Bất chấp những tin đồn gần đây chủ yếu đến từ đề xuất thân thiện với tiền mã hóa từ một quan chức cấp cao trong chính phủ Malaysia, quốc gia này hiện không có kế hoạch áp dụng Bitcon làm tiền tệ hợp pháp.
Cụ thể trong ngày 22 tháng 3 vừa qua, cộng đồng nhà đầu tư đã rất kỳ vọng vào thông tin Malaysia có thể trở thành phiên bản “El Salvador” tiếp theo thông qua đề xuất áp dụng Bitcoin làm tiền tệ và hợp pháp hóa một số trường hợp sử dụng NFT của Thứ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (KKMM).
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính của đất nước là ông Mohd Shahar Abdullah đã bác bỏ những suy đoán này, phản đối ý tưởng áp dụng Bitcoin làm phương thức thanh toán cũng như công nhận BTC là tiền tệ trong cuộc họp Quốc hội vào ngày 24 tháng 3. Ông tuyên bố:
“Các đồng tiền mã hóa như Bitcoin không thích hợp để sử dụng làm công cụ thanh toán do nhiều hạn chế khác nhau, đặc biệt là tính rủi ro do biến động mạnh và những mối đe dọa an ninh mạng tiềm ẩn.”
Malaysia won’t recognize crypto as legal tender, a finance official says, just days after the communications minister backed legalizing Bitcoin https://t.co/J5TLcyMlyM
— Bloomberg (@business) March 24, 2022
Thay vào đó, ông cho biết Malaysia sẽ tập trung vào việc phát hành CBDC – đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Trên thực tế, mặc dù không sẵn sàng chấp nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh toán, các nhà quản lý Malaysia đã không hạn chế giao dịch crypto hoặc có bất kỳ động thái nào thật sự rõ ràng tác động đến khung pháp lý cho đến nay, theo bước của nhiều quốc gia khác như Indonesia hay Thái Lan.
Đương cử là Indonesia đang có kế hoạch đánh thuế lợi nhuận từ tiền mã hóa, xem crypto như một loại hàng hóa để giao dịch nhưng đã cấm sử dụng như một phương tiện thanh toán. Trong khi đó, Thái Lan vừa ban hành lệnh cấm sử dụng tiền mã hóa trong phạm vi thanh toán, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, nhưng không ngăn cản giao dịch cho các mục đích đầu tư.
Thậm chí Ủy ban Chứng khoán Malaysia (SC) còn tích cực hỗ trợ cấp phép cho các sàn giao dịch tiền mã hoạt động trong nước. Do đó, một số nền tảng lớn nhất thế giới cũng nhân cơ hội này để mở rộng sự hiện diện sang Malaysia. Đặc biệt là trường hợp của Binance.
Vào tháng 7, đích thân Uỷ ban Chứng khoán Malaysia đã “tuýt còi” Binance vì hoạt động trái quy định, tuy nhiên cho đến 3 năm 20222, Binance lại “ung dung” trở lại thị trường Malaysia thông qua khoản đầu tư vào sàn MX Global – một trong bốn sàn giao dịch tài sản mã hóa đã được SC phê duyệt đầy đủ về mặt pháp lý.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Chủ tịch Fed vạch ra rủi ro liên quan đến tiền mã hóa, yêu cầu Hoa Kỳ phải thắt chặt quy định
- Nhà lập pháp Nga đề xuất chấp nhận Bitcoin để mua bán năng lượng, giá BTC trở lại ngưỡng 44.000 USD