Mặc dù có một cơ số chuyên gia trong thị trường vẫn giữ niềm tin mạnh mẽ về mối liên hệ giữa thị trường tiền thuật toán non trẻ và thị trường chứng khoán truyền thống, nhưng những diễn biến vừa qua đang làm giới phân tích gặp khó khăn hơn trong việc xác định mối tương quan giữa hai bên.
Ai theo ai đây?
Một số nhà phân tích đã rất tự tin với những dự báo rớt giá của Bitcoin và hăng hái hơn với câu cửa miệng “Tôi bảo rồi mà.”, và rằng đồng-tiền-không-có-giá-trị-nội-tại này chẳng khác nào một bong bóng dễ bị thổi bay theo xu hướng thị trường. Tuy nhiên, đó cũng là những người đầu tiên phải đánh giá lại khi chỉ số Dow Jones có mức giảm kỷ lục đầu tuần này.
DJIA đã giảm 1.175 điểm vào hôm thứ Hai, và không phải ngẫu nhiên mà Bitcoin cũng trượt dài để chạm đáy xấp xỉ 6000 USD vào cùng thời điểm. Nhưng sau đó không lâu, vào thứ Năm vừa qua – ngày 8 tháng 2, chỉ số Dow Jones đã tiếp tục giảm 1.000 điểm, tiếp tục chuỗi trượt dài chỉ trong vòng chưa đầy một tuần.
Theo tờ Boston Globe, chỉ số S & P 500 cũng giảm 3.75% mức điểm thấp nhất kể từ giữa tháng 11.
Không giống như sự sụt giảm 3 ngày trước, lần này, sự suy thoái thị trường tài chính truyền thống lại không ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường tiền điện tử.
Trong khi Bitcoin (BTC) đã giảm dưới 7000 USD vào ngày 5 tháng 2 khi Dow Jones giảm khoảng 1.100 điểm, Bitcoin hiện đang được giao dịch ở mức hơn 8000 USD theo Coin Market Cap. Ethereum và Ripple cũng đang giao dịch ở mức xấp xỉ 800 USD và 0,8 USD.
Thật sự thì, không phải là không có lý do khi cho rằng sự sụt giảm mạnh của Bitcoin từ mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 12 đã có tác động một phần nào đó đến thị trường chứng khoán – đặc biệt là khi BTC đang loanh quanh dưới ngưỡng 10.000 USD sau khi cả thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử đạt một mức tăng trưởng đáng kinh ngạc vào cuối năm 2017.
Với Bitcoin đại diện cho một ” khoản đầu tư có rủi ro cao”, việc đồng tiền này rớt giá có thể dễ dàng gây ra một đợt bán tháo cho các khoản đầu tư rủi ro trong thị trường chứng khoán truyền thống.
Theo Christopher Harvey, người đứng đầu Ban Hoạch định Chiến lược tại Wells Fargo, cho rằng một cú sốc đối với thị trường chứng khoán có thể khiến các nhà đầu tư yếu tâm lý bán tháo số Bitcoin của họ – chủ yếu là để né tránh rủi ro. Harvey nhấn mạnh:
Thứ hai vừa qua, những gì chúng ta thấy là các nhà đầu tư đẩy những tài sản rủi ro đi. Nhưng chính hành động đó lại làm ngọn lửa bùng lên cao hơn
Cập nhật tin tức Coin68 mới nhất tại đây
Coin68 tổng hợp