Mô hình Ponzi được biết đến như là hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là trên lĩnh vực kỹ thuật số và tiền điện tử. Vậy mô hình lừa đảo Ponzi là gì? Làm sao để biết dự án mà bạn đầu tư có phải là mô hình Ponzi hay không? Sau đây coin68 sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn đọc để phòng tránh.
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là một hình thức lừa đảo theo hình kim tự tháp. Trong đó nhà đầu tư cũ sẽ lừa nhà đầu tư mới tham gia vào hệ thống. Số tiền đầu tư mới sẽ đóng vai trò là nguồn tiền trả lãi cho các nhà đầu tư trước đó. Do không có bất kỳ lợi nhuận nào được sinh ra nên mô hình này sẽ sụp đổ khi áp lực trả lãi cao hơn nguồn tiền mới được đầu tư vào.
Lưu ý là một mô hình Ponzi có thể chỉ tồn tại một trong hai yếu tố kể trên. Tuy nhiên chúng thường tồn tại cùng nhau để tăng sự hấp dẫn đối với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Nguồn gốc của mô hình Ponzi
Mô hình ponzi được đặt tên theo tên lừa đảo Charles Ponzi hay Carlo Ponzi – người làm mô hình lừa đảo này trở nên nổi tiếng. Mô hình ponzi thực chất bắt nguồn từ các tiểu thuyết Martin Chuzzlewit (1844) của Charles Dickens, Ponzi đã hiện thực hóa mô hình lừa đảo này và kiếm được nhiều tiền đến mức mô hình này trở nên cực kỳ nổi tiếng ở Mỹ. Kế hoạch đầu tư ban đầu của Ponzi là dùng mã giảm giá quốc tế để mua tem thư ở những quốc gia có giá rẻ rồi bán lại tem thư ở những nơi có giá đắt nên kiếm được lợi nhuận khổng lồ. Nhờ thành công ban đầu này mà Ponzi đã có tiền để thành lập “Công ty giao dịch chứng khoán (Securities Exchange Company” để kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, tiền đáng ra được đầu tư thì được chia lợi nhuận cho người cũ và tiền lãi cho bản thân ông ta. Mô hình lừa đảo này tồn tại đến năm 1920 thì sụp đổ do áp lực trả lãi đã vượt quá nguồn tiền đầu tư mới.
Dấu hiệu nhận biết mô hình Ponzi
Cam kết mang lại lợi nhuận cao rủi ro ít.
Lợi nhuận của các chương trình Ponzi cao bất thường mà không có rủi ro nào. Một chương trình Ponzi thường cung cấp lợi nhuận khoảng 30% một tháng hay hơn 300% một năm. Đây là mức lợi nhuận gần như không tồn tại trên thực tế.
Lợi nhuận ổn định bất kể thị trường biến động.
Do nguồn tiền của lợi nhuận thực chất lấy của các nhà đầu tư mới theo tỷ lệ có sẵn nên lợi nhuận của mô hình này luôn ổn định bất chấp thị trường đi lên hay xuống. Tuy nhiên một số mô hình Ponzi có thể làm giả tỷ lệ lợi nhuận biến động ngẫu nhiên để lừa nhà đầu tư, nhưng kể cả vậy thì chúng vẫn ổn định hơn các hình thức đầu tư thực tế rất nhiều.
Hình thức đầu tư được giữ kín hoặc mô tả phức tạp
Để tăng độ uy tín cũng như dễ dàng lừa đảo những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Một mô hình Ponzi thường được mô tả phức tạp hoặc cao cả như “đầu tư vào hợp đồng tương lai”. “giao dịch ngoại hối theo phương pháp xxx”. Hoặc đơn giản hơn người sáng lập giữ bí mật về hình thức đầu tư mà không giải thích cụ thể. Làm như vậy sẽ gây khó khăn cho việc kiểm chứng lợi nhuận trên thực tế.
Có hoa hồng nhiều tầng(đa cấp)
Hình thức lừa đảo này phải có lượng lớn tiền đổ vào liên tục để duy trì hệ thống, mô hình này thường có hoa hồng hay ưu đãi cho việc giới thiệu người mới vào để mở rộng quy mô đầu tư. Chính vì vậy nhiều người biết rõ là lừa đảo nhưng vẫn dụ dỗ người khác tham gia để hưởng hoa hồng. Đa cấp rất khó phân biệt với tiếp thị liên kết nên thường núp bóng tiếp thị liên kết để lừa đảo.
Không được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền uy tín
Do bản chất là lừa đảo, một mô hình Ponzi không thể đăng ký với một cơ quan có thẩm quyền. Chúng thường làm giả giấy tờ hay giả vờ là những hình thức đầu tư mà pháp luật chưa có quy định rõ ràng, nhiều trường hợp sẽ giả là đã đăng ký với những cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để khiến nhà đầu tư không thể xác minh. Điều này cũng dẫn đến hệ quả là mô hình Ponzi khá phổ biến trên internet do dễ dàng né tránh trách nhiệm.
Sản phẩm rất tệ hoặc không tồn tại
Một cách dễ dàng nhận diện một mô hình kinh doanh có phải là Ponzi hay không đó là xem sản phẩm của họ. Do họ không phải là một công ty kinh doanh thật, nên sản phẩm sẽ không tồn tại hoặc sản phẩm cực kỳ tệ hại hay giá cao bất thường.
Khách hàng rất khó rút tiền ra khỏi tổ chức
Tiền đầu tư của nhà đầu tư mới thực chất đã trở thành lợi nhuận cho tuyến trên của họ nên gần như không thể rút ra ngoài, họ buộc phải lừa đảo người mới để hoàn lại vốn đầu tư của mình.
Một số mô hình Ponzi lừa đảo nổi tiếng tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng người dân chưa trang bị đủ kiến thức tài chính cho mình nên nhiều mô hình Ponzi đã lợi dụng điều này để lừa đảo người dân mà chúng ta thường được biết đến với tên gọi “đa cấp”.
Một số mô hình Ponzi nổi tiếng tại Việt Nam như Skyway, Crown 1, Saffron, kinh doanh thực phẩm chức năng…
Tổng kết
Mô hình Ponzi và các biến thể của chúng cực kỳ đa dạng và khó đề phòng, bạn và gia có thể bị dính vào mô hình lừa đảo này mà không hề hay biết nên trang bị kiến thức cho bản thân để phòng tránh là điều nên làm.