DeFi là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thị trường Crypto năm 2020. Cùng nhìn lại lịch sử của DeFi để nắm rõ hơn chặng đường phát triển của thể chế kinh tế kinh tế mới này.
Khởi đầu từ Bitcoin
Bitcoin có được coi là DeFi hay không? Cho dù câu trả lời là thế nào thì sự ra đời của Bitcoin là khởi nguồn của tất cả tiền điện tử nói chung, và cả defi nói riêng.
Bitcoin cho phép thực hiện các giao dịch giữa bất kỳ ai sử dụng internet theo một các phi tập trung. Tạo ra các giao dịch – là một chức năng cơ bản của Tài chính, vì vậy Bitcoin có yếu tố DeFi trong đó.
Sự ra đời của Ethereum
Bitcoin được coi là tiền tệ của internet, Ethereum thì không như vậy.
Việc có các giao dịch phi tập trung, ẩn danh, không kiểm duyệt là điều tuyệt vời, nhưng Kinh tế – Tài chính không chỉ dừng lại ở đó. Các nghiệp vụ tài chính khác như vay, cho vay, cấp vốn, các công cụ phái sinh mới là thứ tạo nên sự sôi động của phố Wall.
Bitcoin, được xây dựng trên ngôn ngữ Script – không phù hợp cho các nghiệp vụ này do hạn chế các câu lệnh. Ethereum với ngôn ngữ lập trình Solidity, nhanh chóng trở thành một nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến vì đáp ứng được các tiêu chí.
Ethereum ra mắt vào năm 2015 và từ đó đến nay, nền tảng blockchain này vẫn liên tục thu hút các developer. Ngày càng có nhiều ứng dụng đơn giản như các trò chơi ( CryptoKitties) đến các ứng dụng tài chính phức tạp như hiện nay.
Giao thức DeFi lâu đời nhất: Maker
Một trong những dự án lâu đời nhất trên Ethereum là Maker – một giao thức cho phép đúc ra stablecoin phi tập trung đầu tiên, DAI.
Sự phát triển của Maker được tài trợ bởi Venture Capital và ra mắt vào cuối năm 2017. Lúc đầu, DAI chỉ được đúc bằng tài sản thế chấp là ETH, tuy nhiên số lượng tài sản thế chấp được chấp nhận đã mở rộng vào cuối năm 2019.
Maker là một trong những mắt xích quan trọng trong kỷ nguyên DeFi và là dự án tiên phong trong phong trào tạo ra các giao thức phi tập trung.
Sàn giao dịch phi tập trung EtherDelta
Trái với hiểu nhầm thông thường rằng Sàn giao dịch phi tập trung chỉ mới xuất hiện vào năm 2019-2020, EtherDelta – sàn giao dịch phi tập trung đã xuất hiện từ năm 2017. EtherDelta cho phép trao đổi các token thuộc chuẩn ERC20 thông qua cơ chế order-book tương tự các sàn tập trung.
Xem thêm: Borrowing là gì?
Mặc dù lúc đó không có nhiều sàn giao dịch phi tập trung như hiện tại, EtherDelta vẫn ít được biết đến do trải nghiệm người dùng kém và phức tạp. Người dùng chủ yếu sử dụng EtherDelta để giao dịch các token sau khi ICO nhưng chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung.
Một trong những sự kiện đáng kể – có thể coi là vụ hack DEX đầu tiên. Hacker giành được quyền truy cập vào giao diện của EtherDelta và redirect họ đến một trang web lừa đảo – ước tính 800 nghìn USD đã bị đánh cắp.
ICO – Initial Coin Offering
Cùng trong năm 2017, một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Ethereum được khai thác – ICO, gọi vốn cộng đồng.
Các dự án mới, thay vì huy động tiền bằng các phương pháp truyền thống, thiếu sự minh bạch thì giờ đây, họ có thể phát hành các token của riêng họ để đổi lấy ETH. Mặc dù về lý thuyết, đây là 1 ý tưởng không tồi, nhưng việc thiếu cơ chế cũng như động lực để thúc đẩy các đội nhóm phát triển sau khi gọi vốn thành công, đã tạo nên nhiều dự án ma – không có gì ngoài 1 bản whitepaper sơ sài.
Trong số các dự án ICO đó, vẫn còn các dự án DeFI tồn tại đến hiện tại.
Một số dự án đáng chú ý từ thời kỳ ICO là:
LEND – nay đổi thành AAVE, nền tảng vay và cho vay phi tập trung.
HAVVEN – nay là Synthertix SNX, giao thức thanh khoản các công cụ phái sinh.
Republic Protocol – nay là REN, giao thức cầu nối thanh khoản giữa các blockchain.
Kyber Network – KNC; 0x; Bancor, các giao thức hoán đổi trên ETH.
Một trong những đột phá chính vào thời điểm đó là ý tưởng về việc người dùng tương tác với các hợp đồng thông minh chứa tài sản của những người dùng khác, thay vì tương tác ngang hàng p2p. Ý tưởng này đã tạo ra một mô hình mới “user-to-contract”, định hình DeFi trong tương lai.
Sau khi cơn sốt ICO kết thúc và bước vào thị trường downtrend. DeFi đã trải qua một thời gian khá lặng tiếng – ít nhất với cái nhìn từ bên ngoài. Trên thực tế, đằng sau hậu trường, các giao thức DeFI vẫn liên tục được xây dựng và cải tiến.
Tất cả những sự cái tiến trong giai đoạn này là bước phát triển nền móng để tạo ra đột phá mới trong DeFi – COMP.
Trước khi tiến đến “điểm bùng phát”
Ngày 2 tháng 11 năm 2018, phiên bản đầu tiên của Uniswap được công bố. Đẩy là đỉnh cao trong hơn 1 năm làm việc miệt mài của Hayden Adams.
Uniswap rõ ràng là một mảnh ghép tối quan trọng trong không gian DeFi. Trái ngược với EtherDelta, Uniswap được xây dựng dựa trên các khái niệm hoàn toàn mới như “nhóm thanh khoản” , “automate market maker”. Tận dụng mô hình “user-to-contract” trước đó.
Phiên bản đầu tiên của Uniswap được tài trợ bởi Ethereum Foundation.
Vào tháng 7 năm 2019, một sự kiện quan trọng đã diễn ra. Synthetix đưa ra chương trình khuyến khích thanh khoản đầu tiên – một cơ chế sau này trở thành một trong những chất xúc tác quan trọng cho cái mà chúng ta đã trải qua – DeFi Summer 2020. Bao gồm Compound, REN.
Thứ Năm đen tối
Ngày 12 tháng 3 năm 2020, giá ETH giảm mạnh hơn 30% trong vòng chưa đầy 24h trong bối cảnh đại dịch Corona bùng phát.
Đây là một trong những thử thách căng thẳng nhất với ngành công nghiệp DeFi. Phí GAS ETH đã tang lên mức 200 gwei ( rất cao vào thời điểm đó) do nhiều người dùng cố gắng gửi thêm tài sản thế chấp của họ để bảo đảm các khoản vay khác nhau hoặc đang cố gắng tháo chạy khỏi bể máu.
Dĩ nhiên, giao thức chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự kiện này chính là Maker. Sự thanh lý ETH của những người dùng dẫn đến việc Keeper bot – những người chịu trách nhiệm mua lại các tài sản thanh lý – có thể đặt giá 0 DAI cho tài sản thế chấp ETH. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt của 4 triệu USD giá trị ETH. Sau đó Maker đã bổ sung token MKR để bù đắp khoản thâm hụt này.
Cuối cùng, mặc dù sự kiện như Thứ Năm đen có thể là nghiêm trọng, nhưng “điều gì không thể giết bạn, sẽ khiến bạn mạnh hơn”, chính sự kiện đó đã khiến giới phát triển defi nhận ra tầm quan trọng của việc chống phân mảnh trong toàn bộ hệ sinh thái.
Mùa hè DeFi
Chất xúc tác đầu tiên là chương trình khai thác thanh khoản của COMP do Compound đề xuất vào tháng 5 năm 2020.
Người dùng DeFi bắt được được thưởng khi cho vay và vay trên Compound. Phần thưởng là token COMP, dẫn đến việc cung cấp thanh khoản vay và cho vay tăng lên đáng kể. Điều này cũng cho phép sự phát triển của “Yield Farming” vì người dùng có thể sử dụng các token giữa các giao thức để tối ưu hóa lợi nhuận.
Điều này cũng tạo ra một mô hình quản trị mới, người dùng có các token thưởng có thể tham gia đề xuất hoặc bỏ phiếu cho các đề xuất với giao thức.
Mặt khác, một ý tưởng khác cũng xuất hiện trong thời gian này – liquidity mining – phân phối token thông qua việc cung cấp thanh khoản cho chính các dự án mới. Mà không thể không nhắc đến Yearn Finance.
Yearn – được phát triển bởi Andre Cronje vào đầu năm 2020, là một trong những công cụ tối ưu hóa năng suất bằng việc tự động chuyển đổi giữa các giao thức cho vay khác nhau. Để phân cấp hơn nữa cho giao thức. Andre đã quyết định phân phối token quản trị – YFI 0 cho cộng đồng sử dụng Yearn vào tháng 7 năm 2020.
Token được phân phối hoàn toàn qua liquidity mining – không có các quỹ, không có phần thưởng cho nhà tài trợ, không có dev fund. Mô hình này đã thu hút nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng DeFi, với dòng tiền trong các nhóm thanh khoản đạt đến mức hơn 600 triệu USD.
Bản thân YFI tang theo đường parabol từ 6 USD khi mới được niêm yết trên Uniswap và đỉnh điểm là hơn 40000 USD sau khi được niêm yết lên Binance.
Giống như hầu hết các dự án khác, Yearn nhanh chóng bị sao chép bởi nhiều nhà phát triển khác với các cải tiến và thay đổi nhỏ.
Trong thời điểm này, một dự án cũng đáng được chú ý đó là Ampleforth với khái niệm Rebase. Và chúng ta sẽ nhớ đến Yam.
Yam – nguồn gốc của từ cụm từ “nông dân đào khoai”, được ra mắt vào ngày 11 tháng 9 năm 2020 – chỉ vỏn vẹn sau 11 ngày phát triển – bởi duy nhất một người ( có lẽ vậy. )
Token YAM cũng được phân phối theo tinh thần fair launch của YFI. Chính YAM là giao thức giúp các dự án COMP, LEND(AAVE), LINK, MKR, SNX và YFI thu hút được sự chú ý của cộng đồng tiền điện tử nhiều hơn khi khuyến khích họ đặt các token này trên nền tảng của YAM.
Chưa đầy 2 ngày sau khi ra mắt, một lỗi nghiêm trọng trong cơ chế rebase được tìm thấy. Mặc dù lỗi này chỉ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp thanh khoản ở nhóm yCRV-YAM nhưng nó giống như cú tát đầu tiên vào những người nông dân khi lựa chọn con đường này. Đằng sau những APY lên đến 4 chữ số luôn tiềm ẩn những rủi ro không lường trước.
Sau đó là Sushiswap, ra mắt vào cuối tháng 8 năm 2020 bởi một nhóm ẩn danh, giao thức đã tạo ra một khái niệm mới “tấn công ma cà rồng” nhằm mục đích rút thanh khoản khỏi Uniswap. Sau một số drama của Chef Nomi – đứng đầu Suhiswap, giao thức cũng chuyển được một lượng lớn thanh khoản của Uniswap sang nền tảng mới của họ.
Nhiều dự án khác cũng được khởi động vào mùa hè này. Hầu hết là sự lặp lại và cải tiến của các dự án khác. Chỉ một số thực sự là các bản fork chất lượng như SWERVE ( fork từ Curve), VALUE ( fork từ YFI và BAL )…
Một trong những sự kiện lớn cuối cùng của DeFi Summer là sự ra mắt của token UNI. Tất cả người dùng trước đây của Uniswap bỗng nhận được một khoản tiền trị giá hơn 1000 USD ( có thể là hơn 3000 USD ở thời điểm viết bài. ) Đây có thể được coi là nỗ lực trong việc giành lại thanh khoản từ Sushiswap.
Trong thời gian này, các chỉ số DeFI được cải thiện đáng kể.
Khối lượng hành tháng của Uniswap tang từ 169 triệu USD vào tháng 4 năm 2020 lên hơn 15 tỷ USD vào tháng 9 năm 2020. Một mức tăng 100 lần. Tổng giá trị khóa tăng từ 800 triệu lên 10 tỷ USD cùng thời gian.
Các hoạt động DeFi nhộn nhịp cũng hút một lượng lớn Bitcoin khoảng 60.000 BTC được wrap sang ETH.
Tất nhiên không có gì là mãi mãi
Sự tăng trưởng đi lên theo đường parabol chưa bao giờ bền vững. Thị trường bắt đầu đảo chiều vào đầu tháng 9 năm 2020, các token DeFI là những nạn nhân đầu tiên của những đợt bán tháo. Lợi nhuận thu được do thanh khoản từ các giao thức cũng kém hấp dẫn vì sự mất giá của token.
Tâm lý tiêu cực kéo dài trong tháng 9 và 10 mặc dù hệ sinh thái DeFi vẫn được xây dựng và phát triển. Thị trường tìm thấy đáy vào tháng 11, một số giao thức đã có mức giảm từ 70-90% so với với cao nhất. Mọi chuyện dường như diễn ra nhanh hơn nhiều so với màu đông ICO.
Sao khi hồi phục 50%, thị trường DeFI bắt đầu có xu hướng tăng trưởng trở lại. Một cơ sở để khẳng định DeFi vẫn đang uptrend, đó là mặc dù trong mùa đông Defi, tổng giá trị bị khóa và lượng giao dịch trên Uniswap vẫn cao hơn nhiều so với đầu năm 2020. Mọi chỉ số đều tăng trưởng bất chấp các vụ hack xảy ra trong suốt năm 2020 – bZx, Akropolis, Picker, Cover, Value-defi, Harvest, đó chỉ là số ít nổi bật.
Vào cuối năm 2020, khi Bitcoin phá đỉnh cũ, có vẻ DeFI đang chuẩn bị cho một đợt tăng trưởng parabol khác.
Tương lai nào cho DeFi
Rất lạc quan, tương lai của DeFI rõ ràng là tươi sáng.
Mọi thứ tăng trưởng.
Các dự án có nhiều cải tiến, sáng tạo.
Việc mở rộng có lẽ sẽ diễn ra sau khi các nâng cấp mới của ETH2.0 hoàn thiện, hoặc với sự trợ giúp của các layer2, thậm chí các mạng blockchain mới. Điều này sẽ cho phép những người dùng mới tiếp cận DeFi. Nó cũng sẽ tạo ra các ứng dụng mới mà trước đây không khả thi vì phí mạng cao. Ví dụ Beefy – công cụ tối ưu hóa farming trên Binance Smart Chain.
Đưa các tài sản truyền thống vào DeFi bằng cách mã hóa chúng hoặc dưới dạng các tài sản tổng hợp sẽ mở ra những cơ hội mới. Synthetix bắt đầu đưa các token tổng hợp TESLA vào giao thức.
Sự cạnh tranh giữa DeFi trên layer 2, ETH2.0, DeFi trên Bitcoin và các chuỗi khác cũng sẽ được chú ý trong giai đoạn tới. Các giao thức có khả năng tương tác xuyên chuỗi sẽ trở nên thực sự quan trọng. Đó là lý do tại sao Polkadot lại trở nên hot gần đây.
Các lĩnh vực khác, chẳng hạn như bảo hiểm, vay không thế chấp, stablecoin thuật toán cũng đang được khám phá.
Tất cả sẽ diễn ra vào năm 2021 và thậm chí còn hơn nữa.
Làm cách nào để bạn không bỏ lỡ? Đơn giản, hãy theo dõi và cùng cộng đồng Coin68 trải nghiệm kỷ nguyên DeFi sắp tới.