Chà, vậy là bạn đang muốn tìm hiểu về giao dịch, hay là bạn đã giao dịch được một thời gian và đang muốn tìm cách để nâng cao hiệu suất của mình? Dù là ai và tiếp cận với thị trường theo cách nào đi chăng nữa, chắc chắn các bạn sẽ mắc rất nhiều sai lầm trong suốt quá trình giao dịch của mình. Trong series những bài viết về các sai lầm mà những trader “non kinh nghiệm thường” hay mắc phải này, Coin68 sẽ cùng bạn đọc điểm mặt chỉ tên những điều bất kì trader nào cũng cần tránh để có thể tồn tại được trong một thị trường khắc nghiệt như crypto, hay là cả thị trường tài chính nói chung.
? Tham gia Cộng đồng đầu tư 68 Trading trên Telegram để đón xem các phân tích kỹ thuật về những đồng coin tiềm năng tại đây: Channel Thông báo | Channel Thảo luận
Đặc điểm chung của những trader mới bắt đầu là sẽ được thị trường “đãi” vài lệnh thắng đầu tiên, từ đó sinh ra tâm lý tự tin, rằng mình thông minh hơn cả trăm ngàn trader ngoài kia, rằng họ có thể đoán trước được hướng đi của thị trường và sẽ nhanh chóng kiếm được tiền từ cộng việc này.
Điều đó dẫn chúng ta đến sai lầm đầu tiên:
#1: Thực hiện quá nhiều giao dịch cùng một lúc
Đây có lẽ là sai lầm kinh điển nhất mà 100% người mới bắt đầu mắc phải và sau khoảng 1 năm, con số đó giảm còn khoảng… 90%. Đúng vậy, ít nhất ai trong chúng ta, nếu đã từng giao dịch, đều gặp phải trường hợp sau khi vào lệnh ở 1 đồng coin, tự dưng lại thấy một cặp khác ngon quá, đúng mô hình quá, rồi lại có thêm kèo của ông anh trong group chat share thêm nữa. Quay đi quay lại, bạn đã có 4 cặp giao dịch phải theo dõi cùng một lúc và đó đều là những “kèo ngon”. Tin tôi đi, vào lệnh 2 kèo trong cùng một thời điểm đã là quá nhiều rồi.
Vượt qua được sự cám dỗ là cách tốt nhất, và cũng có lẽ là duy nhất để không bị mất tiền trong thị trường này. Nhiều trader thậm chí còn tự huyễn hoặc mình bằng những tín hiệu thiếu chính xác nhằm có thêm lý do để vào lệnh. Đừng như vậy, bạn của tôi ạ. Có thể bạn không tin điều này, nhưng giao dịch ít đi sẽ làm bạn đỡ mất tiền hơn, và khi bạn thấy bản thân đang đứng trước quá nhiều “kèo ngon”, hãy tìm lý do để KHÔNG VÀO LỆNH, chứ không phải tìm lý do để VÀO LỆNH.
Nhưng điều đó lại đưa chúng ta đến sai lầm thứ hai:
#2: Dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về giao dịch và nhìn vào biểu đồ
Tương tự như over-trading, rất nhiều trader liên tục bị ám ảnh bởi việc giao dịch. Cũng đúng thôi, tiền thật thì đâu có đùa được. Tuy nhiên, việc liên tục xem biểu đồ lại gián tiếp làm hại họ, nhất là những trader chưa đủ cứng tay. Như đã nói ở trên, việc liên tục nhìn vào biểu đó sẽ khiến họ bị nhiễu và không còn đưa ra được những quyết định chính xác nữa, và họ sẽ vào lệnh ngay cả khi không có tín hiệu rõ ràng. Kết quả là, kế hoạch giao dịch công phu của họ cũng trở nên vô dụng.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
Hãy dành cho mình những khoảng thời gian không chăm chăm nhìn vào biểu đồ giá hay vào kế hoạch giao dịch của bạn. Hãy luôn giữ mình tỉnh táo và biến những khoảng thời gian rời xa màn hình trở thành một phần bắt buộc trong kế hoach giao dịch. Một phẩm chất không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một trader thành công là tuân thủ đúng kỉ luật mà bản thân tự đặt ra, trong một thời gian đủ dài. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nói thêm về vấn đề này trong những bài viết sau.
Xem thêm: Coin68 Blog: ICO lừa đảo – những con zombie bất tử của thị trường tiền số
#3: Cố gắng đưa ra quyết định giao dịch từ các biểu đồ trong khung thời gian ngắn
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các trader thiếu kinh nghiệm mắc phải là giao dịch trong ngày, hay day-trading. Nhiều người thậm chí còn bắt tay vào lướt sóng ngắn trong ngày trước khi họ nghiêm túc tìm hiểu về điều đó. Hãy nhớ rằng chẳng có gì tốt lành dành cho bạn ở một chu kỳ giao dịch với các khung thời gian 5 phút hoặc 1 phút cả, giao dịch ở những khung đó chẳng khác gì đánh bạc cả, và hãy nhớ lại xem, bạn có phải là tay bạc giỏi nhất không?
Một lý do nữa là các biểu đồ giao dịch theo khung thời gian thấp có độ nhiễu rất cao và do đó trở nên cực kì không đáng tin cậy. Lý do rất đơn giản, khung thời gian càng cao, dữ liệu phản ánh càng nhiều và do đó, những cây nến ở khung 4h sẽ có sức nặng hơn biểu đồ 1 phút. Bạn cần kiên nhẫn hơn để giao dịch các khung thời gian cao hơn, nhưng bù lại bạn đang nhận được tín hiệu giao dịch đáng tin cậy và ít căng thẳng hơn, đây đã là một pha trade có lời rồi đấy! Khi giao dịch theo khung thời gian hàng ngày (1D), bạn có thể xây dựng mô hình, đặt lệnh ở điểm dự đoán và yên tâm đi làm việc khác; đây là cách mà nhiều người có thể gắn bó với trading trong một khoảng thời gian dài và thực sự kiếm được lợi nhuận từ nó.
Vậy là đã khá nhiều cho phần đầu tiên rồi, hẹn các bạn trong những bài viết chia sẻ kinh nghiệm tiếp theo. Nếu các bạn đang có ý định mở một tài khoản giao dịch, hãy thử những link dưới đây:
Đăng ký tài khoản Binance: (Được hoàn trả 20% phí giao dịch, chỉ có tại Coin68)