Maple Finance là gì?
Khái niệm
Đầu tiên, các bạn cần hiểu có 2 hình thức tín dụng phổ biến là vay tín chấp (unsecured loan) và vay thế chấp (collateralized loan).
Vay tín chấp là việc bạn vay vốn dựa trên uy tín của bản thân hoặc tổ chức mình điều hành. Ví dụ: bạn ra ngân hàng vay vốn dựa trên thông tin cá nhân, nghề nghiệp và bảng lương chính là vay tín chấp.
Trong khi đó, vay thế chấp là việc bạn vay vốn dựa trên các tài sản thế chấp. Ví dụ: vay tiền mua ô tô và chiếc xe đồng thời là tài sản thế chấp… Vay thế chấp lại được chia làm 2 kiểu là over-collateralized (vay số tiền ít hơn giá trị tài sản thế chấp) và under-collateralized (vay số tiền nhiều hơn tài sản thế chấp).
Như vậy, xét về độ an toàn cho bên cho vay thì có thể xếp thứ tự như sau:
Unsecured loan < Under-collateralized < Over-collateralized
Xem thêm về mảng vay-cho vay của DeFi: Flash Loan – Con dao 2 lưỡi của thị trường DeFi?
Định nghĩa
– Theo định nghĩa của dự án: Maple Finance là một thị trường tín dụng doanh nghiệp phi tập trung, mục tiêu là cung cấp cho người vay nguồn tài chính minh bạch và hiệu quả được hoàn thành on-chain.
– Theo định nghĩa của tác giả: Maple finance là giao thức cho phép các doanh nghiệp vay vốn dưới thế chấp.
Mục đích của Maple Finance chính là cung cấp khoản vay dạng under-collateralized cho các doanh nghiệp một cách phi tập trung. Ý tưởng của họ bắt nguồn từ việc các tổ chức, quỹ đầu tư (như Alameda Research, Coinbase, Multicoin Capital…) có nhu cầu sử dụng vốn trong quá trình tham gia đầu tư dự án (vì các dự án thường có lịch trả token rất lâu và chỉ trả một phần cho nên việc thu hồi vốn nhanh chóng là bất khả thi với các quỹ). Do đó, Maple Finance sẽ xây dựng một giao thức cho phép các quỹ vay vốn dưới thế chấp từ những Liquidity Pools (được góp tiền từ các users).
Các thành phần tham gia Maple
Liquidity Providers (LPs): Là những người cung cấp thanh khoản, hay hiểu nôm na là góp vốn vào Pool. Mấy ông này góp tiền chung với nhau để mang đi cho vay và nhận lại lãi suất khi khoản vay được tất toán.
Pool Delegates: Là các đại diện của Pool. Mấy ông này sẽ thẩm định, xem xét các ông tổ chức, quỹ phía trên, xem các điều khoản vay vốn và quyết định cấp hay không cấp khoản vay.
Institutional Borrower: Có thể hiểu là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư có nhu cầu sử dụng vốn, có khả năng thông qua uy tín của tổ chức để vay vốn dưới thế chấp (under-collateralized).
Stakers: Là những người cung cấp bảo hiểm cho Pool. Đại loại, mỗi một pool sẽ có bảo hiểm bằng cách khóa một lượng tài sản vào các Pool staking. Khi khoản vay không trả được, có nguy cơ thanh lý thì phần tài sản nằm trong pool staking này sẽ bị thanh lý đầu tiên sau khi tài sản thế chấp đã bị thanh lý hết. Đổi lại, mấy stakers này sẽ nhận được % lãi suất khi khoản vay kết thúc.
Quy trình hoạt động
1. Đầu tiên, Maple Governance sẽ phê duyệt Pool Delegate.
2. Pool Delegate sau khi được duyệt sẽ tạo chiến lược, triển khai chiến lược lên Pool và kích hoạt Pool bằng cách staking một lượng tối thiểu MPL và USDC. Lúc này, trên Maple sẽ có rất nhiều Pool tạo ra, mỗi Pool sẽ có một chiến lược cho vay và lãi suất nhận lại khác nhau. Mình ví dụ: Pool A chỉ cho các quỹ đầu tư có lợi nhuận trung bình 30% trong 5 năm gần đây vay; Pool B cho các quỹ đầu tư có lợi nhuận trung bình 20% trong 3 năm gần đây vay…
3. Các LPs tự tham khảo chiến lược của từng Pool, sau đó lựa chọn Pool phù hợp và add thanh khoản vào.
4. Borrowers tạo hồ sơ vay (hồ sơ này dạng hồ sơ vay vốn ngân hàng, thể hiện độ uy tín của quỹ các kiểu) và hợp đồng vay (điều khoản về số tiền vay, thời hạn trả, lãi suất…).
5. Hồ sơ này sẽ được Pool Delegate thẩm định, nếu okie thì khởi động hợp đồng vay.
6. Borrowers sẽ rút khoản tiền vay từ Pool đồng thời đặt cọc một lượng tài sản thế chấp (stake collateral) trong một giao dịch. Tác vụ này sẽ phát sinh một khoản phí (gọi là Establishment Fee) và được gửi đến Maple DAO Treasury.
7. Borrowers trả lãi theo chu kỳ đã cam kết và trả gốc khi đáo hạn khoản vay.
8. Pool Delegate sẽ claim tiền lãi + gốc mà người vay trả trong suốt quá trình cho vay. Số tiền này có thể được LPs, stakers claim bất kỳ lúc nào trong suốt quá trình vay.
9. Đến thời hạn đáo hạn mà borrowers chưa trả được nợ, họ sẽ có thêm 5 ngày để thực hiện thanh toán. Nếu vẫn không thực hiện thanh toán được, tài sản thế chấp sẽ được Pool Delegate thanh lý và hoàn trả cho Liquidity Pools đã tài trợ cho khoản vay. Ngoài ra, tổ chức vỡ nợ còn bị thiệt hại về uy tín, khi hồ sơ sẽ tồn tại việc vỡ nợ lần này. Ngoài ra, nếu tài sản thế chấp thanh lý nhưng vẫn không đủ trả cho Liquidity Pools, số tiền thiếu hụt có thể được lấy tiếp từ Staking Pool (phần tiền do các stakers gửi vào).
Các loại phí trên Maple
Có 2 loại phí trên Maple, gồm:
Establishment Fees | Ongoing Fees | |
Định nghĩa | Là phí do người vay trả khi thực hiện việc thẩm định khoản vay và giải ngân khoản vay | Phí được trả cho việc quản lý từng Liquidity Pool trong quá trình vay, được thiết lập sẵn bởi Pool Delegate khi tạo Liquidity Pool, tính theo % lợi nhuận nhận được. | Những người được nhận | ● Pool Delegate