Dạo gần đây, từ khoá DAO (tổ chức tự quản trị) nổi lên như biểu tượng mới của chủ nghĩa “phi tập trung”. Điển hình trong làn sóng này có thể kể đến Olympus (OHM). Tuy nhiên, điều gì đang xảy ra khiến vốn hoá token này tăng không ngừng? Mô hình vận hành này có cái lợi và cái rủi ro như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!!!
Hãy chọn pool đúng
Trước tiên, mình muốn giải thích sơ qua khái niệm Pool 1 và Pool 2 trong các dự án farming truyền thống:
- Pool 1 về cơ bản là các pool không cần native token của dự án. Bạn có thể bỏ ETH, BTC, USDT, BUSD vào để farm ra phần thưởng.
- Pool 2 sẽ yêu cầu người dùng phải mua token dự án, và kết hợp nó với một token phổ biến khác (ETH, USDT,..) để đi farm và có thể bắt đầu nhận phần thưởng từ dự án tạo ra pool.
Như vậy, dễ dàng nhận thấy người tham gia pool 2 sẽ có rủi ro hơn, vì họ đang giữ token dự án (vốn phải chịu áp lực bán ra mạnh do ai cũng có thể farm ra token này).
Do rủi ro 2 pool là khác nhau, do đó mức lãi APR từ farm ở Pool 1 cũng sẽ thấp hơn Pool 2.
Olympus vận hành như thế nào?
Mục đích sinh ra của Olympus là tạo ra một đồng tiền neo giá vào tài sản thực. Token OHM của dự án sẽ không giống các stablecoin, hay các đồng crypto như Bitcoin, Ethereum. Vậy mô hình họ gồm những gì? Và giá trị của OHM được “neo đậu” vào đâu?
- Bonding: Dự án sẽ nhận các LP token (OHM-FRAX, OHM-DAI,..) hoặc các token như DAI, wETH của người tham gia, từ đó trả lại phần thưởng dưới dạng token OHM. Mức lãi tất nhiên là không cao, và reward này có thời gian khoá là 5 ngày. Ngoài ra, người giữ LP token còn được quyền mua lại token OHM với mức giá 5% rẻ hơn giá thị trường. Đây là vai trò giống với Pool 1 ở phần trước.
- Staking: Đây là pool stake, nơi người dùng có thể gửi token OHM của mình vào. Mức lãi thì cực khủng có lúc lên đến hơn 7 ngàn %. Và như đã nói ở trên, những ai tin vào OHM, mua token này để stake, thì về cơ bản giống với việc họ đang tham gia vào Pool 2.
Lý thuyết trò chơi – Chơi sao cho không bị thiệt?
Và vì mỗi người tham gia vào bàn tiệc này sẽ có 3 bước đi (Stake, Bond, Bán token đi) cho nên chúng ta sẽ có một bảng tổng hợp như hình dưới đây. Con số -1, 1 và 3 lần lượt thể hiện cho lợi ích mà mỗi người chơi nhận về. Ví dụ dưới đây tạm chia thành 2 người chơi để đơn giản hoá bài toán.
- Nếu cả 2 cùng Stake, thì tất nhiên cùng hưởng mức lợi cao, token không bị bán tháo và giá cũng tăng lên.
- Nếu cả 2 cùng Bond, thì mức lợi không quá cao (1;1), song nó vẫn mang lại giá trị cho nền tảng, vì nguồn vốn họ bảo vào Bond sẽ được sử dụng và tạo ra giá trị cho Treasury (quỹ dự trữ của DAO).
- Nếu cả 2 cùng Bán, đây là trường hợp tệ nhất và có thể dẫn đến việc sập nền tảng.
Tuy nhiên, nếu thiết kế game thế này thì không tránh khỏi những vết xe đổ của rất nhiều dự án farming trước đó. Đơn giản vì mọi người chơi tham gia sẽ có chiến lược “Farm-Stake” từ sớm, hưởng lãi cao và dần dịch chuyển về ô “Sell”.
Lúc đó thì chả khác gì mô hình người trước “bán lại cái tầm nhìn” cho người sau. Vậy Olympus có cách nào để khắc phục vấn đề này?
Những phương pháp để đảm bảo giá trị cho OHM
Đầu tiên là cơ chế bán Bond để tạo doanh thu. Như đã đề cập ở trên, người dùng tham gia với vai trò Cung cấp thanh khoản, sẽ có cơ hội mua token OHM với mức chiết khấu 5%. Điều này đồng nghĩa, mỗi khi có token tràn ra thị trường, sẽ có một dòng tiền đổ ngược lại vào quỹ Treasury của dự án giúp cân bằng được giá trị.
Do đó, theo dõi lượng quỹ Treasury này cũng là cách để đánh giá được sức khoẻ của tổ chức DAO.
Hiện tại thì tổng quỹ Treasury này khoảng 300 triệu USD. Trong số này, các tài sản stable (risk-free: không rủi ro biến động) là khoảng 58 triệu USD.
Đây cũng đang là yếu tố gây tranh cãi, khi trong whitepaper dự án khẳng định hưởng đến giá trị back 1:1 cho OHM. Nhưng hiện vốn hoá lưu thông của OHM đã cán mốc 2 tỷ USD (tức gấp 10 lần lượng giá trị trong quỹ Treasury).
Thứ hai, vào tháng 08 vừa qua, cộng đồng OHM đã đề xuất điều chỉnh APY tuỳ theo tổng cung trên thị trường. Cụ thể, những thông số chi tiết bao gồm:
Vì cung lưu thông hiện tại của OHM là 2 triệu token, do đó mức apy thấp nhất cho hoạt động staking là 1.000% và cao nhất là 10.000% (như dòng được bôi vàng trên hình).
Nếu muốn tham gia DAO này, tôi cần chú ý những gì?
Thông số cần quan tâm nhất chính là Circulating Cap / Treasury. Hiện thì chỉ số này quá cao, dẫn đến việc dự án đang bị fomo mạnh.
Thông số tiếp theo là Total Value Locked (TVL). Lưu ý thông số này đã tính gộp luôn cả Treasury.
Một lần nữa, TVL vẫn còn kém 100 triệu USD so với vốn hoá lưu thông (2,1 tỷ USD). Chưa kể, lượng staking trong pool hoàn toàn có thể được rút ra và bán bất cứ lúc nào.
Tạm kết
Cá nhân mình nhận thấy, mô hình của OHM có thể là những gọi mở cho một tổ chức phi tập trung trong tương lai. Tuy nhiên, các thông số hiện tại cho thấy giá token dự án đang bị thổi lên khá cao so với giá trị đang được bảo chứng.
Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua cách Olympus hoạt động và những rủi ro cần cân nhắc khi tham gia vào mô hình này. Hi vọng là bài viết trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em.
Nếu quan tâm đến những cơ hội đầu tư trong thị trường DeFi, tham gia ngay cộng đồng Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: