logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Làm thế nào để 1 DAI “neo giá” vào 1 USD?

-24/08/2021

Anh em sử dụng các sản phẩm DeFi chắc cũng đã quá quen thuộc với cái tên DAI (một stablecoin được phát triển bởi MakerDAO). Mọi người thường mặc định 1 DAI sẽ luôn bằng 1 USD. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để đảm bảo được phương trình cân bằng trên, đằng sau MakerDAO và DAI là những thủ thuật về tài chính “hết sức kì ảo”. Hôm nay, hãy cùng đi sâu để tìm hiểu xem, vì sao MakerDAO lại giữ được giá trị cho stablecoin của mình nhé.

Làm thế nào để 1 DAI "neo giá" vào 1 USD?
Làm thế nào để 1 DAI “neo giá” vào 1 USD?

Những biến động trong quá khứ

Nhiều anh em từng theo dõi MakerDAO trong khoảng thời gian tháng 03/2020 chắc cũng đã biết vụ việc nền tảng này phải tạm hoãn hoạt động vì hệ quả từ việc thị trường lao dốc mạnh trong ngày thứ 6 đen tối, cùng sự tắc nghẽn trên mạng lưới Ethereum.

Chính vì sự cố này, lượng quỹ tài sản thế chấp trên MakerDAO bị thâm hụt lớn, khiến giá trị một đồng DAI bị đặt dấu hỏi. Cũng sau sự kiện này, MakerDAO đã phải bán đấu giá token MKR trong quỹ để trả khoản nợ xấu trên.

> Xem thêm: Lần đầu tiên MakerDAO bán đấu giá token MKR để trả khoản nợ xấu 4 triệu đô

MakerDAO hiện đang làm gì để đảm bảo giá trị của DAI?

Tạm gạt qua những “đau thương” từ sự kiện nói trên, MakerDAO hiện vẫn đang là đơn vị đi đầu trong việc phát hành synthetic stablecoin. Vậy, dự án này đang có những nỗ lực, cũng như cách thức nào để đảm bảo giá trị cho đồng stablecoin của mình?

Công cụ 1: Mô hình Vault cổ điển

Nếu ai đã quen với MakerDAO, chắc chắn sẽ biết đến mô hình Vault thế chấp tài sản. Để vay được (mint ra) 100 DAI, bạn sẽ phải thế chấp một lượng tài sản tiền mã hoá (có thể là ETH, BTC, BAT,..) tương ứng với 150 USD. Nếu giá trị tài sản thế chấp của bạn giảm xuống một mức nhất định, thì Vault (được điều khiển bởi các smart contract) sẽ mặc định thanh lý tài sản của bạn.

Cơ chế này giúp ổn định giá DAI như thế nào?

  • Khi DAI có giá cao hơn 1 USD: Điều này khuyến khích người dùng mint ra nhiều DAI hơn. Vì sao? Vì cùng một lượng giá trị tài sản thế chấp (vd: 150 USD như đã đề cập ở trên), bạn mint được 100 DAI (nhưng hiện có giá trị hơn 100 USD). Và khi nguồn cung tăng lên, giá DAI sẽ tự động được kéo về vùng 1 USD.
  • Khi DAI có giá thấp hơn 1 USD: Điều này khuyến khích người dùng hoàn trả các khoản vay. Vì sao? Vì khoản nợ 100 DAI (trị giá 100 USD ban đầu) giờ đã trở nên rẻ hơn. Khi người dùng đem DAI đi hoàn trả và lấy lại tài sản thế chấp, tổng cung DAI sẽ giảm, từ đó tạo động lực để giá tăng lại vùng 1 USD.

Công cụ 2: Lãi suất cho vay DAI (DAI Savings Rates hay DSR)

DAI Savings Rates hiểu nôm na sẽ là lãi suất nếu bạn cầm DAI đi cho người khác vay. Lãi này càng cao, thì nó sẽ khuyến khích người dùng đào ra, hoặc mua DAI để cho vay.

Cơ chế này giúp ổn định giá DAI như thế nào?

  • Như đã nói ở trên, lãi cao sẽ tạo ra nhu cầu sở hữu DAI cao, từ đó giúp giá DAI tăng
  • Ngược lại, lãi thấp sẽ khiến các nhà đầu tư không hứng thú với công cụ này, từ đó khiến nhu cầu giảm, kéo theo việc DAI sẽ giảm.

Một điều đáng lưu ý, đó là việc stake DAI vào các pool nhằm cho các bên có nhu cầu sử dụng vốn sẽ KHÔNG giúp giảm lượng cung của token DAI. Cụ thể, bằng một vài thủ thuật token hoá lượng DAI bị stake, người ta vẫn có thể giao dịch lượng DAI bị khoá trong pool này (công cụ đó là token có tên CHAI).

Công cụ 3: Chủ động neo giá vào các stablecoin

Vào cuối năm 2020, lãi suất cho vay DAI (DSR) ở mức thấp (tức giảm nhu cầu sở hữu DAI), tuy nhiên giá DAI vẫn ở luôn duy trì trên mức 1 USD. Chính vì vậy, MakerDAO đã sử dụng một công cụ nữa để kiếm soát giá đồng DAI, đó chính là tạo ra các cặp giao dịch neo đậu vào nhiều stablecoin khác.

Cái tên đầu tiên được chọn, đó chính là USDC, đơn giản vì đồng tiền này có lai lịch bảo chứng tạm được coi là minh bạch nhất.

> Xem thêm: Những con số thống kê “giật mình” về USDC

Cơ chế này giúp ổn định giá DAI như thế nào?

Với việc DAI neo giá 1:1 USDC, trên thị trường sẽ có nhu cầu thế chấp USDC để mint ra DAI, đồng thời bán DAI   để hưởng phần chênh lệch tỷ giá (hay còn gọi là giao dịch arbitrage).

Với áp lực bán ra này, giá DAI liên tục bị đè xuống và nhanh chóng tiệm cận lại vùng 1 USD. Điều này cũng lí giải vì sao, tỷ trọng USDC là tài sản thế chấp cho DAI chiếm hơn 50%.

Tuy nhiên, khi tỷ trọng này liên tục tăng, nó cũng thể hiện việc 2 công cụ trước đó là VaultLãi suất DSR hoạt động không hiệu quả. Ở thời điểm bài viết, tỷ trọng USDC làm tài sản thế chấp cho DAI đã cán mốc 60%. Đây là một thông số đáng chú ý với các nhà đầu tư xem DAI như một công cụ trú ẩn.

Stablecoin liệu có…”stable”?

Thông qua các phân tích nói trên, chắc hẳn anh em cũng đã hình dung được phần nào khó khăn trong việc giúp các synthetic stablecoin này neo giá vào vùng 1 USD. Ngoài ra, một vài vấn đề, rủi ro xoay quanh công cụ này cũng đã được đề cập trong podcast DeFi Discussion. Anh em nào quan tâm có thể nghe ở đường link dưới đây nhé!!!

> Nghe tại đây: DeFi Discussion ep.7: Stablecoin liệu có…”stable”?

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua một vài điểm nhấn cũng như công cụ để ổn định giá DAI. Hi vọng bài viết trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em. Nếu quan tâm và muốn thảo luận chuyên sâu về những vấn đề của DeFi, anh em có thể tham gia cộng đồng Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-24/08/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68