logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Mạng lưới Ripple và đồng XRP ổn định hơn là bạn nghĩ

-20/05/2017

Những tiết lộ từ cuộc trò chuyện với Giám đốc Công nghệ của Ripple

Vốn hóa thị trường của Ripple đã vượt qua mức 10 tỉ USD vài ngày 17/5 vừa qua, biến nó trở thành đồng tiền thứ hai sau Bitcoin có thể vượt qua ngưỡng chục tỉ đô. Cách đây chưa được 2 tháng, vào ngày 2/4, vốn hóa của XRP thậm chí còn không vượt quá 1 tỉ đô. Nhiều người cho rằng nó là một bong bóng, và bong bóng này sẽ sớm vỡ tung thôi. Nhưng suy nghĩ của họ có thể là một sai lầm lớn, rất lớn.

Phần đông mọi người chỉ thấy được sự tăng trưởng trên bề mặt, ít ai lại đi sâu vào phân tích. Những kẻ mà xem nó như một bong bóng sắp vỡ thực chất còn chẳng hiểu bản chất của XRP và điều mà Ripple đang làm với nó. Họ chỉ hô hoán lên rằng:

Đối tác ngân hàng của chúng tôi sẽ không sử dụng XRP!” “Nguồn cung của nó là vô hạn và rốt cuộc sẽ dẫn đến siêu lạm phát!

Sai, sai quá sai

Báo chí đã có cuộc phỏng vấn với Stefan Thomas, Giám đốc Công nghệ của Ripple để tìm hiểu rõ mọi vấn.

Bạn muốn biết câu chuyện thật sự ư? Nó đây.

  • Ripple không tạo ra thêm bất cứ đồng tiền thuật toán hay tiền tài sản nào khác dành riêng cho các ngân hàng. Chỉ có duy nhất đồng XRP. Điều này có nghĩa là thành công của Ripple đến trực tiếp từ thành công của XRP.
  • XRP sẽ sớm trở nên phân quyền còn hơn cả Bitcoin. Thomas mới đây đã đăng một bài blog giải thích lí do vì sao.
  • Không chỉ nguồn cung XRP là có giới hạn – giống như Bitcoin – mà nó còn là một đồng tiền giảm phát, có nghĩa là một lượng XRP sẽ vĩnh viễn bị chia nhỏ sau mỗi giao dịch. Nó là đối lập hoàn toàn với việc có nguồn cung vô hạn. Khi thời gian trôi đi, số lượng Bitcoin có mặt trên thị trường sẽ không đổi, còn cung của Ripple thậm chí sẽ còn giảm đi, giúp nó ngày càng trở nên có giá trị hơn.
  • Thế còn về thông tin Ripple nắm giữ đến 60 trong số 100 tỉ XRP có mặt lúc này? Ripple vừa tuyên bố là sẽ bỏ 88% số tiền họ đang giữ vào hợp đồng thông minh ký quỹ có thời hạn bốn năm rưỡi. Do đó mọi người có thể yên tâm là công ty sẽ không có khả năng gây ngập thị trường bằng nguồn XRP của họ. Việc gửi số tiền trên vào hợp đồng thông minh còn đồng nghĩa với việc công ty sẽ không có cách nào rút chúng ra trước thời hạn quy định cả.

Nhưng tin tức quan trọng nhất là việc Ripple sẽ “đánh cược tất cả” vào XRP. Trước đây công ty từng được nghĩ là sẽ gạt XRP sang một bên vào theo đuổi việc phát triển các đồng tiền thuật toán khác, tuy nhiên Thomas đã bác bỏ thông tin này.

Khi được hỏi liệu công ty có đồng tiền nào khác ngoài XRP trên thị trường hay đang được phát triển hay không, Thomas trả lời vô cùng dứt khoát: “Không, công ty không có kế hoạch để tạo ra thêm bất cứ sản phẩm nào khác. XRP là sự lựa chọn tốt nhất của chúng tôi.” – vị CTO khẳng định.

Thế vì sao Ripple trước đây chưa từng tuyên bố điều này và cho công chúng thấy quyết tâm “chống lưng” đồng XRP của họ? Bởi vì công ty không phải là người đầu tiên ủng hộ ý tưởng giao dịch XRP giữa các cá nhân với nhau, vì thế họ không bị bắt buộc phải chia sẻ điều này. Việc XRP đang được bán với giá 50 cent hay 1 cent còn chẳng quan trọng là bao với Ripple. Công ty thậm chí còn muốn mức giá thấp hơn. Tại sao ư? Đó chính là vì tính biến động. Ripple muốn đồng tiền của mình càng gặp ít biến động càng tốt. Các ngân hàng đều là những thể chế tài chính bảo thủ, họ không muốn giá tự nhiên thay đổi giữa lúc thực hiện một thương vụ mua bán. Ngân hàng muốn đồng tiền mình đang giao dịch ổn định chứ không phải lúc nào cũng lên xuống thất thường.

Liệu tính biến động của XRP sẽ ngăn cản các ngân hàng sử dụng nó?

Đây là một câu hỏi hay, nhưng nó vẫn sẽ không gây nên tác động to tát gì. Nếu Ngân hàng A mua 10 triệu đô tiền XRP và tốn 10 giây để chuyển nó cho Ngân hàng B, và nếu trong khoảng thời gian đó giá XRP giảm 0,01% thì tức là đã có 1000 đô “bốc hơi” trong quá trình giao dịch. Đó là một vấn đề lớn. Khi được hỏi về cách các ngân hàng có thể dùng để xử lí việc này, Thomas chỉ trả lời đơn giản: công ty sẽ cho các ngân hàng sử dụng một dịch vụ giảm tính biến động, hay còn gọi là cung cấp thanh khoản. Cung cấp thanh khoản sẽ đảm nhận những rủi ro lên xuống của thị trường trong lúc tiền đang được chuyển đi, kể cả lúc giá tăng hay giá giảm,

“Khoảng thời gian mà các ngân hàng bất lực trước biến động giá XRP thường là rất ngắn vì lệnh giao dịch chỉ kéo dài từ 5 đến 10 giây. Vì thế lượng chênh lệch giá có thể xảy ra trong quãng thời gian ngắn như vậy, kể cả đối với những loại tài sản bất ổn định nhất, cũng thật sự là không nhiều.” – Thomas giải thích. “Các ngân hàng có thể dựa vào bên thứ ba để gánh chịu rủi ro ấy. Có những công ty sẵn sàng làm như vậy vì họ có thể kiếm lời từ việc đánh cược với rủi ro”. Điều này không thể áp dụng được với Bitcoin vì khác với biến động 10 giây của XRP, sự lên xuống của giá đồng tiền điện tử số 1 thế giới thường kéo dài đến cả tiếng đồng hồ.

Những nhà điều phối đang thúc đẩy các ngân hàng tiếp nhận Ripple

Nhiều nguồn tin đã tiết lộ rằng chính những nhà điều phối đang đứng đằng sau mọi chuyện, khuyến khích các ngân hàng sử dụng Ripple. Xin nhấn mạnh là: Chính những nhà điều phối đang kêu gọi các ngân hàng tiếp nhận Ripple. Nếu bạn đã theo dõi đồng tiền này đủ lâu, bạn sẽ hiểu lí do vì sao.

Ripple đã có những bước phát triển lớn với những thể chế tài chính đang nắm quyền lúc này. Có đến 75 ngân hàng đang đăng kí thử nghiệm giao dịch bằng đồng XRP. Tháng vừa rồi, công ty mới nhận vào làm cựu Giám đốc Kinh doanh của SWIFT – mạng lưới mà mỗi ngày đang xử lí chuyển tiền giữa hơn 11000 thể chế tài chính ở mọi quốc gia trên thế giới. Vài người tin rằng “sứ mệnh” của Ripple sẽ là thay thế SWIFT, một phần vì SWIFT tốn đến vài ngày để xử lí xong một thương vụ.

“Tôi không nghĩ bạn có thể khiến một con ngựa đuổi kịp được một chiếc xe đua.” – CEO Ripple Brad Garlinghouse nói.

Tuy nhiên, vẫn còn thực tế là cách nhanh nhất để chuyển tiền từ quốc gia này sang quốc gia khác là ôm vali đầy tiền lên máy bay rồi di chuyển thẳng sang nơi cần đến – một vấn đề lớn mà Ripple đang phải tìm phương án giải quyết.

“Đánh cờ” với những tổ chức quyền lực

Ripple đang thực hiện những bước đi đầy chiến thuật trong ván cờ mà mình đang chơi. Họ thực hiện các động thái mà không tuyên bố rộng rãi để tránh làm lung lay thị trường. Công ty muốn làm bạn chứ không có ý định gây thù với những tổ chức như SWIFT, vốn đã có chỗ đứng và quyền lực vững chắc trong thế giới ngân hàng.

Nhưng không khó để nhận ra rằng sau khi mọi chuyện kết thúc, chính SWIFT sẽ là người bị mất đi vị thế của mình.

“Quá trình làm việc như trên với các nhà điều phối để giáo dục họ và khám phá các yêu cầu của họ đối với Ripple thật sự diễn ra rất chậm,” Thomas cho biết.

 

Tăng trưởng nhanh và mạnh hơn tất cả các đồng tiền khác

“Chúng tôi đã mất nhiều năm để tìm ra những công dụng để XRP có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường”. Thomas giải thích rằng ngày nay có rất nhiều loại tiền khác nhau với đủ các tính năng mơ hồ mà nhà đầu tư có thể chọn mua, nhưng điều rõ ràng là XRP đã luôn đi trước chúng một bước về phương hướng hoạt động, tầm nhìn và cả khả năng ứng dụng, Hầu hết các altcoin cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chỉ mang tính khái niệm trên giấy, trong khi đó XRP đã được giao dịch ở ngoài đời thực.

Tại sao Ripple lại không tạo ra những đồng tiền điện tử độc quyền cho các ngân hàng mà lại khuyến khích họ đi sử dụng XRP?

Lí do của nó thật sự rất đơn giản. “Mỗi ngân hàng đều muốn có tên trên đồng tiền của mình, nhưng lại không chấp nhận việc tên của các ngân hàng khác xuất hiện trên đó. Điều này tạo ra một vấn đề nan giải vì khi đó ngân hàng nhiều khả năng chỉ có thể sử dụng đồng tiền thuật toán riêng với các chi nhánh con của nó thôi, lúc đó thì đồng tiền sẽ chẳng còn giá trị là bao. Tài sản chỉ trở nên đáng giá một khi nó được chấp nhận rộng rãi bởi mọi người.” – Thomas giải thích.

Đây chính là lí do đằng sau việc Ripple lại nhận được rất nhiều động lực phát triển như bây giờ, vì nó là một đối tác trung lập mà đã giới thiệu giải pháp XRP – chứ không phải là một đống tiền điện tử riêng – đến với các ngân hàng.

Ripple (XRP) so sánh với Bitcoin (BTC)

Ripple là một giải pháp tiền thuật toán cho các tập đoàn. Thomas chia sẻ: “XRP ngay từ đầu đã được thiết kế để phục vụ hệ thống ngân hàng”. Vị Giám đốc Công nghệ giải thích rằng Bitcoin không phù hợp cho các nhu cầu của tập đoàn, công ty và nó được xây dựng để tách biệt chứ không phải là tồn tại chung với chính phủ. Và chính yếu tố hòa hợp chung đấy đã giúp Ripple đạt được nhiều thành công vang dội.

Bên cạnh đó, Ripple cũng có thể xử lí lưu lượng giao dịch lớn hơn nhiều. Hiện tại, Bitcoin đang xử lí 7 thương vụ mỗi giây, trong khi con số này đối với XRP là 1000. Đây là một khác biệt quá lớn về quy mô một khi lưu lượng giao dịch mở rộng hơn nữa và xuất hiện thêm nhiều người sử dụng tiền điện tử để phục vụ nhu cầu riêng của mình.

Theo một bài tweet được CEO Ripple Brad Garlinghouse đăng tải vào ngày 31/3 thì Ripple chỉ cần trung bình 3,7 giây để giao dịch, Bitcoin thì tốn đến tận 2 giờ. Tốc độ trên của XRP là ngang bằng với thông lượng tối đa mà Visa – chuỗi xử lí thanh toán hàng đầu thế giới – cung cấp.

Tầm nhìn dài hạn

“Những cải tiến mới trong lĩnh vực tiền tệ chỉ diễn ra vài nghìn năm một lần.” – Thomas chia sẻ.

 

“Chúng ta đang nhìn nó từ một quan điểm dài hạn. Chúng tôi nghĩ là sẽ cần phải tốn thêm một ít thời gian nữa để các thể chế tài chính lớn có thể cảm thấy thoải mái khi giao dịch tài sản ảo.” Nhưng sự chuyển dịch đang ở rất cận kề. “Cách đây 6 tháng, chỉ có mình công ty chúng tôi đứng ra thúc đẩy XRP. Tuy nhiên, bây giờ Ripple đang nhận thêm được rất nhiều động lực khi mà ngày càng nhiều các ngân hàng yêu cầu chúng tôi cải thiện XRP nhanh hơn nữa vì họ đã nhận ra những lợi ích nó mang lại và không thể chờ lâu thêm để được tích hợp nó.” Ripple xuất hiện từ năm 2013 và phải đến tận 4 năm sau nó mới nhận được sự quan tâm chú ý và bắt đầu phát triển theo cấp số mũ.

Hãy cân nhắc điều này nếu bạn vẫn cho rằng vốn hoá thị trường của Ripple đang bị thổi phồng lên quá nhiều: mỗi ngày có đến 5,7 triệu tỉ đô tiền mặt chảy qua các thị trường giao dịch tài chính trên toàn cầu. Kích cỡ của XRP hiện tại, dù với mức tăng trưởng chóng mặt của nó nhưng vẫn chỉ là một phần nhỏ, chưa đầy 1/100 so với tiềm năng thật sự mà đồng tiền này có thể đạt được.

“Trong tương lai, nhiều khả năng Ripple sẽ được dùng cho các giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng và giữa các ngân hàng với nhau. Thị trường kiều hối hàng năm có giá trị 500 tỉ đô và Ripple đang tiến những bước đi đầu tiên để chinh phục nó thông qua việc hợp tác với các ngân hàng lớn.” – trích lời Petar Zivkovski, Giám đốc Tác nghiệp của nền tảng giao dịch tiền thuật toán Whaleclub.

Nhưng điều sau đây là chắc chắn: Ripple không phải là ý tưởng gì đó quá to lớn của công nghệ Blockchain. Đây chính là là nguyên nhân vì sao những người ủng hộ Blockchain thuần túy lại phản đối nó. Tuy nhiên, Ripple lại đang giải quyết một vấn đề khổng lồ của thế giới thật, đó chính là sự chậm chạp và đắt đỏ của quá trình chuyển tiền xuyên quốc gia. Tốc độ, hay việc thiếu tốc độ, chính là rào cản lớn nhất của kinh doanh và tiến bộ. Nếu Ripple có thể thực hiện lời hứa của mình, cắt giảm thời gian chuyển khoản từ 4 ngày xuống còn 4 giây thì thế giới của chúng ta sẽ thay đổi nhanh chóng và quá trình đổi mới giờ đây sẽ diễn ra với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử.

Và Ripple đã làm được điều này.

-20/05/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68