logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Lược sử “bong bóng tài chính”

-16/07/2017

Lĩnh vực tiền điện tử nói chung đã chứng kiến một quá trình tăng trưởng phi thường trong năm 2017. Đây quả thật là thông tin đáng mừng đối với người dùng, nhưng bên cạnh đó, nó cũng làm nhiều người băn khoăn liệu thị trường có đang đi quá xa so với giá trị thật sự của mỗi đồng tiền hay không.

Khi điều này xảy ra thì tâm lý cảm tính, suy đoán trong giới đầu tư càng làm đẩy giá của tài sản lên những mức cao vô lí và khó có thể được duy trì, dẫn đến việc tạo thành nên một bong bóng tài chính.

Những bong bóng kiểu như vậy đến một lúc nào đó rồi cũng sẽ nổ tung mà thôi, làm khánh kiệt những người mà đã bỏ rất nhiều tiền của để đầu tư.

Những bong bóng xuất hiện nhờ đầu tư suy đoán thậm chí có thể làm mất uy tín cho cả một lĩnh vực, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường khi mà các nhà đầu tư truyền thống dần quay lưng lại với nó.

Chuyến tàu lượn siêu tốc mang tên “Tiền điện tử”

Thị trường tiền điện tử đã chứng kiến việc giá trị các đồng tiền tăng chóng mặt trong bảy tháng vừa qua, nhất là vào tháng 5.

Một vài cái tên như là Bitcoin, NEM và BitShares đã có mức tăng giá vô cùng ấn tượng. Kể từ đầu năm 2017 cho đến lúc nó đạt đỉnh, giá mỗi đồng Bitcoin đã tăng dến 290%.

Thật vậy, không gì trong quá khứ có thể sánh được với những đợt tăng trưởng mà NEM (tăng 8156%) và BitShares (tăng 11480%) đã trải qua. Kể cả Dogecoin, đồng tiền thuật toán mà được cộng đồng người dùng xem như là “đã chết” từ lâu rồi mà cũng biến động đến 1652%.

Những sự tăng trưởng quá nhanh, quá mạnh, quá nguy hiểm như vậy chắc chắn là không thể nào duy trì được về lâu về dài. Lịch sử nền tài chính thế giới đã nhiều lần chứng kiến các quá trình “bơm giá” cho một vài loại tài sản lên chóng vánh để rồi dẫn đến điều tất yếu – một bong bóng được tạo thành và rốt cuộc vỡ tung toé ra.

Sự khác biệt về nhận thức

Sự gia tăng giá trị quá nhanh chóng của tiền thuật toán đã làm nhiều chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo, gọi nó là một “bong bóng” và khuyên nhà đầu tư nên cẩn thận hơn khi đưa ra quyết định.

Số khác thì lại bảo bong bóng tiền điện tử là không thể, căn cứ vào “Thuyết thị trường lưỡng cực”. Theo George Soros, tình hình thị trường rất “nhạy cảm” bởi vì sự đồng bộ trong nhận thức giữa các nhà đầu tư với nhau cũng như là khả năng thao túng của một số yếu tố.

Đồng bộ nhận thức ở đây chính là việc các thành phần tham gia vào nền kinh tế cùng chấp nhận đánh giá một thông tin nào đó theo đúng bản chất thật sự của nó. Trái lại, khả năng thao túng là khi một người (hay nhóm người) cố tình biến đổi, xê dịch thông tin nhằm mục đích tư lợi cho bản thân. Một khi nhận thức của nhà đầu tư đã bị thao túng, sự trung lập của họ sẽ bị “phủ một màu mới”, ảnh hưởng đến các quyết định họ đưa ra khi tham gia vào thị trường.

Do vậy, các thị trường thường phản ánh quan điểm, góc nhìn của các cá nhân đầu tư vào đấy, chứ không phải phản ánh đặc điểm hiện tại của nền kinh tế nói chung.

Những ví dụ điển hình trong quá khứ

Bong bóng tài chính đầu tiên trong lịch sử chính là Cơn sốt hoa tulip Hà Lan. Khi các thương nhân Hà Lan đồng ý bán trước tulip trong tương lai, giá trị loại tài sản này nhanh chóng tăng lên cao hơn rất nhiều so với bản chất ban đầu của nó.

Nhà đầu tư tiến hành lập các hợp đồng tương lai để mua búp hoa, nhưng không phải là vì họ muốn chúng, mà đơn giản là vì họ nghĩ sau này mình có thể bán lại giao kèo đặt trước trên với mức giá cao hơn số tiền mình bỏ ra ban đầu.

Cơn sốt hoa tulip tiếp tục tiếp diễn cho đến khi giá trị của riêng một búp hoa vượt qua cả giá trị của một ngôi nhà sang trọng tại thủ đô Amsterdam. Và như ai cũng biết thì một khi nhà đầu tư mới ngừng tham gia vào thị trường, giá mua hoa đổ sập về mức trước khi bong bóng xuất hiện.

  • Xem thêm: “Bitcoin là bong bóng hoa tulip thế hệ mới” – tuyên bố của phóng viên BBC

Bong bóng South Sea là một ví dụ hết sức thú vị khác. Công ty South Sea được Chính phủ Anh Quốc lập nên vào năm 1711 với hy vọng có thể bắt chước được những thành công tương tự như Công ty Đông Ấn Hà Lan. Để đổi lại cho một khoản vay lớn từ Công ty South Sea, chính quyền Anh đã cấp phép độc quyền giao thương ở các vùng biển thuộc khu vực Nam Mỹ cho công ty (vì thế mới xuất hiện tên gọi South Sea). Với hy vọng có thể đắm mình trong sự giàu có, càng được thúc đẩy bởi cơn sốt trong xã hội, nhu cầu đối với cổ phiếu của South Sea vút bay lên những con số không đời nào tưởng tượng nổi (từ 100 bảng lên 1000 bảng/cổ phiểu chỉ trong gần một năm). Không may sau đó thì công ty sụp đổ và giá trị cổ phiếu South Sea về lại bằng 0.

Đến cả nhà vật lí học nổi tiếng của nước Anh thời đó là Sir Isaac Newton cũng bị cuốn vào bong bóng South Sea. Thương vụ ấy làm ông lỗ đến gần 20.000 bảng Anh (tương đương 3 triệu USD ở hiện tại). Newton cảm thấy xấu hổ đến mức ông cấm tất cả mọi người nhắc đến từ “Công ty South Sea” trước mặt mình.

  • Xem thêm: Điều mà mỗi nhà đầu tư Bitcoin có thể học được từ sai lầm của Sir Isaac Newton

Kiểu hình “Tháp Eiffel”

Những bong bóng như trên thường vỡ tung rất nhanh chóng, tạo nên cái mà giới đầu tư thường gọi là kiều hình “Tháp Eiffel”. Về cơ bản nó bao gồm giá trị của một tài sản bất kì nào đó tăng trưởng theo cấp số mũ, đạt đỉnh để rồi giảm trở lại mức ban đầu với thời gian hoàn tất quá trình giảm cũng nhanh như là lúc nó tăng vậy.

Kiểu hình ấy y chang cấu trúc hai chiều của tháp Eiffel vậy. Thống kê trên CoinMarketCap cho thấy hiện tại, phân khúc tiền điện tử dường như là đã đạt đỉnh và đang bắt đầu chu trình đi xuống của mình. Trước đây, giai đoạn giá tăng trưởng đã kéo dài trong 2 tháng, và có vẻ như đợt đi xuống cũng sẽ diễn ra trong quãng thời gian tương tự.

Theo CoinTelegraph

-16/07/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68