logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Chuyện thật như đùa: Dự án NFT game gây quỹ 20 triệu USD và rồi “trading thua lỗ”

-27/08/2022

Có nhiều cách để dự án dùng số tiền gây quỹ được. Nhưng dùng tiền gây quỹ để đi trading dẫn đến thua lỗ như Ragnarok lại là trường hợp khá hi hữu.

Chuyện thật như đùa: Dự án NFT game gây quỹ 20 triệu USD và rồi “trading thua lỗ”

Từ một dự án NFT tiềm năng…

Ragnarok là game metaverse nhập vai, đã mở bán các nhân vật NFT vào tháng 4/2022. Ragnarok là một trong những dự án GameFi tiêu biểu xây dựng trên  Avalanche Subnet.

Kết hợp giữa 2 “từ khóa” vô cùng hot lúc bấy giờ là NFT và Avalanche Subnet, Ragnarok dễ dàng thu hút sự chú ý từ cộng đồng và được nhiều người trông đợi.

Dự án nhận đầu tư 1,75 triệu USD vòng Seed Round, cùng 17,5 triệu USD từ doanh thu và tiền bản quyền bán NFT. Như vậy, Ragnarok đã thu được hơn 19 triệu USD.

Sau đợt mở bán nhân vật NFT trên OpenSea, Ragnarok cũng tương tự như nhiều dự án GameFi hiện tại, không có thêm quá nhiều cập nhật. Dự án chỉ đăng những hình ảnh, video ngắn về đồ họa trong game, thực hiện một vài buổi giao lưu cộng đồng. Đến giữa tháng 7/2022, Ragnarok mới ra mắt alpha test bản giới hạn sau nhiều lần trì hoãn.

“Sau 5 tháng dài xây dựng nền móng, đội ngũ chúng tôi cuối cùng đã có thể ra mắt alpha test phiên bản giới hạn.

Thể loại game metaRPG (game nhập vai metaverse) bắt đầu bùng nổ từ đây.”

… đến những trì hoãn và chỉ trích bủa vây

Dù bản test này hoạt động mượt mà, nhưng chỉ giúp cung cấp cái nhìn đầu tiên về game. Người chơi chưa thể làm được gì nhiều, trải nghiệm bị hạn chế. Đồng thời, giá sàn (floor price) của NFT liên tục giảm mạnh làm holder điêu đứng.

Vào ngày 29/07, nhà sáng lập và CEO Fanfaron phải đăng thông báo “giãy bày” trên Discord:

“Từ thuở ban đầu, tầm nhìn của tôi là tạo ra một game tương tự như WoW (World of Warcraft) nhưng với mọi vật phẩm, tài sản đều do người dùng sở hữu.

Chúng tôi vẫn đang trên con đường phát triển đó, nhưng vì quá hăm hở và lạc quan, tôi đã đánh giá thấp thời gian cần có để xây dựng nên một thế giới như vậy. Và kết quả là dự án phải trì hoãn nhiều lần, cộng đồng dần mất đoàn kết,…

Về mặt nội bộ, chúng tôi mở rộng quá nhanh. Dẫn đến giao tiếp không hiệu quả, deadline bị miss rồi nhiều vấn đề về nhân sự.

Tất cả những vấn đề này cần phải giải quyết trước khi chúng ta có thể đi tiếp.”

Công bằng mà nói, một dự án game với đồ họa chỉnh chu, gameplay sâu sắc thì không thể ra mắt trong một sớm một chiều. Hơn nữa lại trong lĩnh vực GameFi, khi mà dự án gọi vốn trước khi ra mắt sản phẩm đầu tiên. Nên việc cộng đồng phải chờ đợi rất lâu âu cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, với việc thu hút nhiều sự chú ý từ những ngày đầu, cùng con số huy động vốn khủng, việc Ragnarok bị “soi” là không tránh khỏi. Cộng đồng buộc phải đặt dấu hỏi về việc:

Tại sao dự án lại phát triển chậm đi, dù đã được đầu tư không hề ít?

Ragnarok đã làm gì với gần 20 triệu USD huy động được?

Cộng đồng vẫn tiếp tục tranh cãi sau lời giãy bày kể trên. Đến ngày 26/08, Fanfaron buộc phải đăng một bài viết dài lên Substack, cung cấp thông tin chi tiết về tài chính của dự án.

Cụ thể, với 19 triệu USD huy động được, Ragnarok đã dùng:

  • 1,827 triệu USD cho các lệnh trade, trượt giá và phí giao dịch;
  • 1,9 triệu USD trả phí audit và phát triển blockchain cho công ty ThreeSigma;
  • 1,3 triệu USD thưởng phúc lợi cho core team sau đợt mint NFT;
  • 1,25 triệu USD trả lương cho đội ngũ gồm 56 người. Đây là tổng lương trong 9 tháng;
  • 2,45 triệu USD thưởng phúc lợi cho các thành viên sáng lập sau đợt mint NFT;
  • 1,5 triệu USD dùng để mua lại cổ phần của nhà đồng sáng lập;
  • 400.000 USD trả lương cho đội ngũ sáng lập gồm 2 người. Đây là tổng lương 12 tháng;
  • 423.000 USD phí trên Ronin.

Như vậy có thể thấy, ngoài các khoảng lương, thưởng, phúc lợi cho đội ngũ dự án, Ragnarok còn mất kha khá vì “trading thua lỗ”.

Có lẽ chính đội ngũ cũng thấy việc lấy tiền huy động vốn đi trading là hơi “sai sai”, nên đã cam kết sẽ bồi thường lại.

  • Fanfaron trả lại 1,2 triệu USD + 163,8 ETH;
  • Krimbo (một thành viên dự án) trả lại 250.000 USD;
  • Fanfaron trả lại phần tiền thưởng 200.000 USD và tuyên bố không nhận phúc lợi nữa.

Ngoài ra, dự án cũng công khai các địa chỉ ví và các lệnh chuyển tiền.

Cuối cùng, sau phần công khai tài chính, CEO Fanfaron cho biết Ragnarok sẽ có một Đội ngũ Cố vấn hoàn toàn trung lập để thảo luận và theo dõi các kế hoạch tài chính, gây quỹ cũng như phát triển dự án sau này.

Với số tiền quỹ còn lại là 10 triệu USD, dự án sẽ dùng toàn bộ để phát triển, chi trả thuế và các khoản chi phí pháp lý.

Ngoài ra, Ragnarok cũng công bố một roadmap mới cho lộ trình phát triển trong 6-7 tháng tới.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-27/08/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68