logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Lí do vì sao Bitcoin và kim loại quý nên cùng nhau hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu tư

-08/05/2017
Nguồn: Cointelegraph

Trong suốt vài năm gần đây, một cuộc tranh luận sôi nổi đã luôn diễn ra ở phần bình luận của các website thông tin tài chính, giữa một bên bao gồm những người mà đã chủ động tiếp nhận tiền thuật toán cùng khả năng bảo vệ chủ sở hữu của nó trong thời kì hỗn loạn kinh tế và bên còn lại là nhiều nhà đầu tư vẫn giữ quan điểm rằng chỉ có vàng bạc mới có thể đáp ứng các yêu cầu trên.

Tuy nhiên, những danh mục đầu tư đề phòng khủng hoảng nên chứa đựng cả hai loại tài sản này, và thực tế là chúng còn có thể hỗ trợ cho nhau nữa.

Giá giao dịch Bitcoin và các đợt khủng hoảng tài chính

Vàng và bạc đã có uy tín là phương tiện lưu trữ giá trị đáng tin cậy trong suốt hàng nghìn năm nay mà không loại tài sản nào có thể so bì được, cho đến khi Bitcoin xuất hiện và tự xây dựng danh tiếng rất ấn tượng cho riêng mình. Giá Bitcoin vẫn tăng vọt trong các đợt khủng hoảng kinh tế như là sự kiện EU phải bơm tiền cứu trợ cho đảo Síp năm 2013, việc đồng rubble của Nga rớt giá trầm trọng một năm sau đó, tiếp đến là khủng hoảng nợ công Hy Lạp năm 2015 và mới đây nhất là sự kiện Chính phủ Trung Quốc áp đặt nhiều quy định kiểm soát dòng vốn hồi đầu năm 2016.

Vào mùa hè năm ngoái, Bitcoin cũng có đà đi lên tương tự trước thông tin về Brexit và theo sau là việc Ấn Độ ngừng lưu hành tiền mệnh giá lớn, khiến nền kinh tế quốc gia châu Á này trở thành một mớ hỗn độn.

Đợt tăng trưởng nhờ khủng hoảng gần đây nhất của Bitcoin xuất phát từ sự gia tăng kiểm soát trong đầu tư tại Trung Quốc, đi kèm với những bất ổn chính trị chung liên quan đến tham nhũng. Màn trình diễn tuy ngắn ngủi nhưng lại vô cùng nhất quán này dù chưa bảo đảm 100% là sẽ biến Bitcoin thành “thiên đường an toàn” cho các nhà đầu tư nhưng nó sẽ khiến lượng vốn đổ vào lĩnh vực tiền điện tử gia tăng nhanh chóng mỗi khi xảy ra biến động kinh tế.

Sau đây là một vài dữ liệu minh họa từ bitcoincharts.com

EU cứu trợ đảo Síp (2013) Đồng rubble của Nga rớt giá (2014) Khủng hoảng nợ công Hy Lạp (2015) Sự kiện kiểm soát vốn đầu tư tại Trung Quốc (đầu năm 2016) Brexit (giữa năm 2016) Sự kiện Ấn Độ ngừng lưu hành tiền mệnh giá lớn (cuối năm 2016)

Tổng mức vốn hóạ hiện tại của thị trường tiền điện tử ở thời điểm bài viết này được thực hiện là xấp xỉ 34 tỉ USD, thấp hơn 1% so với giá trị của các loại kim loại quý. Tuy nhiên, tổng giá trị của vàng, bạc, … đã khai thác lên chỉ có thể chi trả được có 2% số nợ trên thị trường thế giới. Điều này cho thấy rằng dù phân khúc tiền thuật toán còn non trẻ và nhỏ bé nhưng chứa trong nó tiềm năng phát triển vô cùng đáng nể.

Vậy còn các kim loại quý thì sao?

Suốt những năm gần đây, chủ sở hữu vàng bạc thu về được rất ít và còn có khi phải gánh lỗ từ khoản đầu tư của mình; giữa lúc ấy người dùng tiền điện tử đang kiếm được biết bao lợi nhuận. Hiện tại, tiền điện tử vẫn đang thiếu đi một cơ cấu thị trường có kỳ hạn, vốn là công cụ được ưa thích để thao túng danh mục đầu tư kim loại quý.

Tuy vậy, không có nghĩa là kim loại quý không có chỗ đứng riêng cho mình. Có rất nhiều điều cần phải nói về loại tài sản gần như không có rủi ro này, thứ mà bạn luôn có thể cất giữ bên mình.

Những chủ sở hữu kim loại bác bỏ tiền điện tử vì họ sợ Chính phủ sẽ đổ vỡ, các vấn đề kỹ thuật hay khiếm khuyết nào đó mà chưa ai biết đến. Chính vì vậy, họ từ chối đầu tư tiền vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, nhiều khả năng đây cũng xuất phát từ sự bảo thủ trước cái mới hay lòng đố kị của nhà đầu tư trước thành công của Bitcoin.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vào kim loại quý nên nhận ra rằng bản thân họ có lợi thế cực kì lớn khi chuyển sang mua bán tiền điện tử so với những người không sở hữu vàng bạc. Nếu giá trị tiền thuật toán bị tác động mạnh hay biến mất do một sự kiện không lường trước nào đó thì nhu cầu thị trường khi ấy sẽ phải tìm một nơi khác để đổ tiền vào – hay chính xác hơn là kim loại quý.

Hoặc nếu người ta bỗng nhiên nghi ngờ về khả năng trở thành “thiên đường an toàn” của tiền điện tử thì kim loại quý cũng sẽ được lợi. Hãy cân nhắc kĩ những giả thuyết trên và đừng quên rằng vàng bạc chính là rào cản tự nhiên mà đã gây nên bao lo ngại và rủi ro cho tiền thuật toán.

Tác động của việc điều phối

Hành động can thiệp mới nhất của một chính phủ lên thị trường tiền điện tử là sự kiện Trung Quốc ban hành nhiều quy định mới lên các sàn giao dịch, dẫn đến hệ quả là một lượng lớn tài khoản Bitcoin bị đóng băng. Như các bạn có thể thấy rõ ở biểu đồ phía bên dưới, giá trao đổi Bitcoin đã phản ứng tiêu cực trước diễn biến mới này, trong khi giá vàng lại di chuyển theo hướng ngược lại.

Nhiều khả năng các kim loại quý và tiền điện tử sẽ giúp nhà đầu tư thu được lợi từ những khiếm khuyết cố hữu trong hệ thống tiền tệ dựa trên vay nợ của chúng ta, nhưng việc sở hữu chỉ một trong hai loại tài sản trên không nên trở thành rào cản cho việc bỏ tiền vào cái còn lại. Chúng ta nên sử dụng phối hợp hai kênh đầu tư trên trong giao đoạn khủng hoảng: tiền điện tử giúp ta kiếm tiền nhanh, còn vàng và bạc để đề phòng các bất trắc có thể xảy ra bất ngờ.

[button color=”” size=”” type=”square_outlined” target=”” link=””]Lưu ý: Tác giả bài viết trên không phải là một cố vấn tài chính, bài viết này cũng không nên được xem như một lời khuyên thực sự. Đây chỉ là ý kiến riêng của người viết, cho nên chúng tôi khuyên bạn ĐỪNG dựa vào những thông tin này, hay bất kì nguồn nào khác trên Internet để tiến hành các quyết định đầu tư.[/button]

-08/05/2017
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68