logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Nếu hard fork xảy ra, chain nào dành được nhiều ủng hộ hơn từ giới thợ đào sẽ là người chiến thắng

-15/10/2017

Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Bitcoin đang ngày càng tiến gần hơn đến sự kiện fork mà chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của nó. Gần đây, Coin68 đã đăng tải một bài phân tích về những đợt fork như là Bitcoin Gold và Bitcoin Cash, và đã đi đến kết luận rằng cả hai cái trên đều không phải là một mối đe doạ đến với mạng lưới Bitcoin gốc.

  • Chi tiết: Đừng sợ fork vì sẽ tồn tại duy nhất một và chỉ một Bitcoin mà thôi

Tuy nhiên, sự kiện hard fork SegWit2x tháng 11 tới lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tóm tắt tình hình

Cuộc tranh luận giải quyết vấn đề quy mô của Bitcoin đã kéo dài được hơn 4 năm rồi. Với mức độ hiếu chiến của mỗi bên lên đến nỗi nhiều người gọi đây không khác gì “nội chiến Bitcoin”. Tất cả bắt đầu khi cộng đồng Bitcoin nhận ra khi mà ngày càng có nhiều người dùng tham gia thì kích thước mạng lưới cũng cần phải được kéo giãn để tránh bị tắc nghẽn giao dịch.

Một số (chủ yếu là giới thợ đào) lựa chọn cách tăng gấp đôi kích thước block (block size) như là phương án ngắn hạn cho đến khi nào một giải pháp về lâu về dài khác được tìm ra. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển Bitcoin Core từ lâu đã là những người giữ thái độ phản đối kịch liệt đến đề xuất tăng kích thước block, vì bản thân họ muốn giải quyết vấn đề quy mô Bitcoin thông qua nâng cấp kỹ thuật.

Core đã phát minh ra Segregated Witness (SegWit), cập nhật mà có thể giúp hệ thống “nhét” thêm nhiều giao dịch hơn vào trong một block, bên cạnh đó khắc phục luôn cả lỗi linh hoạt của Bitcoin. Cải thiện tính linh hoạt còn cho phép các nhà phát triển tích hợp thêm Lightning Network, giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp mở rộng quy mô mạng lưới lên thêm gấp nhiều lần.

Vào tháng 02/2016, đại diện của Bitcoin Core đã tổ chức một hội nghị với liên hiệp các hội thợ đào tại Hong Kong và họ đã cùng đi đến một thoả thuận chung: SegWit sẽ được tích hợp và block size cũng sẽ tăng từ 1 MB lên thành 2 MB. Một trong số những người đã đặt bút ký vào Thoả thuận Hong Kong là Adam Back, Chủ tịch của Blockstream, công ty cấp vốn hoạt động chính cho Bitcoin Core.

Gregory Maxwell, một trong số những nhà phát triển của Core và là thuộc cấp của Back, ngay lập tức lên tiếng chống lại Hội nghị Đồng thuận Hong Kong:

“Đó chỉ là cuộc gặp mặt của một “lũ đần” có tên có tuổi, phải đi đến tận Trung Quốc mới chịu học và tìm hiểu về vấn đề, sau đó tự nhốt mình trong phòng họp tới tận 3-4 giờ sáng để rồi tất cả cùng đồng ý triển khai hard fork ngay sau SegWit.”

 

Một khi bộ mã của SegWit được công bố thì đã có khoảng 40% thợ đào ra hiệu ủng hộ, trong khi 40% khác thì vẫn giữ nguyên quan điểm muốn gia tăng kích thước block. Mọi chuyện lâm vào thế bí tại đó (vì không bên nào giành được đa số ủng hộ) và tình thế bế tắc tiếp tục duy trì trong suốt hơn 1 năm.

Thế rồi vào tháng 05/2017, Barry Silbert của Digital Currency Group đã đứng ra tổ chức một hội nghị khác với nhiều thành phần giới thợ đào lẫn lãnh đạo các doanh nghiệp Bitcoin, và sau đó họ cùng thống nhất đưa ra Thoả thuận New York. Các bên tham gia kí kết đồng lòng nhất trí rằng SegWit sẽ được triển khai trước tháng 9, và sau đó sẽ là tiến hành hard fork block size lên 2 MB vào tháng 11.

Nhóm những người đồng ý chấp thuận Thoả thuận New York có thể nói là một bộ phận cực kỳ lớn của hệ sinh thái Bitcoin. Tính đến ngày 25/5, họ đại diện cho:

  • 58 công ty thuộc 22 quốc gia
  • 83,28% năng lực khai thác (hashpower) của toàn bộ mạng lưới
  • lưu lượng giao dịch hàng tháng trên Blockchain ước đạt 5,1 tỉ USD
  • 20,5 triệu ví Bitcoin cá nhân

Theo sau sự kiện trên thì đã có đến 95% năng lực khai thác của mạng lưới ra hiệu ủng hộ Thoả thuận New York, hay còn gọi là “SegWit2x”. Cách đây 2 tuần, con số ấy vẫn là 95%. Tuy nhiên, chỉ trong quãng thời gian ngắn, một số doanh nghiệp tiền điện tử mà đã đặt bút kí lại tuyên bố sẽ thất hứa. Chưa hết, mới đây thì F2Pool – hội thợ đào lớn thứ hai thế giới – cũng thông báo họ đã ngừng ra hiệu ủng hộ SegWit2x, qua đó làm giảm lượng hashpower của đợt fork này xuống còn xấp xỉ 85%.

  • Xem thêm: SegWit2x là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với Bitcoin?

Nhiều người trước đây từng nhận xét rằng những thợ đào mà chỉ muốn tích hợp SegWit rốt cuộc rồi cũng sẽ rút sự ủng hộ của mình dành cho nới rộng kích thước block, giống như hành động vừa mới được F2Pool tiến hành. Đây là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi cộng đồng người dùng ngày càng rạn nứt, chia rẽ. Chỉ có thời gian mới có thể cho ta biết liệu có còn xảy ra thêm bất kì biến cố nào nữa không thôi.

Cùng lúc đó, đội ngũ phát triển Bitcoin Core lại kịch liệt phản đối đợt hard fork, thể hiện rõ quyết tâm duy trì chain Bitcoin nguyên gốc của mình. Tất cả kết hợp dẫn đến khả năng xuất hiện một sự kiện phân tách chain vì không phải ai cũng sẽ đồng ý nâng cấp phần mềm lên bộ mã mới của SegWit2x.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mọi người cùng ủng hộ SegWit2x?

Không thể chắc chắn được rằng giới thợ đào sẽ tiếp tục duy trì sự ủng hộ của mình dành cho hard fork giống như ở hiện tại. Tuy nhiên, nếu xét đến những bất an vô định mà khả năng phân tách đang tạo ra trên thị trường, sẽ là logic nếu giả định rằng những thợ đào nào mà không có ý định tiếp tục muốn hard fork thì sẽ công khai tuyên bố rút ủng hộ. Cho đến hiện tại, chỉ mới có số ít là làm vậy.

Nếu hard fork SegWit2x đúng thật là sẽ diễn ra vào tháng 11, và nếu 85% số thợ đào tiến hành chạy bộ mã mới, và nếu Bitcoin Core cùng cộng đồng người dùng của họ quyết định vẫn giữ nguyên lập trường của mình, thế thì một đợt phân tách chain tất yếu sẽ xảy ra.
Mọi chuyện càng trở nên phức tạp hơn khi bộ mã của SegWit2x sẽ không bao gồm các biện pháp chống tấn công lặp lại (replay attack protection). Replay protection là rất quan trọng, trừ khi bạn muốn giao dịch trên chain này của mình được thực hiện lại thêm một lần nữa trên chain kia.

Cuộc chiến phân tách Bitcoin: Tranh cãi nảy lửa về replay attack protection

Jeff Garzik, trưởng bộ phận phát triển bộ mã SegWit2x, đã từ chối thêm bảo vệ chống tấn công lặp lại. Ông cho rằng SegWit2x, với lượng ủng hộ từ giới thợ đào áp đảo của mình, chính là đồng Bitcoin “chính gốc”, và bộ mã của mình chỉ là điều kiện đủ của một thoả thuận đã được cộng đồng nhất trí từ trước. Trong khi đó, đội ngũ Bitcoin Core cũng từ chối thêm replay protection vào luôn, vì theo họ Bitcoin của mình mới là thật, dù hiện tại đang yếu thế hơn vì được ít thợ đào ủng hộ.

Những kịch bản có thể xuất hiện

Nếu tình thế như thời điểm bây giờ tiếp tục kéo dài đến hạn chót tháng 11 thì sự kiện phân tách Blockchain Bitcoin chắc chắn sẽ diễn ra. Chain Bitcoin nguyên bản thì sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng chỉ được ủng hộ bởi 15% số thợ đào cùng Bitcoin Core. Số còn lại thì đương nhiên sẽ theo SegWit2x.

Các sàn giao dịch Bitcoin sẽ lâm vào thế khó, không biết là có nên niêm yết cả hai chain không, và giờ phải gọi cái nào là Bitcoin đây. Bitfinex, sàn có khối lượng mua bán trao đổi với USD lớn nhất, gần đây tuyên bố họ vẫn sẽ dùng biểu tượng BTC để chỉ chain Bitcoin nguyên gốc, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ cho người dùng giao dịch đồng tiền có được sau SegWit2x.

  • Chi tiết: Sàn giao dịch Bitfinex cho niêm yết token phân tách SegWit2x

Nếu đúng thật là sẽ tồn tại song song hai đồng Bitcoin, một đồng “chống lưng” bởi các nhà phát triển, cái còn lại bởi giới thợ đào, đảm bảo là tâm lý nhầm lẫn cùng hỗn loạn sẽ nổ ra, vì những nhà đầu tư thông thường nhiều khả năng là sẽ không phân biệt được đâu mới là đồng Bitcoin “thật”. Và để có thể giải quyết bất cập này, r ất có thể chain lớn hơn sẽ tổ chức tấn công và tiêu diệt chain nhỏ.

Cách thức mọi chuyện diễn ra sẽ là khá đơn giản: vì SegWit2x có 85% số ủng hộ của thợ đào, vào một lúc nào đó, họ có thể tổ chức một đợt tấn công 51% vào chain nhỏ hơn, tái tổ chức lại Blockchain, làm giao dịch lặp lại và gần như làm vô hiệu hoá chain nguyên bản.

Bitcoin Core trấn an người dùng rằng trong trường hợp có tấn công 51% thì họ sẽ ngay lập tức thay đổi thuật toán đào để ngăn chặn mọi thứ lan rộng. Qua đó thì bạn sẽ thấy những người tự nhận mình là “Bitcoin thật và nguyên gốc” tự thay đổi cơ chế đồng thuận của mình và tự tiến hành hard fork (thay đổi thuật toán đào) để bảo vệ bản thân.

Như vậy, trong trường hợp xuất hiện phân tách chain, 85% thợ đào ủng hộ SegWit2x, còn Bitcoin Core thì cứ tiếp tục vận hành chain nguyên gốc thì gần như chắc chắn chain nhỏ hơn này sẽ “chết”.

Nhiều người cho rằng tất cả phụ thuộc vào lựa chọn của các sàn giao dịch. Nếu họ từ chối niêm yết token SegWit2x, nó mới là người phải chết. Các sàn chỉ cần tuyên bố ủng hộ chain nguyên gốc của Bitcoin Core, từ đó làm thợ đào không thể nhận được tiền công cho hoạt động khai thác của họ, buộc họ phải chuyển về chain cũ.

Vấn đề ở đây là tại sao các sàn giao dịch lại phải làm vậy. Không sàn nào lại có thể chấp nhận ủng hộ duy nhất một đồng tiền mà chỉ được hỗ trợ bởi có 15% tổng thợ đào. Blockchain ấy đơn giản là không đủ an toàn. Khi Bitcoin Cash mới ra đời thì phải mấy ngày sau các sàn giao dịch mới thông báo niêm yết nó, vì có quá ít thợ đào đồng nghĩa với việc nguy cơ tấn công lên mạng lưới là không hề nhỏ.

Blockchain reorg là gì?

Tái tổ chức Blockchain (Blockchain reorg) có lẽ là hậu quả nghiêm trọng nhất mà một đợt tấn công 51% gây nên. Giả sử kẻ tấn công có năng lực khai thác gấp đôi mạng lưới. Các thợ đào trong Blockchain thì vẫn làm công việc thường ngày của họ, tạo ra rồi sau đó công bố block, và mọi chuyện vẫn ổn định. Trong khi đó, kẻ tấn công thì lại bí mật đào block của riêng mình, nhưng lại không công bố chúng. Bất thình lình, kẻ tấn công tải lên cùng một lúc 15 block mới, trong khi thợ đào trên chain chỉ mới tạo ra có 10.

Vì chain dài nhất luôn được xem là cái hợp lệ, chuỗi 15 block của kẻ tấn công sẽ thay thế chuỗi 10 block của thợ đào, và phiên bản Blockchain của kẻ tấn công sẽ được chấp nhận bởi mạng lưới.

Giả sử một sàn giao dịch nhận gửi 1000 BTC trong thời gian ấy. Nhà đầu tư gửi tiền sau đó đặt lệnh Bitcoin cho một người khác để đối lấy tiền mặt. Thế rồi xuất hiện Blockchain reorg và block mà trong đó đính kèm giao dịch trở nên không hợp lệ. Giờ thì nhà đầu tư không chỉ vẫn giữ được số tiền mặt mới có được mà còn lấy lại luôn cả 1000 BTC của mình. Sàn giao dịch sẽ không được ghi nhận là có sở hữu lượng Bitcoin này, vì theo Blockchain thì giao dịch chưa từng được thực hiện.

Hãy chờ cho đến khi “lớp bụi lắng xuống”

Tuy nhiên, đây không phải là lúc chúng ta hoảng loạn. Vẫn còn khả năng một số thợ đào ủng hộ hard fork SegWit2x sẽ thay đổi thay đổi quyết định, và đợt fork có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Cũng có khả năng Core sẽ chấp nhận nhượng bộ vào phút cuối, đồng ý nâng cấp SegWit2x để giữ cho mạng lưới không bị phân tách. Kể cả khi không có viễn cảnh nào trong hai cái trên xảy ra, chain lớn hơn có thể là sẽ “xử lí” chain nhỏ hơn chỉ sau hai ba ngày kể từ sự kiện fork.

Người dùng tốt nhất nên trữ Bitcoin của mình vào kho lạnh và đợi cho đến khi nào mọi chuyện lắng xuống trở lại. Có thể là sẽ mất ít lâu, những rõ ràng là sẽ có một người chiến thắng. Cho đến lúc đó, hãy cẩn thận. Hãy hết sức cẩn thận.

Theo CoinTelegraph

-15/10/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68