Khi Blockchain kết hợp với truyền thông xã hội, người dùng sẽ được lợi gì?

Blockchain đã ngày càng trở nên phổ biến trong những năm qua. Với xuất phát điểm là công nghệ đằng sau việc giao dịch của những đồng tiền điện tử, giờ đây nó đã có thể độc lập tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế vì những tính năng tưởng chừng như đơn giản như cả thế giới đều cần: ghi lại các giao dịch và trao đổi dữ liệu một cách an toàn, đáng tin cậy và không bị giả mạo.

Vậy thì, nó có liên quan gì đến truyền thông xã hội?

Hãy bắt đầu với những mạng xã hội lớn nhất thế giới. Facebook hay Google không phải là những trường hợp cá biệt khi một nền tảng truyền thông xã hội tập trung tạo ra doanh thu bằng cách cung cấp nền tảng quảng cáo cho doanh nghiệp, cung cấp cho họ dữ liệu của người dùng để tạo thông tin chi tiết để dễ chọn lựa ra tập khách hàng. Người dùng, mặt khác, được phép sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội miễn phí bằng cách cho đi dữ liệu của họ. Mô hình này luôn đặt người dùng vào thế bất lợi vì họ không có quyền kiểm soát cách mà dữ liệu của họ được sử dụng.
Một ví dụ điển hình là vụ bê bối gần đây liên quan đến Facebook và Cambridge Analytica. Theo The Guardian, Facebook đã thu thập bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của người dùng và bán nó cho Cambridge Analytica. Công ty này sau đó đã sử dụng dữ liệu cho mục đích riêng của họ, toàn bộ vụ việc đến nay vẫn chưa được công khai toàn bộ cho công chúng.
Thêm vào đó, khi giá trị thị trường giải trí và truyền thông được dự kiến sẽ tăng lên 2,2 nghìn tỷ USD vào năm 2021, mang lại những lợi ích không bàn cãi, nhưng đi kèm với đó là rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Một trường hợp đơn giản, đó là sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm trong thị trường này, chỉ riêng việc quản lý và trả tiền bản quyền để được sử dụng sản phẩm đã là rất phức tạp.
Vậy, Blockchain sẽ có vai trò gì trong quá trình thay đổi bộ mặt của social media?

Chống gian lận trong quảng cáo

Các marketer đang phải vật lộn với tỷ lệ click ảo lên tới 50 – 60%, khi những con bot ngày càng thông minh, và đã có thể vượt qua được những bài kiểm tra đơn giản trên các trình duyệt.
Các marketer có thể kết hợp các giải pháp Blockchain và quy trình “onboarding” mạnh mẽ để minh bạch hóa các click trong quảng cáo, tăng ROI và giảm các click chuột gian lận. Blockchain sử dụng công nghệ máy học và các thông tin về thiết bị như địa chỉ IP, phân tích thuật toán về tương tác và các kỹ thuật độc quyền có khả năng nắm bắt các tín hiệu về người dùng và tương tác. Tất cả cuối cùng là để xác định và giải thích các tín hiệu này để quản trị viên có thể ngăn không cho các bot tạo ra các nội dung và traffic giả mạo.

Quản lý bản quyền truyền thông và doanh thu quảng cáo

Năm 2014, ca sĩ Taylor Swift đã rút các tác phẩm âm nhạc ra khỏi dịch vụ trực tuyến Spotify, lý do được đưa ra là bên dịch vụ định giá thấp các tác phẩm của cô.
Theo những người trong nghề, công nghệ số hóa xuất hiện thực sự rất thú vị, nó đã thay đổi cách con người mua bán âm nhạc, nhưng kèm theo đó là rất nhiều vấn đề khác. Các ngành báo chí, sách điện tử, show truyền hình, điện ảnh…cũng không nằm ngoài xu thế công nghệ này.
Để sản phẩm từ tay nghệ sĩ đến được với người mua, có hàng tá khâu trung gian và hàng trăm người liên quan để thực hiện quá trình chi trả chi phí. Các đại lý băng đĩa, công ty sản xuất và công ty quản lý đều chiếm một phần doanh thu khi họ tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm âm nhạc. Đối với các dịch vụ trực tuyến (streaming chẳng hạn) thì quy trình thậm chí sẽ còn phức tạp hơn, vì dịch vụ trực tuyến thường được trả tiền từ doanh thu quảng cáo thay vì bán bản thân phương tiện.
Để khắc phục vấn đề này, công nghệ Blockchain có thể kết nối trực tiếp nghệ sĩ/người tạo ra nội dung/chủ sở hữu với người sử dụng. Đồng thời, Blockchain còn giám sát dòng tiền giữa người dùng và nghệ sĩ. Nó giúp theo dõi các quyền kỹ thuật số trong suốt quá trình trong khi vẫn đảm bảo các nghệ sĩ và nhà cung cấp nội dung nhận được khoản tiền thích hợp. Nó cũng giúp loại bỏ các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng sản phẩm âm nhạc, một phần nào giúp trả công tốt hơn đối với người trực tiếp tạo ra nội dung.

Bảo vệ quyền riêng tư và danh tính khách hàng

Quyền riêng tư là mối quan tâm hàng đầu đối với các công ty B2B đang cố gắng tiếp cận các cá nhân trong một doanh nghiệp. Do các luật như Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) và nhiều luật bảo vệ quyền riêng tư của các quốc gia khiến cho những đơn vị bán lẻ khó có thể thu thập thông tin một cách hợp pháp để sử dụng cho mục tiêu của họ
Ở đây, hoạt động của Blockchain giống như hệ thống quản lý quyền kỹ thuật số (DRM). Hợp đồng thông minh (smart contract) được viết trên nền tảng Blockchain, có khả năng vận hành tự động và cho phép các bên tham gia trao đổi dịch vụ một cách minh bạch mà không cần đến người hay dịch vụ trung gian làm chứng. Như vậy, hợp đồng thông minh của Blockchain sẽ bao gồm các quyền và đặc quyền nhất định, như nơi dữ liệu được phép sử dụng, nơi không thể sử dụng dữ liệu, nơi bạn có thể lưu trữ,… Sau đó, người dùng chọn tham gia trực tiếp vào các lựa chọn đó và dữ liệu được thu thập theo các quy tắc đã thỏa thuận. Những người bán hàng sẽ không phải lo lắng trước những quy định về các giao dịch liên quan tới quyền riêng tư
Nhưng sau tất cả, mọi thứ vẫn chỉ như những chiếc bánh vẽ đúng không? Thật khó mà tưởng tượng được có những doanh nghiệp nào đã kết hợp được blockchain và social media.
Tình cờ làm sao, Coin68 đã có cơ hội tiếp cận với một doanh nghiệp như vậy. Không chỉ đơn thuần là một công ty khởi nghiệp muốn thử sức với những thứ mới mẻ, đây lại là một mạng xã hội đã từng thống trị đất nước Hàn Quốc, nhưng trước sức ép quá lớn của gã khổng lồ Facebook, sau một thời gian khó khăn, họ đã có một nước đi táo bạo, kết hợp Blockchain với Truyền thông xã hội.
Tên của mạng xã hội đó là Cyworld, nền tảng tạo ra token CLINK. Vậy, câu chuyện về một ông lớn sẩy chân, rồi chấp nhận đổi mới để trở lại cuộc đua như thế nào? Sản phẩm khi Blockchain kết hợp với Social Media sẽ ra làm sao, với một đồng token chứ?
Không chỉ là câu chuyện về một dự án kĩ thuật, đó còn là những kinh nghiệm về marketing xã hội – một trong những thứ khó nhằn nhất. Coin68 xin mời bạn cùng đến chia sẻ tại buổi gặp mặt của Cyworld CLINK tại All in Station vào thứ 6 này.
Link sự kiện: https://www.facebook.com/events/1286010121538691/

Timeline chương trình:
6:00 – 7:00 PM- Pre-Networking
7:00 – 9:00 PM- Thuyết trình / Giải Đáp – “Cyworld Clink”
9:00 – 9:30 PM- Thảo luận chủ đề “Tác động của Blockchain Truyền thông xã hội”
9:00 – 10:00 tối – Rút thăm may mắn lên đến 2000 USD (Airdrop – Clink)
Diễn giả – Khách mời:

  • Mr. Hyung Seop Yoon – Cố vấn của Cyworld
  • Minh Thy – Tekrise
-04/12/2018
Bình luận (0)
Đăng kýhoặcđăng nhậpđể bình luận

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài

Xem thêm

Arweave là giải pháp kết hợp tính vĩnh viễn của lưu trữ dữ liệu với tính bảo mật và phi tập trung của công nghệ blockchain.

Hash Function là một hàm có chức năng mã hóa dữ liệu đầu vào thành một chuỗi các ký tự ngẫu nhiên nhưng có độ dài nhất định, được dùng để mã hóa blockchain.

Hedera (HBAR) là gì? Tìm hiểu về mạng lưới hỗ trợ Internet thế hệ mới

Hedera là public blockchain phi tập trung, mã nguồn mở được xây dựng trên cơ chế đồng thuận hashgraph, được quản lý bởi một hội đồng gồm các công ty lớn.

Mastercard hợp tác JPMorgan đưa giao dịch ngoại hối lên blockchain

Mastercard kết hợp với Kinexys của JPMorgan để tạo giải pháp giao dịch ngoại hối token hóa, tăng tốc thanh toán B2B xuyên biên giới với sự hỗ trợ từ blockchain.

JPMorgan ra mắt dịch vụ chuyển đổi EUR-USD tức thì bằng blockchain

JPMorgan Chase dự định ra mắt dịch vụ chuyển đổi EUR-USD ngay lập tức trên blockchain Kinexys nhằm mang đến giải pháp thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm.

logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68