Nhiều anh em cũng đã khá quen mặt với USDC với vai trò là một stablecoin. Tuy nhiên, mới đây thì mình có vô tình lướt qua được vài thông số khá đáng chú ý của đồng tiền này. Hãy cùng điểm qua những con số bí ẩn này là gì, và nó có ý nghĩa như thế nào nhé.
USDC là gì? Sơ nét về stablecoin USDC
USDC là đồng stablcoin được phát hành bởi Circle và Coinbase. Mỗi một đồng USDC sẽ được bảo chứng bằng “1 USD”, và lượng tiền mặt này được lưu trữ trong các ngân hàng. Anh em nhớ để ý mục này nha, nó là bảo chứng bằng 1 tờ đô.
Dùng 1 tờ tiền đô để bảo chứng cho mỗi đơn vị stablecoin nó sẽ an toàn và mình bạch hơn rất nhiều so với một đồng stablecoin T nào đó. Việc dùng các khoản phải thu, hoặc “các tài sản khác”, hoặc “các khoản tương ứng với tiền mặt” (cash equivalents) để bảo chứng cho một stablecoin là điều hết sức rủi ro.
Rồi, sơ nét để anh em thấy sự đặc biệt của USDC vậy, giờ chúng ta đảo qua vài thống kê mà minh cho là khá ấn tượng. Thú thật là nó khiến mình có rất nhiều góc nhìn mới về USDC đấy.
Tuy nhiên, theo cập nhật vào ngày 20/07/2021, Circle đã công bố vài điều chỉnh về cấu trúc tài sản bảo chứng cho USDC. Và theo đó, đã có nhiều dạng tài sản hơn được sử dụng thay vì chỉ là đồng USD. Thông tin chi tiết về những thay đổi này, anh em có thể theo dõi ở bài viết dưới đây.
>>Xem thêm: Circle công bố cơ chế bảo chứng đằng sau stablecoin USDC
Hơn 50% tài sản thế chấp cho DAI là bằng USDC
Thoạt đầu, mình hơi bất ngờ vì nghĩ rằng, hầu hết tài sản thế chấp để back cho DAI là các crypto có vốn hoá lớn như Ethereum, BTC,..Tuy nhiên, sự thật là hơn 50% tỷ trọng lại đến từ USDC.
more than 56% of the collateral backing DAI is USDC. will discuss this tomorrow at Soranomics. https://t.co/80FvPTBXVU pic.twitter.com/9KJ7zULYEL
— Tim Swanson (@ofnumbers) June 21, 2021
Điều này phần nào cho thấy, thị trường DeFi (nhấn mạnh là chỉ mảng DeFi, chứ không phải toàn thị trường crypto) đang bị ảnh hưởng khá nhiều bởi USDC.
Một vài ý kiến còn cho rằng, USDC có thể tạo ra điểm tập quyền nhức nhối cho DeFi, khi mà đồng tiền này phụ thuộc nhiều vào giới ngân hàng Mỹ.
USDC tăng cường độ phủ ở các hệ sinh thái
Mới đây, USDC thông báo đã có mặt trên mạng lưới của Avalanche – đây là một hệ sinh thái DeFi cũng khá phổ biến và thu hút được nhiều sự chú ý của anh em trong cộng đồng. Nếu anh em nào thắc mắc về tiềm năng cũng như bước đi sắp tới của Avalanche thì có thể tìm hiểu thêm ở bài viết dưới này nhé:
Rồi bây giờ chúng ta trở lại với USDC nhé. Sau động thái bành trước sang Avalanche, tính tổng cộng USDC đã có mặt ở 6 blockchain chính (Ethereum, Solana, Algorand, Avalanche, Tron, Stellar).
Đội ngũ chia sẻ, sắp tới USDC hoàn toàn có thể bành trướng sang nhiều hệ sinh thái khác như Polkadot, Tezos hay thậm chí là Cardano. Cũng theo chia sẻ với CoinDesk, số lượng chain mà USDC hướng đến trong việc bành trướng có thể lên đến con số 10, vượt mặt hẳn con số 8 của Tether hiện tại.
Top 2 về vốn hoá
Tính đến thời điểm bài viết, USDC đang có vốn hoá dao động khoảng 25 tỷ USD, biến đây trở thành đồng tiền có vốn hoá lớn thứ 2 trong mảng stablecoin, chỉ đứng sau Tether.
Tether continues to be the dominant #stablecoin with USDC next in line
Are you Tethered?#stablecoin #tether pic.twitter.com/5PEygJYnr3
— Kyros Ventures (@KyrosVentures) July 2, 2021
Con số này vẫn chưa bằng một nửa so với mức 62 tỷ USD của Tether, tuy nhiên, đây là một niềm hi vọng khá lớn của thị trường. Đơn giản vì khi phân bổ lại miếng bánh, thị trường hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro tập trung vào một nơi. Và chắc hẳn anh em đã quá quen với những quả phốt của cá nhân Tether rồi phải không.
96% USDC tập trung ở chain của Ethereum
Nhiều người sẽ tưởng rằng USDC là đứa con cưng của Solana vì hầu hết sản phẩm trên hệ sinh thái này đều gắn với USDC. Tuy nhiên theo số liệu mới nhất, USDC lại đang tập trung phần lớn tại Ethereum. Cụ thể số liệu các chain như sau:
- Ethereum: 96%
- Solana: 3%
- Các chain còn lại: 1%
So sánh một xíu với Tether (khi phần lớn stablecoin này tập trung ở chain của Tron), việc USDC tập trung ở Ethereum có thể sẽ là rào cản về mặt thuận tiện trong sử dụng khi phí giao dịch cao, cũng như tốc độ trên mạng lưới này là khá chậm.
Rủi ro nào “có thể” đến khi USDC tăng trưởng quá nhanh?
Đầu tiên, vấn đề tập trung lượng vốn lớn ở một stablecoin đã làm hồi hộp nhiều nhà đầu tư từ rất rất rất lâu rồi. Cho nên, trong trường hợp USDC có thể vượt mặt Tether, xin nhấn mạnh là “trong trường hợp”, thì thị trường hoàn toàn có thể chứng kiến một nút thắt cổ chai nữa về phân bổ rủi ro.
Thứ hai, như đã đề cập ở phần trên, USDC thuần túy phụ thuộc vào giới ngân hàng ở Mỹ. Điều này chẳng khác nào việc thừa nhận, cuộc chơi “phi tập trung” hiện tại của chúng ta đang được “kiểm soát” bởi phố Wall.
Tạm kết
Như vậy là chúng ta vừa điểm qua vài con số đáng chú ý về USDC, hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại cho anh em những góc nhìn mới về USDC – một stablecoin khá hot thời điểm hiện tại.
Lưu ý: Bài viết trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.
Cập nhật 21/07/2021: USDC thay đổi giọng điệu về vấn đề tài sản bảo chứng.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: