các hình thức thanh toán khác với các cơ quan chính quyền sẽ rẻ hơn 10 nếu tiến hành thông qua đồng Petro thay vì bằng tiền mặt truyền thống, ví dụ như đồng nội tệ bolivar.

Trong tương lai, Petro được lên kế hoạch là sẽ mở rộng sang các thị trường thanh toán khác, thúc đẩy hơn nữa công dụng của nó như là một đơn vị tiền tệ ổn định, được “chống lưng” bằng tài nguyên thật.

Một số khía cạnh pháp lý

Đồng Petro, theo như khẳng định của cáo bạch, sẽ phải tuân thủ đầy đủ luật pháp Venezuela. Tuy nhiên, phe đối lập trong Quốc hội nước này đã công khai tố cáo việc phát hành Petro là hành động bất hợp pháp. Các hoạt động liên hệ với PTR, như là mua bán giao dịch, trao đổi lấy dầu mỏ cũng như các loại tài sản khác tại “những nền tảng giao dịch được cấp phép” sẽ được tiến hành theo các quy định KYC/AML, tuy nhiên các tiêu chuẩn này lại không được đề cập trong whitepaper.

Trước đây đồng Petro chủ được nhìn nhận như là một đồng tiền kỹ thuật số neo giá vào dầu mỏ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu cáo bạch, ta có thể thấy rõ nó còn là cơ sở cho việc xây dựng một nền tảng hành hoá điện tử (hiện thân kỹ thuật số của thành phẩm/nguyên liệu đầu vào), mở rộng hơn rất nhiều về khái niệm “tiền điện tử Petro”.

Đồng thời, một số phần của cáo bạch thiếu thông tin chi tiết, và một số lập luận không được dẫn chứng bằng những lời giải thích cụ thể. Thậm chí còn có điêm mâu thuẫn với nhau. Một whitepaper chi tiết hơn, cung cấp các thông tin kỹ thuật cụ thể hơn nhiều khả năng sẽ tăng thêm sự hứng thú cùng niềm tin đến từ cộng đồng tiền điện tử.

Các khía cạnh về kinh tế

Petro được mô tả là “công cụ thanh toán hợp pháp” công nhận bởi Chính phủ. Khái niệm này đã dẫn đến một số thắc mắc trong sử dụng một đơn vị tiền tệ đơn nhất làm công cụ chi trả cho hàng hoá và dịch vụ đối với các doanh nghiệp, cá nhân và chính quyền. Điều này dẫn đến một số giả định cơ bản:

• Bất kì cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận trung gian giá trị trong giao dịch cả riêng tư lẫn công khai.
• Tất cả các loại thuế, thuế thu nhập, phí và phụ phí cũng như các nghĩa vụ tài chính khác đến chính quyền đều có thể thực hiện được chỉ bằng đồng tiền này.

Trong trường hợp đồng Petro, chính quyền, các doanh nghiệp và các cá nhân có thể (chứ không bị ép buộc) phải chấp nhận nó làm đơn vị tiền tệ thanh toán. Bất chấp sự thật là như đã đề cập ở trên, sử dụng PTR thì sẽ được “giảm giá” – thế nhưng ở hiện tại vẫn không thể nào xác định liệu đây có là hợp pháp hay không.

Thực tế thì giá trị của đồng tiền sẽ được bảm đảm bởi khả năng cung cấp loại hàng hoá mà “chống lưng” cho nó, ở đây chính là dầu mỏ, và mức độ chấp nhận nó của chính quyền. Do đó, trên giấy tờ, Petro giống một đơn vị tiền tệ hoạt động theo tiêu chuẩn “bản vị vàng” mà về mặt kỹ thuật được phát hành nhờ công nghệ Blockchain.

Sau đồng tiền dầu mỏ Petro, Venezuela lại sắp phát hành tiền điện tử “chống lưng” bởi vàng

Khái niệm về Petro

Khái niệm về Petro nghe có vẻ vừa đơn giản và vừa phức tạp. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có bất kì tiền lệ phát hành tiền điện tử nào có công dụng đa dạng như vậy tiến hành bởi chính quyền một quốc gia. Petro có thể nói chính là “nút giao” của nhiều khái niệm từ thế giới tài chính truyền thống.

Tại Venezuela, Petro được xem là khá gần gũi với khái niệm trung gian thanh toán hợp pháp, còn trên phạm vi toàn cầu, nó về cơ bản là một tài sản điện tử ổn định theo điều kiện (vì giá dầu cũng có lúc lên xuống) và thật ra chẳng khác gì một hợp đồng tương lai của dầu thô mà không có ngày đáo hạn. Petro cũng có thể được xem như là công cụ trả thuế và lệ phí có chiết khấu. Còn theo góc nhìn của nhà đầu tư, tại thời điểm tham gia vào đợt phát hành đến công chúng, thì PTR là mua hợp đồng tương lai dầu thôi với một mức chiết khấu danh nghĩa.

Một tổng cung tiền mới

Mặc dù vậy, Petro có thể được xem như là một lượng tiền mới đổ vào cấu trúc tiền tệ của Venezuela. Khác với đồng nội tệ bolivar, PTR được kỳ vọng sẽ dễ dàng hoán đổi sang USD hay các đồng tiền khác hơn, từ đó giúp ích rất nhiều trong nỗ lực xuất khẩu.

Do đó, tất cả đều quay về “một tổng cung tiền tệ đặc biệt cho thanh toán quốc tế”. Vì số lượng phát hành Petro theo kế hoạch là 100 triệu đồng, mỗi đồng đại diễn cho giá trị của 1 thùng dầu thôi, do đó vốn hoá thị trường sẽ đạt xấp xỉ 6 tỉ USD.

Tổng giá trị trên thực ra sẽ chỉ được tạo ra khi mà Chính phủ Venezuela tạo nên khi mà nhận lại hàng tỉ đô tiền thật từ các nhà đầu tư. Nếu xét luôn cả sự biến động của giá dầu từ năm 2008 đổ lại đây (từ $30 đến $150/thùng), ta có thể khẳng định lượng tổng cung tiền PTR trên sẽ có thể tăng giảm trong khoảng 3 – 15 tỉ đô la Mỹ. Whitepaper không trình bày cụ thế lí do tại sao Venezuela lại chỉ phát hành số lượng coin cụ thể trên. Tuy nhiên, nhiều khả năng là nó đã được tính toán ra dựa trên nhu cầu USD thực tế từ hoạt động trong nước cũng như giao dịch ngoại thương của quốc gia Mỹ Latinh này.

Thanh toán bằng đồng Petro

Kể từ hiện tại, theo sắc lệnh của Tổng thống Nicolas Maduro, tập đoàn dầu mỏ nhà nước PDVSA sẽ phải tiến hành giao dịch bằng Petro. Chưa hết, các loại hình dịch vụ tư nhân lẫn công cộng như khách sạn, thậm chí cả lãnh sự quán Venezuela đều có thể chấp nhận Petro làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Tuy ở bây giờ, quá trình lưu hành đồng tiền này vẫn chưa được bắt đầu, thế nhưng ông Maduro đã chuẩn bị sẵn những quy định cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết để tiếp nhận đầy đủ PTR trong tương lai.

Những câu hỏi còn đó

Nhiều câu hỏi đã nổi lên trong quá trình nghiên cứu dự án này, và việc tìm kiếm câu trả lời cho chúng có thể sẽ làm sáng tỏ tương lai của đồng tiền số quốc gia Petro. Chúng tôi xin được liệt kê một số nghi ngại chính như sau:

1. Nó là một đồng tiền hay là hợp đồng tương lai cho dầu thô? Và đến phạm vi nào thì nó được xem là hợp pháp? Nếu cân nhắc đến thực trạng cấm vận kinh tế đang được áp đặt lên Venezuela ở thời điểm hiện tại, xác suất công cụ tiền tệ này được cộng đồng thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi là không cao. Thậm chí người dùng và nhà đầu tư Petro còn có thể vướng phải các rắc rối pháp lý với nếu sử dụng đồng tiền này bên ngoài lãnh thổ Venezuela.
2. Liệu có rủi ro xuất hiện tội phạm rửa tiền bằng đồng Petro? Rất có khả năng là PTR có thể được mua bằng nguồn tiền bất hợp pháp tại các sàn giao dịch hoặc thông qua các thoả thuận riêng, sau đó mang đổi sang dầu để “rửa tiền” và lại được mang bán lấy tiền trên một phạm vi thuộc nhiều quyền hạn pháp lý khác nhau.
3. Cân nhắc tình hình chính trị cũng như kinh tế hiện tại của Venezuela, cũng như là mức độ tham nhũng nơi đây, rất có khả năng KYC/AML sẽ trở thành một thủ tục quan liêu. Một câu hỏi khác là liệu các sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới hiện nay có chấp nhận niêm yết một token có yêu cầu pháp lý mâu thuẫn như vậy.
4. Dự án này ban đầu được phát hành thông qua một nền tảng kỹ thuật số. Tuy nhiên, lại chẳng hề có bất kì thông tin gì về tính năng kỹ thuật của hệ thống Blockchain.
5. Chiết khấu sẽ được áp dụng như thế nào? Cáo bạch khẳng định là sẽ không thấp hơn 10%. Đây có thể sẽ được lợi dụng làm đòn bẩy thúc đẩy mức độ phổ biến cho đồng tiền này.
6. Nên lưu ý rằng Petro có thể khiến đồng nội tệ của Venezuela là bolivar lâm vào tình cảnh thê thảm hơn nữa.
7. Thông tin về các đợt phát hành sau này nữa cũng không được công khai minh bạch. Nếu quả thật là dựa vào quyết định của nhà đầu tư PTR thì rõ ràng chính quyền sẽ có lợi vì họ có thể dễ dàng tích góp trên 50% lưu lượng tiền để rồi tiếp tục tạo ra thêm những đồng Petro mới với số lượng tuỳ thích. Một mặt, làm như vậy có thể sẽ có ích đối với nền kinh tế Venezuela: đây sẽ cách để nới rộng tổng cung để đáp ứng cầu từ thị trường; mặt khác, nó lại tạo ra vấn đề về niềm tin.

 

Mọi chuyện chắc chắn sẽ chưa dừng lại ở đây…

Dù có nói gì đi nữa thì cũng phải công nhận rằng Petro đã đi vào lịch sử như là đồng tiền điện tử đầu tiên có bảo đảm giá trị bằng một loại tài sản hữu hình, được tạo nên và tung ra đến thị trường bởi chính quyền một quốc gia. Nó mang khá nhiều đặc điểm tương đồng với tiền tệ thông thường và các công cụ tài chính truyền thống.

Mặc dù vậy, dự án này ở hiện tại lại tạo nền nhiều câu hỏi hơn số câu trả lời mà nó có thể cung cấp. Nó trông có vẻ vẫn giống một khái niệm được chăm chút kĩ càng hơn là một phương tiện tài chính khả thi mà có thể mang sử dụng trên quy mô rộng khắp.

Cần phải lưu ý tằng thế giới tiền điện tử đang ở trong trạng thái nền kinh tế hậu công nghiệp, là nền kinh tế bao gồm các cộng đồng mà tự bản thân họ xác định giá trị của đồng tiền của mình. Do vậy, bất kì nỗ lực nào nhằm cố định giá trị ấy về một hình thức nghĩa vụ thanh toán nợ nào là rất lắm rủi ro. Như lịch sử đã cho thấy, không ít nhà phát hành sẵn sàng “xù nợ”. Và nếu xét đến danh tiếng không mấy tốt đẹp lắm của Venezuela trên thị trường tài chính toàn cầu, nhà đầu tư cần phải suy nghĩ cẩn thận về bất kì lời hứa hẹn nào mà họ đưa ra về Petro.

Vậy nên câu hỏi lớn vẫn còn đó: Liệu Petro là một đồng stable coin mà sẽ giúp ích cho hệ sinh thái tiền điện tử hay chỉ mà một hợp đồng tương lai dầu mỏ được phát hành trái phép? Hãy cùng chờ và xem.

Theo CoinTelegraph

-23/02/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68