Mô hình Ponzi thường được nhắc đến như một hình thức lừa đảo đã có mặt từ hàng trăm năm nay. Việc kiếm lợi nhuận bất chính từ các nhà đầu tư bằng mô hình này không còn quá xa lạ, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số hiện nay. Vậy mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Cách để nhận biết mô hình này như thế nào?
-
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ cho người khác. Kẻ vay cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo những “tấm gương” đã nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn họ. Người cho vay bị hấp dẫn bởi khoảng lợi tức quá khủng thậm chí giúp kẻ vay giới thiệu nhiều người khác cho vay tiếp. Số tiền do đó càng lúc càng lớn và mức lợi nhuận tăng lên bất thường.
Mô hình này đôi khi bắt đầu như một doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, đến khi doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận kỳ vọng, doanh nghiệp trở thành một mô hình Ponzi và tiếp tục các hành vi gian lận. Việc phải trả lợi nhuận cao đòi hỏi một dòng chảy tiền ngày càng tăng từ các nhà đầu tư mới để duy trì. Mô hình Ponzi còn là thuật ngữ chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi bằng những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu.
-
Lịch sử ra đời Mô hình Ponzi
Mô hình ponzi được đặt tên theo Charles Ponzi hay Carlo Ponzi – người áp dụng mô hình này trong năm 1920. Bắt nguồn từ các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) của Charles Dickens, Ponzi được hiện thức hóa và kiếm được nhiều tiền đến mức mô hình này trở nên nổi tiếng ở Mỹ. Kế hoạch ban đầu của Ponzi là dùng coupon thanh toán quốc tế để trả tiền tem, tuy nhiên sau đó ông ta lại dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước. Giá tem thư bưu chính biến động và một số nước thì giá tem thư cao hơn hẳn các nước khác. Ponzi đã thuê mướn nhiều đại lý để mua các phiếu giảm giá tem thư ở các nước rẻ và gửi cho ông ta. Sau đó, ông ta đổi phiếu này lấy tem thư ở những nơi đắt đỏ rồi đem bán. Vậy là có lợi nhuận. Dạng mua bán này được xem là không hợp pháp. Ponzi sau đó trở nên tham lam và mở rộng thêm các nỗ lực. Lấy danh nghĩa công ty của ông “ Công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company” ông hứa hẹn lợi nhuận 50% trong 45 ngày và 100% trong 90 ngày. Vì thấy ông thành công trong lĩnh vực tem thư, nhà đầu tư đã ngay lập tức bị thu hút. Tuy nhiên, tiền đáng ra được đầu tư thì được chia lợi nhuận cho người cũ và tiền lãi cho bản thân ông ta. Mô hình lừa đảo này tồn tại đến năm 1920 thì sụp đổ vì bị pháp luật điều tra.
-
Dấu hiệu nhận biết Mô hình Ponzi
Để áp dụng mô hình Ponzi, có nhiều hình thức lừa đảo khác nhau nhưng nhìn chung đều mang những đặc điểm chung như sau :
– Cam kết mang lại lợi nhuận cao rủi ro ít.
– Lợi nhuận ổn định bất kể thị trường biến động.
– Các hình thức hoặc chiến lược đầu tư của tổ chức rất bí mật hoặc được mô tả rất phức tạp.
– Các hình thức đầu tư không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền uy tín.
– Khách hàng không được phép xem các giấy tờ chính thức về khoản đầu tư của họ
– Khách hàng rất khó rút tiền ra khỏi tổ chức
Hiện tại ở Việt nam, nhiều những công ty/tổ chức đang áp dụng mô hình này vào mục đích xấu, đặc biệt trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Bài viết cung cấp cũng như khái quát những thông tin cơ bản về mô hình Ponzi để giúp các bạn có cách nhìn lý trí trước tránh mắc phải bẫy lừa đảo gây ra.