Khi bàn về các cơ chế đồng thuận trong ngành công nghiệp blockchain, chúng ta sẽ có thể bắt gặp được nhiều trường phái. Giao thức PoW (bằng chứng công việc) tiêu tốn nhiều năng lượng đào đang dần được các nền tảng tiền số thay thế bằng Proof-of-Stake (bằng chứng cổ phần) trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, vấn đề gì cũng có hai mặt và Proof-of-Stake cũng không phải là ngoại lệ.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự tập trung hóa quyền lực trong mạng lưới Proof-of-Stake (PoS) khi người nắm giữ phần cổ phần trong một giao thức đang thể hiện khá rõ quyền chi phối của mình.
Những cá mập PoS “lên ngôi”?
Công ty nghiên cứu Messari đã quan sát các mà quyền lực và tài sản được phân phối trong các blockchain công cộng và cách mà khiến tạo ra một thế hệ bảo thủ và làm ảnh hưởng đến tương lai ứng dụng thực tế cho công nghệ vốn dĩ có bản chất phi tập trung này.
1/ In a world increasingly losing faith in institutions, how power and wealth is distributed within public blockchain networks may prove decisive.
Proof-of-Stake networks run the risk of creating an entrenched class that could stifle future adoption. pic.twitter.com/lmSRKZiw90
— Ryan Watkins (@RyanWatkins_) March 2, 2020
Mô hình này trao quyền về cho những người mua hầu hết số token được phát hành và mở bán trong đợt ICO. Những người nắm giữ ít sẽ bắt đầu bán số token này khi được giá và khiến cho những kẻ đã giàu nay lại có thêm quyền lực.
Mặc dù đó chỉ là tình huống giả thuyết, song, với những nền tảng áp dụng PoS như Ethereum thì blockchain sẽ mãi mang gánh nặng của đượt phân phối token mở bán đợt đầu.
Công ty nghiên cứu còn cho biết điều này càng đúng đối với những nền tảng vận hành on-chain.
Khi mà nhiều blockchain PoS xuất hiện, các sàn giao dịch lớn sẽ bắt đầu xây dựng dịch vụ staking. Coinbase đã thực hiện chiến lược này với Tezos. Sàn này cho biết không chỉ sở hữu token mà họ còn sở hữu quyền quyết định vĩnh viễn trên blockchain.
Bằng chứng sở hữu đối với blockchain có thể là một “món hời” tốt khi vì có thể tăng tính bảo đảm khi không ai muốn làm hỏng thương vụ đầu tư của mình. Tuy nhiên, mô hình này lại khiến cho mạng lưới trở nên tập quyền hơn khi xét về khía cạnh chi phối quyền lực. Đây là dấu chấm hỏi lớn cho tương lai của blockchain PoS.
Cơ chế đồng thuận hỗn hợp?
Một giải pháp cho vấn đề này chính là mô hình đồng thuận hỗn hợp PoS + PoW. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Decred làm ví dụ cụ thể về cách mà miner có thể giải quyết vấn đề chi phí với những nhà cung cấp năng lượng khi thực hiện giao thức PoW.
Các nền tảng crypto đang dần phát triển và việc cân bằng được giữa tính bảo mật, tính phân quyền, quy mô có thể sẽ khó khăn hơn.
Theo BeinCrypto
Có thể bạn quan tâm: