Oman bỏ ra hàng triệu USD xây dựng trại đào coin, dù vẫn còn nhiều vướng mắc trong dư luận.
Vương quốc “dầu mỏ” Oman đầu tư hàng triệu đô lập trại đào coin. Ảnh: CCN
Oman, đất nước hồi giáo phía đông nam bán đảo Ả Rập, đang có những bước đi chắc nịch vào ngành tiền mã hóa, tham vọng biến mình thành một trung tâm kỹ thuật số trong khu vực. Minh chứng là chỉ trong tháng 08/2023, chính phủ Oman đã công bố đầu tư gần 800 triệu USD vào hoạt động khai thác tiền mã hóa.
Cụ thể vào ngày 23/08, quốc gia Tây Á thông báo hợp tác với Phoenix Group phát triển một trang trại đào coin trị giá 370 triệu USD. Trong khi chỉ tuần trước đó, Oman đã rót vốn 350 triệu USD cho Exahertz, thành lập trại đào sử dụng dàn máy tiên tiến nhất từ Bitmain. Trung tâm hiện thí điểm với 2.000 máy và dự kiến mở rộng lên con số 10.000 vào tháng 10 năm nay.
JUST IN: ?? Oman’s Minister of Transport, IT and Communications, Said Bin Hamoud al Maawali inaugurates 200MW #bitcoin mine ??
— Bitcoin News (@BitcoinNewsCom) August 26, 2023
pic.twitter.com/SIl8Ln7mtj
Said Hamoud al-Maawali, Bộ trưởng Giao thông Truyền thông và Công nghệ Thông tin của Oman, cho biết các thỏa thuận trên đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tầm nhìn biến quốc gia vốn chỉ phụ thuộc vào dầu mỏ này trở thành trung tâm kinh tế số toàn cầu.
Sự vươn mình của Oman diễn ra trong bối cảnh vẫn còn nhiều tranh cãi về tiền mã hóa theo luật Hồi giáo, hay sharia.
Đối với một số học giả, bản chất đầu cơ của crypto khiến nó bị liệt vào diện trái phép, hay còn gọi là haram. Tuy nhiên, một bộ phận khác lại cho rằng tiền mã hóa có thể được xem là hợp pháp (halal) vì việc nắm giữ các token như Bitcoin không đi kèm với lãi suất. Thêm vào đó, người ta còn dẫn chứng về tốc độ phát triển và đón nhận rộng rãi tiền mã hóa như tiền tệ chính thống trong dân.
Song các quốc gia Hồi giáo vẫn thuộc trong số hiếm hoi cởi mở với ngành tiền mã hóa trong những năm gần đây. Theo báo cáo tháng 09/2022 của Chainalysis, Trung Đông và Bắc Phi với đa số người Hồi giáo là những thị trường tiền mã hóa phát triển nhanh nhất của năm. 4/20 quốc gia nắm top chỉ số tiếp nhận ngành này cũng thuộc các quốc gia Hồi giáo, điển hình là Ấn Độ và Nigeria.
Một mặt, các quốc gia như UAE nỗ lực thiết lập mình như trung tâm hấp dẫn cho các doanh nhân tiền mã hóa trên toàn thế giới. Mặt khác, những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ lại cấm tiền mã hóa trong thanh tóan và thông qua trung gian, dù vẫn cho phép giao dịch.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!