Một trong những vấn đề lớn mà nền kinh tế phải đối mặt chính là lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát không chỉ đơn thuần là một khái niệm vĩ mô mà còn trực tiếp tác động đến từng cá nhân là thành viên trong xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về bản chất của lạm phát nguyên nhân và tác động và cách kiểm soát.
Bạn có thể quan tâm:
Lạm phát là gì?
Tổng quan về lạm phát
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong quá khứ khiến mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền . Thời gian thường được đo trong ngắn hạn, phần lớn so với một năm trước. So với các nền kinh tế khác, lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác.
Lạm phát được đo bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để thống nhất một mức giá trung bình. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại so với thời điểm gốc.
Phân loại lạm phát
Tùy vào từng mức độ mà lạm phát có những tác động tiêu cực cũng như tích cực đến nền kinh tế.
Lạm phát có 3 mức độ :
– Lạm phát tự nhiên : 0 – dưới 10%
Tỷ lệ lạm phát hàng năm là 1 con số, giá cả tăng chậm, tương đối ổn định và có thể dự đoán được.
– Lạm phát phi mã : 10% – dưới 1000%
Tỷ lệ lạm phát hàng năm là 2 hoặc 3 chữ số, đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, thị trường tài chính không ổn định.
– Siêu lạm phát : trên 1000%
Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn, khủng hoảng tài chính.
Nguyên nhân lạm phát
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, trong đó “ lạm phát do cầu kéo” và “ lạm phát do chi phí đẩy” là 2 nguyên nhân chính.
- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về mặt hàng tăng lên kéo theo sự tăng lên về giá cả và các loại hàng hóa khác hầu hết trên thị trường sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm chi phí đầu vào như nguyên liệu, máy móc, tiền lương, bảo hiểm,..v..v. Khi giá cả một vài yếu tố sản xuất tăng lên kéo theo sự tăng lên về giá cả của sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi lượng cầu giảm với mặt hàng này nhưng lại tăng với mặt hàng khác. Trong trường hợp thị trường có nhà cung cấp độc quyền và cố định về giá, mặt hàng có lượng cầu giảm không giảm giá, còn mặt hàng tăng cầu tăng giá khiến mức giá chung tăng lên.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn đến tổng cầu cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm thu gom cho xuất khẩu khiến hàng cung cho thị trường trong nước giảm, khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu trong nước. Mất cân bằng cung cầu dễ hình thành lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: Ngược lại với lạm phát do xuất khẩu, tổng cầu trong nước thấp hơn tổng cung gây mất cân bằng cung cầu.
- Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, ví dụ như ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ hoặc ngân hàng trung ương mua công trái yêu cầu nhà nước.
Nhìn chung, thì lạm phát có thể được hiểu đơn giản như: Có thể đưa ra một số lý do gây ra lạm phát như: do nhu cầu của người tiêu dùng tăng đột biến làm giá cả tăng lên. Lúc đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng hàng hóa dịch vụ nhiều hơn và cần nhiều người lao động để sản xuất số hàng hóa dịch vụ tăng thêm đó và thất nghiệp sẽ giảm xuống.
Mặt khác, lạm phát cũng có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên vật liệu tăng. Đây thường là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp cung ứng giảm xuống. Doanh nghiệp cần ít công nhân hơn và làm cho thất nghiệp tăng.
Tác động của lạm phát
Tác động tiêu cực
Lãi suất
Khi lạm phát tăng cao, muốn lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa dẫn đến hậu quả nền kinh tế suy thoái và thất nghiệp.
Thu nhập thực tế và phân phối thu nhập bình đẳng
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với nhau qua tỷ lệ lạm phát. Lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không đổi khiến thu nhập thực tế bị giảm xuống. Lạm phát không chỉ giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi do chính sách nhà nước tính lãi theo cơ sở thu nhập danh nghĩa. Hậu quả là suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống người lao động khó khăn và mất niềm tin vào chính phủ.
Nợ quốc gia
Lạm phát cao giúp chính phủ nhận được khoản lợi từ thuế đánh vào thu nhập của người dân. Tuy nhiên, khoản nợ nước ngoài trở nên trầm trọng hơn do tỷ giá đồng tiền trong nước trở nên mất giá so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.
Tác động tích cực
Khi tốc độ lạm phát từ 2 – 5% ở các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển là một tín hiệu tốt mang lại các nguồn lợi sau đây:
– Kích thích tiêu dùng, vay nơ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội
– Chính phủ có nhiều lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên bằng việc mở rộng tín dụng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội.
Biện pháp kiểm soát lạm phát
Lạm phát là vấn đề cấp thiết, quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu của các nhà kinh tế.
* Biện pháp :
– Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt nhàn rỗi dư thừa bằng cách:
- Phát hành trái phiếu
- Tăng lãi suất gửi tiền
- Giảm sức ép lên giá cả dịch vụ
- Lưu thông bitcoin
- Mở rộng hệ thống sử dụng ATM
– Thực hiện chính sách tài chính thắt chặt:
- Kiện toàn bộ máy nhà nước
- Cắt giảm đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ đầu tư doanh nghiệp nhà nước, giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách
– Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng lưu thông hàng hóa.
- Khuyến khích tự do mậu dịch
- Giảm thuế quan
- Đầu tư hệ thống logistic
– Vay viện trợ nước ngoài
– Cải cách tiền tệ
Tác động của lạm phát đối với thị trường tiền mã hóa
Do lạm phát là mối đe dọa thường xuyên đối với giá trị được lưu trữ bằng tiền pháp định, nên mọi người thường tự bảo vệ bằng cách đầu tư vào các tài sản giúp duy trì giá trị theo thời gian. Trong lịch sử, vàng được sử dụng như một công cụ phòng vệ chống lạm phát, nhưng hiện giờ tiền mã hóa đã trở thành công cụ thay thế phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Phòng vệ chống lạm phát
Bitcoin về cơ bản là tài sản giảm phát, đó là lý do tại sao công dân của các quốc gia có đồng tiền pháp định không ổn định đang ngày càng sử dụng Bitcoin làm nơi lưu trữ giá trị để chống lại tình trạng siêu lạm phát, cũng như chi phí hàng hóa và dịch vụ hàng ngày tăng cao.
Không giống như tiền pháp định, tiền mã hóa không thể bị thao túng ở mức độ tương tự bằng việc thay đổi lãi suất và tăng cường in tiền. Điều quan trọng nhất là nguồn cung của Bitcoin sẽ không bao giờ vượt quá mức 21 triệu, khiến đồng tiền này trở thành nơi lưu trữ giá trị hấp dẫn có khả năng chống lạm phát. Mặc dù Bitcoin đã trở nên phổ biến trong năm qua, nhưng bản chất biến động của thị trường tiền mã hóa vẫn tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi.
Tổng kết
Qua bài viết này, Coin68 hi vọng bạn biết về Lạm phát là gì? Những nguyên nhân dẫn tới lạm phát để có cái nhìn trực quan hơn bởi vì lạm phát là một yếu tố vĩ mô quan trọng, để quản lý tài chính cá nhân thật tốt thì mỗi người không thể không quan tâm đến lạm phát. Tuy nhiên, hãy nhìn lạm phát như những cơ hội đến với bạn. Nếu lạm phát thấp, có thể tăng mua hàng hóa khi giá cả rẻ vừa giúp tăng trưởng kinh tế, lại vừa tiết kiệm tiền. Nếu lạm phát cao, hãy nghĩ tới các tài sản có giá trị hoặc nhân đôi số tiền nhanh chóng trong ngân hàng.
Tuy nhiên, đây không phải lời khuyên đầu tư và Coin68 không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với quyết định đầu tư của bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.