logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Những khía cạnh đột phá của API3 DAO cùng Cơ chế staking

-17/04/2021
Khám phá những khía cạnh đột phá của API3 DAO cùng Cơ chế staking
Khám phá những khía cạnh đột phá của API3 DAO cùng Cơ chế staking

Vì sao DAO lại trở nên cần thiết?

Hầu hết các dự án blockchain đều mang tính quản trị tập trung hoặc có một cơ chế quản trị phi tập trung nhưng không có tầm ảnh hưởng quan trọng. Mặc dù vậy, để một dự án có thể chạm đến ngưỡng quản trị phi tập trung đích thực, tài sản của nó cần phải được lưu trữ trên một blockchain phi tập trung hoàn chỉnh và được quản lý theo hướng phi cấp phép và phi tập trung. Việc kiểm soát ngân sách mang lại chủ quyền, và nếu quản trị phi tập trung thiếu đi điều này thì không thực sự hiệu quả.

Điều này vô cùng quan trọng đối với những giải pháp oracle vì chúng không thể tránh khỏi việc chứa những thành phần off-chain (khi tích hợp off-chain và on-chain). Các thành phần off-chain này có thể dẫn đến trường hợp thiếu minh bạch về ngân sách, tham nhũng và các hoạt động kinh doanh gian lận. Do đó, một giải pháp oracle cần phải được thiết kế một cách có chủ đích, cụ thể là các thành phần off-chain (được quản lý tập trung) phải tuân theo các thành phần on-chain (được quản lý phi tập trung) chứ không phải theo hướng ngược lại. Việc quản trị phi tập trung on-chain chính là chìa khóa cốt lõi để thực hiện điều này.

Việc cài đặt một cơ chế phát hành token của smart contract theo lệnh trước đây đã là một điều cấm kỵ. Nguyên nhân là bởi những chức năng như thế sẽ cần phải được quản lý bởi đội ngũ phát triển do những bất cập về lựa chọn quản trị phi tập trung. Dễ dàng nhận thấy rằng, nếu chúng ta có một cấu trúc quản trị phi tập trung đáng tin cậy đối với quỹ tiền chung, chúng ta cũng có thể tin tưởng vào nó với những chính sách tiền tệ của dự án. Điều này sẽ bổ sung một công cụ mới cho dự án, và cho phép chính nó vượt ra giới hạn của bản thân. 

Tất cả đã khởi đầu cho một cuộc tranh luận tiềm năng về việc “API3 đã làm khá tốt mà không có Authoritative DAO, chính vì vậy hãy tiếp tục thực hiện nó”. Vấn đề ở đây chính là API3 (dưới sự quản trị DAOv1) đã làm tốt với quy mô hiện hữu của nó, vốn dĩ đã không dự đoán được sự thành công vượt ngoài mong đợi mà API3 hướng đến (tất cả API, chain, ứng dụng thực tiễn, công cộng, phi cấp phép, doanh nghiệp,…) Dự án đã ưu tiên việc quản trị phi tập trung và phi cấp phép với kỳ vọng rằng việc tăng trưởng sẽ khiến cho sự chuyển đổi là không thể thực hiện  do cấu trúc bền vững. Có thể nói, DAOv1 đã tích lũy được khá nhiều yếu tố pháp lý nhờ vào cơ chế quản trị rộng lượng của nó, đây chính là nguồn lực đáng kể mà API3 có thể tận dụng kể cả khi chuyển sang Authoritative DAO.

DAOv1 và Authoritative DAO

API3 hiện đang được quản trị bởi DAOv1, vốn dĩ là một DAO thông thường dựa trên cở sở Aragon DAO, nơi mà quyền bỏ phiếu được thiết lập chỉ dành riêng cho đội ngũ sáng lập. Nó đã được thực hiện một cách khá tốt nhờ vào quyền quản trị dựa trên token, với việc token của những người nắm giữ quyền bỏ phiếu đã được khóa lại trong khoảng thời gian nhất định, đồng thời họ sẽ nhận được những lợi ích to lớn trong việc duy trì thành công lâu dài của dự án.

Cái tên Authoritative DAO có liên quan đến những yếu tố sau đây:

  • Đây là phiên bản hoàn thiện hơn và thành công hơn DAOv1.
  • DAOv1 và Authoritative DAO sẽ cùng tồn tại xuyên suốt quá trình từng bước chuyển dịch. Ở đây, “thẩm quyền” ám chỉ việc DAOv1 sẽ hoạt động như một cơ chế hỗ trợ cho DAO mới xét về mặt điều khoản chính sách. Quá trình chuyển dịch từ DAOv1 sang Authoritative DAO sẽ được đề cập chi tiết hơn trong một bài viết sắp tới.

Vì sao chúng ta cần staking?

Rất nhiều trường hợp các dự án sở hữu token nhưng lại không có bất kỳ tính năng nào, chính vì vậy cơ chế staking là vô nghĩa và không thực sự cần thiết (hoặc không mang lại lợi ích gì) dẫn đến tình trạng lạm phát kéo dài. Do đó, phần thưởng staking sẽ được API3 cân nhắc kỹ lưỡng.

Đối với trường hợp của API3, phần thưởng staking chủ yếu là yếu tố cốt lõi mà dự án phải thực hiện để đạt được sự quản trị phi tập trung. Người dùng nắm giữ token và stake trên DAO pool để tham gia vào cơ chế quản trị (trực  tiếp hoặc được đề cử) sẽ phải đối mặt với bài toán về chi phí cơ hội, khi mà họ  có thể stake token của mình ở nền tảng khác hoặc tối ưu hóa nguồn vốn theo một cách khác. Chính vì vậy, dự án cần phải bù đắp quyền lợi cho staker bằng cách phần thưởng. Bằng cách cho phép các phần thưởng được rút sau một năm, người dùng stake sẽ được đảm bảo quyền lợi để thực hiện trách nghiệm quản trị tốt nhất có thể. Khoản thưởng sẽ được điều chỉnh phù hợp với tỷ giá thị trường, điều này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong bài viết sắp tới.

Một tính năng khác của việc staking chính là tạo ra một nhóm tài sản thế chấp cho các dịch vụ bảo hiểm, được dùng để đảm bảo các dịch vụ của API3 theo hướng có thể định lượng. Người dùng thường chỉ quan tâm về tính năng của việc staking mà quên mất việc thực thi tính đại diện đầy đủ trong phi quản trị tập trung. Trên thực tế, một khoản tiền tương đương với tổng cung token nên được stake trong pool DAO tại mọi thời điểm nhằm đảm bảo việc quản trị phi tập trung, vốn dĩ chính là động lực thiết yếu cho mục tiêu staking và phần thưởng nhận được.

Để theo dõi và cập nhật đầy đủ thông tin mới nhất về API3, hãy tham gia Cộng đồng API3 Việt Nam tại đây: Kênh thông báo | Kênh thảo luận

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-17/04/2021
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68