Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe tới rất nhiều tiềm năng mà NFT hứa hẹn sẽ mang lại. Tuy nhiên, có thể mọi người chưa hình dung được cụ thể các tiềm năng ấy sẽ như thế nào. Bài viết ngày hôm nay sẽ đưa ra một số khía cạnh mà NFT sẽ tạo ra một cuộc cách mạng cho thị trường art (nghệ thuật) truyền thống.
Quá trình mở bán
Một người nghệ sĩ ở thị trường truyền thống sẽ rất khó khăn để thành công trong lĩnh vực nghệ thuật nếu họ chỉ tập trung vào làm nghệ thuật. Một họa sĩ khi hoàn thành một tác phẩm của mình và muốn công chúng biết đến và bán sản phẩm đó thì họ cần tìm kiếm một phòng trưng bày để quảng bá. Nếu thành công họ sẽ cần bỏ thêm khá nhiều chi phí để tham gia triển lãm lớn và thậm chí là kết nối với những bên chuyên làm đấu giá để sản phẩm của mình bán được giá tốt hơn.
Như vậy, người nghệ sĩ phải bỏ ra một chi phí không nhỏ ban đầu để tìm phòng trưng bày, tham gia hoặc thậm chí là tổ chức triển lãm và tìm các nhà đấu giá để bán sản phẩm của mình.
Nếu người nghệ sĩ NFT hóa sản phẩm của mình thì điều này sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đầu tiên họ chỉ cần list các sản phẩm của mình bằng NFT thông qua các nền tảng như OpenSea, Foundation, Rarible,… Các nền tảng này được xem như là phòng trưng bày, triển lãm và cũng là bên giúp nghệ sĩ mở bán các tác phẩm của mình. Chi phí niêm yết lên các nền tảng này gần như bằng không.
Bên cạnh đó, để sản phẩm của mình tiếp cận được với nhiều người hơn, nghệ sĩ có thể dùng mạng xã hội như Twitter, TikTok, Instagram để thực hiện điều đó. Với sự có mặt của NFT, người nghệ sĩ đã có thể cắt giảm gần như toàn bộ chi phí tổ chức triển lãm, sự kiện và chi phí cho bên tổ chức đấu giá. Lúc này, họ chỉ cần bỏ chi phí để đẩy mạnh việc tiếp cận với đối tượng mục tiêu thông qua các nền tảng mạng xã hội.
Chi phí ma sát
Ngoài các chi phí dùng cho quá trình mở bán thì người nghệ sĩ sẽ còn phải chịu khá nhiều chi phí ở thị trường art truyền thống. Đầu tiên, một sản phẩm nghệ thuật để được mở bán phải trải qua quá trình thẩm định và công nhận được thực hiện bởi các bên uy tín. Quá trình này sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian để thẩm định. Ví dụ như tổ chức International Foundation for Art Research (IFAR) đưa ra mức giá thẩm định tối thiểu là 3.000 USD cho mỗi bức tranh.
Thứ hai, đó là chi phí hậu cần, một số sản phẩm nghệ thuật sẽ cần được bảo quản cũng như bảo vệ một cách nghiêm ngặt và quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay người bán cũng yêu cầu khá gắt gao, nghệ sĩ chính là người phải chi trả cho các chi phí liên quan đến hậu cần này.
Bên cạnh đó, một khi tổ chức, tham gia các triển lãm, người nghệ sĩ cũng sẽ mất các chi phí đi lại để tham gia.
Đối với NFT, các chi phí ma sát sẽ được giảm một cách đáng kể. Chi phí ma sát khi bán NFT sẽ là phí gas dùng để mint và list NFT của mình lên sàn (điều này sẽ thay thế chi phí giám định, xác minh truyền thống và quyền sở hữu sẽ được đảm bảo trên blockchain). Người nghệ sĩ cũng không phải bỏ ra các chi phí về bảo quản, bảo vệ và vận chuyển vì lúc này việc lưu trữ và giao dịch tác phẩm hoàn toàn diễn ra trên blockchain.
Phí hoa hồng
Đối với thị trường art truyền thống, các phòng trưng bày thường sẽ lấy từ 10-20% phí hoa hồng sau khi thực hiện bán xong, thậm chí có những bên sẽ lấy tới 50% chi phí hoa hồng. Đối với các nhà đấu giá thì chi phí này cũng sẽ giao động từ 15-20%. Như vậy, người nghệ sĩ sẽ chỉ nhận được nhiều nhất là khoảng 80% so với giá trị thực tế của tác phẩm.
Đối với NFT khi mở bán trên các nền tảng như OpenSea, Foundation,… thì người nghệ sĩ sẽ chỉ mất phí hoa hồng từ 2,5-5%. Một chi phí rất nhỏ khi so sánh với thị trường truyền thống.
Phí bản quyền
Phí bản quyền là phần phí mà người nghệ sĩ sẽ được nhận khi sản phẩm của mình được giao dịch ở thị trường thứ cấp, có nghĩa là người mua sẽ tiếp tục bán cho các người mua khác. Và khi bất kỳ giao dịch nào được diễn ra, người tạo ra sản phẩm sẽ nhận được một khoản tiền gọi là phí bản quyền (royalty fee hay creator fee). Hiện tại ở thị trường art truyền thống không thể làm được điều này vì người nghệ sĩ không kiểm soát được các giao dịch diễn ra sau khi họ hoàn tất bán sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, đối với NFT điều này lại trở nên cực kì dễ dàng. Người nghệ sĩ có thể thu được phí bản quyền thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh. Khi bất kỳ giao dịch mua bán NFT được diễn ra, hợp đồng thông minh sẽ tự động trích phần phí bản quyền, thông thường sẽ là 2,5-10% giá trị giao dịch, và gửi vào ví của nghệ sĩ.
Kết luận
NFT đã tạo ra một hướng phát triển mới vô cùng tiềm năng cho thị trường art bằng cách cắt giảm đi rất nhiều chi phí.
Thị trường nghệ thuật truyền thống đa phần sẽ dành cho những người rất giàu. Và những nghệ sĩ thật sự xuất sắc mới có thể tồn tại. Tuy nhiên, thị trường art NFT đã mở ra một cơ hội cho tất cả nghệ sĩ.
Nghệ sĩ có thể tạo ra sản phẩm, đăng bán và tiếp cận tới số đông với một chi phí nhỏ. Quá trình tự việc hoàn thành sản phẩm và đăng bán cũng thu hẹp đi rất nhiều. Các nghệ sĩ độc lập sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn vì bây giờ họ tự có thể đảm nhiệm tất cả các khâu từ sản xuất đến mở bán sản phẩm nhờ các lợi thế mà NFT mang lại. Các nghệ sĩ không cần quá xuất sắc vẫn có thể kiếm được tiền và duy trì được đam mê của mình. Chính vì vậy thị trường art cũng sẽ trở nên đa dạng hơn, có nhiều phân khúc hơn.
Bên cạnh đó, người chơi art cũng sẽ đông hơn vì việc mua bán, đấu giá đã trở nên dễ dàng hơn thông qua các nền tảng blockchain. Vì rào cản của các nghệ sĩ đã giảm bớt nên giá cả cũng sẽ “phải chăng” hơn và những cá nhân không cần có quá nhiều tiền vẫn có thể trở thành nhà sưu tập nghệ thuật.
Về AntiAntiNFTs Club (AANC)
AntiAntiNFTs Club (AANC) là cộng đồng các nhà sưu tập và đầu tư NFT tại Việt Nam. Xuất phát từ tình yêu đối với NFT AANC luôn muốn lan tỏa tình yêu đó đến với mọi người thông qua việc xây dựng một cộng đồng chất lượng, một nơi đúng với slogan của tụi mình đó là “Can’t help falling in love with NFTs”.
Tham gia Cộng đồng AANC trên: Telegram | Twitter
Xem thêm các bài viết trước của AANC: