logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Nghi ngờ tiếp tục chồng chất khi nguồn cung Tether vượt ngưỡng 1 tỉ USD

-17/12/2017

Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

1 tỉ USDT hiện đã được mang vào trong lưu hành, thêm lần nữa khiến người ta phải chú ý đến tính hình hoạt động của công ty Tether. Ngưỡng vốn hoá 9 chữ số được Tether dễ dàng vượt qua với lần tăng cung lên đến 300 triệu USDT diễn ra chỉ trong 7 ngày qua.

  • Xem thêm: Tether là gì?

Ngọn nguồn vấn đề

Theo CoinMarketCap, lượng cung Tether ở thời điểm thực hiện bài viết này xấp xỉ 1,13 tỉ USD, qua đó giúp altcoin này trở thành đồng tiền điện tử lớn thứ 24 thế giới. Điểm gây “ngạc nhiên” nằm ở chỗ mới đầu năm 2017 này, số USDT lưu hành trên thị trường thậm chí còn chưa đạt nổi 10 triệu USDT.

Một số thông tin kỹ thuật của đồng tiền Tether ở thời điểm 17:00 ngày 17/12, theo CoinMarketCap

Sau khi đảm nhận vị trí Giám đốc Bitcoin Foundation, Brock Pierce đã cho ra mắt Realcoin vào tháng 07/2014 – đồng tiền thuật toán mà ông khẳng định là được “chống lưng” bởi giá trị của đồng đô la Mỹ. Realcoin cam đoan nó sẽ trở thành công cụ để nhà đầu tư có thể cố định thương vụ của mình vào đô la Mỹ, đồng thời cũng là phương tiện để người dùng chuyển tiền pháp định an toàn và nhanh chóng thông qua Blockchain.

Tháng 11 cùng năm, Realcoin “thay tên đổi họ” thành Tether, với ý định khi ấy của công ty chủ quản là không muốn đồng tiền của mình được gắn với khái niệm “altcoin”. Cùng lúc đó, Tether còn tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác với một số doanh nghiệp khác trong ngành tiền tệ kỹ thuật số, trong đó có sàn giao dịch Bitfinex. Bất chấp việc tự khẳng định rằng mỗi đồng USDT được đảm bảo giá trị bởi 1 USD – đồng nghĩa với việc muốn phát hành 1 USDT thì Tether phải sở hữu 1 USD để có thể duy trì sự cố định giá trị – thế nhưng trang pháp lý của công ty lại cho biết: “Tether không phải là tiền mặt hay công cụ tiền tệ. Nó cũng không phải vật lưu trữ giá hay là đơn vị tiền tệ. Không có bất cứ điều khoản hợp đồng hay các quyền lợi pháp lý nào quy định rõ chúng tôi có nghĩa vụ phải đổi Tether của khách hàng lại thành tiền pháp định”.

Những phân tích gần đây của một người dùng Twitter tên AB33 cho biết hành động đổi tên từ Realcoin sang Tether có thể đã được tiến hành một cách bất hợp pháp, khi đã xuất hiện tài liệu thể hiện công ty Tether Limited đã hợp nhất với Bitfinex tại Hong Kong vào ngày 08/09/2014, với CFO Giancarlo Devasini và CEO J.L van der Velde của Bitfinex được ghi rõ chính là những người đứng đầu mới của Tether.

Thông tin về những “ông chủ mới” có vẻ như là đã bị cố tình ém nhẹm bởi cả hai công ty khi Tether không hề đề cập bất cứ điều gì về vấn đề trên trong tuyên bố đổi tên vào tháng 11/2014, còn trang LinkedIn của J.L van der Velde hiện tại vẫn không cho thấy mối liên hệ nào giữa ông và Tether. CSO của Bitfinex là Phil Potter mới đây đã thừa nhận Bitfinex đang là cổ đông lớn nhất của Tether, trong khi một báo cáo cổ đông xuất hiện hồi đầu tháng này còn khẳng định hai công ty trên còn có chung quan hệ về ngân hàng.

  • Xem thêm: Hồ sơ Paradise tiết lộ chính Bitfinex đã thành lập Tether vào năm 2014

Nghi ngờ dần xuất hiện khi Bitfinex chấm dứt hợp đồng với đối tác ngân hàng cũ của mình hồi tháng 03/2017

Vào tháng 04/2017, Bitfinex  tiến hành đâm đơn kiện Wells Fargo khi ngân hàng này ngừng cung cấp dịch vụ wire transfer tới những tài khoản của Bitfinex tại Đài Loan. Đơn khiếu kiện có đoạn:

Bên nguyên đơn [Bitfinex] đã công khai thông báo cho Wells Fargo rằng quyết định ngừng cung cấp dịch vụ wire transfer bằng USD của ngân hàng này đến với tài khoản người dùng của nguyên đơn sẽ đe doạ công việc làm ăn của nguyên đơn. Nếu bên nguyên đơn không thể chuyển cho khách hàng lượng USD vốn dĩ thuộc về họ, doanh nghiệp của nguyên đơn sẽ bị tê liệt vài ngày 05/04/2017. Hoạt động của nguyên đơn sẽ hoàn toàn bị đình trệ.

Đơn khiến kiện này, giờ được nhiều người xem như là vụ kiện phù phiếm nhằm câu giờ, đã được rút lại chỉ sau một tuần, khi sàn giao dịch tiền điện tử tuyên bố là đã thiết lập liên hệ mới với một “tổ chức đầu tư” khác.

Những nghi ngờ về hoạt động của Tether từ đó gia tăng nhanh chóng, sau khi Bitfinex mất đi đối tác ngân hàng cũ, khi lượng cung USDT đi lên từ 55 triệu lên thành 1,1 tỉ trong chỉ có 8 tháng. Báo cáo cổ đông mới bị rò rỉ càng làm chống chất thêm nghi ngờ, vì theo nó thì phần lớn lượng Tether mới phát hành đã được chuyển cho Bitfinex.

Bởi vì Bitfinex và Tether có chung bộ sậu quản lý cùng hệ thống ngân hàng, do đó không có bất kì một giới hạn về thời gian hay lượng tiền luân chuyển qua lại giữa hai thực thể này, kể cả khi bị giới hạn về wire transfer trong cả nhận lẫn chuyển tiền.

Quá trình gia tăng cung Tether trong 1 năm qua, dữ liệu lấy từ CoinMarketCap

Tiết lộ trên đã làm gia tăng căng thẳng liên quan đến bản chất công tác quản lý nguồn tiền của người dùng sau khi Bitfinex đánh mất đối tác ngân hàng hồi tháng 3. Thay vì dựa vào các thể chế ngân hàng truyền thống, nhiều người dùng bắt đầu cáo buộc Bitfinex đang sử dụng Tether như là công cụ để bảo đảm lưu thông giá trị trên sàn giao dịch.

Bitfinex’ed, một trong những thành phần phản đối Bitfinex dữ dội nhất, cam đoan rằng mình có chứng cứ cho thấy có một lượng USD không đổi liên tục được đem cho sàn giao dịch cận biên của Bitfinex mượn mỗi khi Tether phát hành một mẻ USDT mới. Vì “không có bất kì giới hạn nào về lượng tiền luân chuyển qua lại giữa hai thực thế trên”, giả thuyết của Bitfinex’ed – rằng lượng đô la Mỹ mà Tether sở hữu để bảo đảm giá trị cho USDT có thể đang được đem cho Bitfinex mượn – dần bắt đầu trở nên thật hơn bao giờ hết.

Tether đang phải làm việc với cảnh sát sau vụ tấn công lấy cắp 31 triệu USD

  • Chi tiết: Tether vừa bị tin tặc tấn công, mất cắp 31 triệu đô USDT

Một thành viên Whalepool gần đây cho biết anh đang phải “làm báo cáo cho các cơ quan chức năng về vụ hack Tether”, cho thấy công ty này đã phải mời cảnh sát vào cuộc sau sự kiện tấn công ăn cắp nhắm vào Tether hồi tháng trước. Tether phản ứng với vụ việc rất nhanh chóng, cô lập lượng USDT mất cắp trước khi hard fork để hệ thống không còn công nhận chúng là tiền hợp lệ. Hồi năm ngoái, chính Bitfinex tuyên bố đã bắt tay với các cơ quan hành pháp để xác định những kẻ đã tiến hành vụ tấn công gây thiệt hại nặng nề lên sàn. Tuy vậy, sàn chưa từng gửi bất kì giấy tờ yêu cầu giúp đỡ gì lên giới chức Hong Kong.

Theo news.bitcoin.com

-17/12/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68