Sau khoảng thời gian dài lộ tín hiệu gặp khó khăn, ngân hàng nổi tiếng “thân thiện với crypto” Signature Bank đã bị chính quyền Mỹ buộc đóng cửa, trở thành ngân hàng Mỹ thứ 3 sụp đổ trong một tuần trở lại đây.
Signature Bank sụp đổ
Theo thông báo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 12/03, giới chức nước này đã ra lệnh đóng cửa ngân hàng chuyên cung cấp dịch vụ cho các công ty crypto là Signature Bank nhằm mục đích bảo vệ tài sản người gửi tiền.
Trong tuyên bố, các cơ quan quản lí bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC) và Bộ Tài chính Mỹ thống nhất rằng tất cả tiền gửi vào Signature Bank sẽ được “hoàn trả toàn bộ”. Lý do là bởi ngân hàng này được cấp phép và bảo hiểm bởi FDIC, trong đó đảm bảo tiền gửi trong trường hợp phá sản.
Giám đốc Sở Dịch vụ Tài chính New York Adrianne Harris tuyên bố:
“Signature Bank là một ngân hàng thương mại tuân thủ điều lệ của tiểu bang New York và được FDIC bảo hiểm, với tổng tài sản khoảng 110,36 tỷ USD và tổng tiền gửi khoảng 88,59 tỷ USD tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022”.
Theo đó, quyết định đóng cửa Signature là để bảo vệ người tiêu dùng và duy trì nghĩa vụ “an toàn và lành mạnh” của ngành ngân hàng. FDIC sẽ lên tiếp quản Signature Bank sau tuyến bố đóng cửa.
Thông tin này chính thức đánh dấu sự sụp đổ của Signature Bank sau khoảng thời gian lao đao vì “khủng hoảng thanh khoản” dây chuyền từ FTX hồi tháng 11 năm ngoái. Kể từ đó ngân hàng đã bắt đầu “giảm tải” mức tiếp xúc với crypto xuống 10 tỷ USD.
Với khối tài sản 118 tỷ USD, Signature Bank là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ, với cái tên xếp bên trên chính là Silicon Valley Bank trước đó chỉ 2 ngày.
Tuần trước, ngân hàng đối thủ là Silvergate Bank cũng lộ khó khăn khi “tự nguyện thanh lý tài sản” để hoàn trả tiền cho người gửi và dừng quy mô hoạt động. Động thái này diễn ra sau loạt tin xấu như chậm nộp báo cáo lên SEC và bị đồng loạt các công ty crypto lớn cắt đứt quan hệ.
Vào 2 ngày trước, ngân hàng lớn thứ 16 Mỹ Silicon Valley Bank cũng đã bị chính quyền ra lệnh đóng cửa và tịch thu tài sản, trở thành vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.
Chuỗi sự kiện tiêu cực trên hiện đang tạo nên một làn sóng hoang mang cực độ lên toàn bộ ngành tài chính. Nhiều đồn đoán đây sẽ là “ngòi nổ” báo hiệu cho cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Mặc dù vậy, theo thông cáo đưa ra vào rạng sáng ngày 13/03, Bộ Tài chính Mỹ và Fed sẽ can thiệp vào cuộc khủng hoảng hiện tại trong giới ngân hàng, cam kết người gửi tiền tại Silicon Valley Bank và Signature Bank sẽ được phép rút toàn bộ tiền khi ngân hàng mở cửa lại vào ngày thứ Hai (giờ Mỹ).
Thị trường tiền mã hóa đã tăng bật mạnh mẽ nhờ tuyên bố của Fed, cũng như stablecoin USD đã hồi về gần mốc 1 USD.
Coinbase và Paxos công bố mức độ tiếp xúc với Signature Bank
Sau khi có tin tức Signature Bank bị đóng cửa, sàn Coinbase và công ty phát hành stablecoin Paxos đã thừa nhận có tiếp xúc với ngân hàng này, song tự tin rằng sẽ có thể rút toàn bộ tiền về nhờ đảm bảo từ Fed và Bộ Tài chính Mỹ.
As of close of business Friday March 10 Coinbase had an approximately $240m balance in corporate cash at Signature. As stated by the FDIC, we expect to fully recover these funds. https://t.co/XY5L7m4RMs
— Coinbase (@coinbase) March 12, 2023
“Tính đến cuối ngày thứ Sáu, ngày 10/03, Coinbase có số dư khoảng 240 triệu USD tiền mặt tại Signature Bank. Như FDIC đã tuyên bố, chúng tôi hy vọng sẽ thu hồi đầy đủ các khoản tiền này.”
Paxos currently holds $250M at Signature Bank and holds private deposit insurance well in excess of our cash balance and FDIC per-account limits. Seeking private deposit insurance is part of our conservative approach to managing customer assets exceeding FDIC insurance limits.
— Paxos (@PaxosGlobal) March 12, 2023
“Paxos hiện đang nắm giữ 250 triệu USD tại Signature Bank và nắm giữ bảo hiểm tiền gửi tư nhân vượt quá số dư tiền mặt và giới hạn FDIC trên mỗi tài khoản. Lựa chọn bảo hiểm tiền gửi tư nhân là một phần trong cách tiếp cận thận trọng của Paxos để quản lý tài sản của khách hàng vượt quá giới hạn bảo hiểm FDIC.”
Hồi đầu năm nay, sau sự sụp đổ của sàn FTX, nhiều cơ quan tài chính Mỹ đã đồng loạt ra cảnh báo đến giới ngân hàng về những rủi ro trong việc cung cấp dịch vụ đến những công ty có tiếp xúc với lĩnh vực tiền mã hóa. Kể từ đấy, có ít nhất hai sàn giao dịch lớn là Binance và Bybit thừa nhận đã mất đối tác ngân hàng Mỹ, trong khi cái tên thứ ba là Gemini vào ngày 08/03 đã phủ nhận thông tin bị ngân hàng JPMorgan cắt đứt quan hệ.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: