logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Sir John Templeton là ai? Tiểu sử về "The Knight of Financial World"

-16/10/2023

Nếu trong lịch sử cận đại và hiện đại chúng ta có những người như Sir Winston Churchill và Sir Alex Ferguson với những đóng góp vĩ đại vào sự thịnh vượng của Anh thì trong thế giới tài chính, một hiệp sĩ khác với xuất thân tại Mỹ đã từng làm rúng động thị trường với những thương vụ của mình. Người đó không ai khác đó chính là Sir John Templeton, người được mệnh danh là hiệp sĩ của thế giới tài chính. Vậy Sir John Templeton là ai? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Sir John Templeton là ai? Tiểu sử về The Knight of Financial World

Sir John Templeton là ai?

Sir John Templeton (29/11/1912 - 08/07/2008) là một nhà đầu tư người Mỹ gốc Anh. Công chúng thường biết đến ông là nhân viên ngân hàng, người quản lý quỹ và nhà từ thiện. Sir John Templeton nổi tiếng với những đóng góp quan trọng của mình trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.


Chân dung Sir John Templeton

Khi Sir John Templeton đang học năm thứ hai Đại học Yale, cuộc đại suy thoái đã diễn ra tại Mỹ, khiến kinh tế gia đình Templeton bị ảnh hưởng nặng nề. Để có tiền trang trải việc học Sir John Templeton đã phải vừa học vừa làm. Sau đại học, nhờ sự cố gắng của mình, ông đã được nhận học bổng từ Oxford để tiếp tục chương trình cao học. Dù theo đuổi bằng cao học ngành luật nhưng thị trường cổ phiếu lại có sức hấp dẫn lớn đối với ông.

Bên cạnh việc học, Sir John Templeton còn tranh thủ thời gian để viếng thăm hơn 35 quốc gia khác nhau trên thế giới. Việc này không chỉ đơn thuần là đi du lịch mà nó còn là những chuyến tìm hiểu văn hoá, cách làm việc và vận hành của ngành tài chính ở các nước. Sau khi nhận bằng cao học, Sir John Templeton đã được nhận vào làm tại hãng Merrill Lynch tại New York.

Đến năm 1940, Sir John Templeton thành lập công ty của riêng mình với dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, đến cuối thế chiến thứ 2, tuy không có nhiều khách hàng nhưng công ty của ông vẫn nổi tiếng vì những thành công của mình. Nhờ đó, hàng trăm triệu đã đổ về công ty của ông đến nỗi đã từng có thời điểm, công ty của ông nắm trong tay hơn 300 triệu USD tài sản uỷ thác.

Tuy nhiên, nhịp sống hối hả của nước Mỹ kèm theo những áp lực từ phố Wall ngày càng làm ông kiệt sức. Vì thế, năm 1969, ông bán lại toàn bộ công ty của mình cho Piedmont Management. Vẫn tưởng đây sẽ là đoạn kết cho sự nghiệp để nghỉ hưu nhưng không, đối với Sir John Templeton, đây chỉ là sự bắt đầu cho một chương mới trong sự nghiệp.

Sự nghiệp của Sir John Templeton

Sau khi bán lại công ty, Sir John Templeton từ bỏ quốc tịch Mỹ và chuyển đến quần đảo Bahamas để phần nào giảm bớt sự hối hả của nhịp sống Mỹ. Nhờ việc này, ông đã tiết kiệm được hơn 100 triệu USD tiền thuế cho những thương vụ đầu tư thành công trong tương lai của mình. Bên cạnh đó, tư duy sâu rộng và trực giác nhạy bén của một nhà đầu tư đã mách bảo ông tại Châu Á sẽ có món hời dành cho ông.

Vì thế, những năm cuối của thập niên 1960, Sir John Templeton đã dịch chuyển phần lớn tài sản của mình sang thị trường Nhật Bản. Vào thời điểm đó, những món hàng của xứ sương mù vẫn đang tìm đường len lỏi vào các thị trường nên chiến lược giá rẻ là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp tại đây. Và cổ phiếu của họ cũng rẻ nốt, tuy nhiên dù đang đi mua sắm hàng giá rẻ thì Sir John Templeton vẫn có riêng cho mình những nguyên tắc để lựa chọn. Cụ thể, chỉ những công ty sản xuất được những sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ mạnh và có tiềm năng tăng trưởng tối thiểu 15% mỗi năm thì mới được phép tồn tại trong danh mục của Sir John Templeton.

Nhờ đó, tiền của ông đã tìm đến đúng nơi mà nó cần đến đó chính là những công ty như Sumitomo, Matsushita, Hitachi và Nissan. Hiện nay, những cái tên trên đều khá quen thuộc với đại đa số bộ phận công chúng, tuy nhiên ở thời điểm những năm 1960, chúng là những cái tên khá xa lạ đối với người tieu dùng. Vì thế, ông đã gom hàng ở mức giá vô cùng rẻ và thấp hơn rất nhiều so với giá trị nội tại của chúng. Thậm chí đã có thời điểm, 50% danh mục đầu tư của ông đều có tên tiếng Nhật. Đến năm 1986, Sir John Templeton đã thoát hàng với mức sinh lời tối thiểu là gấp 30 lần giá mua ở quá khứ khi đám đông tại Mỹ bắt đầu fomo và trở thành thanh khoản. 

Những bài học mà Sir John Templeton để lại cho các nhà đầu tư

Hãy nhìn thị trường theo nhiều chiều

Cách nhìn đa dạng là một trong những kim chỉ nam đang suy ngẫm đối với các nhà đầu tư hiện đại, những người được sinh ra trong kỉ nguyên của kỹ thuật số và công nghệ hiện đại. Việc nhìn thị trường theo nhiều chiều tức có nghĩa bạn hãy để trứng vào nhiều rổ khác nhau để không làm cho danh mục đầu tư của mình phải chịu nhiều rủi ro quá mức cho phép.

Sai lầm là bài học, không phải là việc để tiếc nuối

Trong đầu tư, sai lầm là điều không thể tránh khỏi, việc thừa nhận sai lầm sẽ khiến bạn rút ra được bài học còn ở chiều ngược lại nó sẽ khiến bạn dửng dưng trước những “vết xe đổ". Trên thực tế, những người có xu hướng an toàn và bi quan luôn có suy nghĩ nếu không đầu tư thì khó có thể mất tiền từ đó làm hạn chế những tiềm năng dài hạn của các món đầu tư hời. 

Đừng đi theo đám đông 

Sir John Templeton là ví dụ điển hình của câu nói: “Nếu bạn muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được, bạn phải chịu được những điều không ai chịu được”. Đây là điều hoàn toàn đúng đối với triết lý đầu tư của Sir John Templeton, người luôn đi ngược lại với đám đông. Khi cổ phiếu Nhật Bản không ai nhòm ngó, ông là người mua vào nhiều nhất, khi đám đông bắt đầu fomo, ông lặng lẽ chốt lời và rời đi. 

Để tạo được lợi nhuận không tưởng, bạn phải luôn là người đi trước đám đông, khi nhiều người cùng chú ý đến 1 món hời nó đã không còn là món hời nữa. Từ những thị trường già cỗi như cổ phiếu hay chứng khoán đến những thị trường mới như tiền mã hoá, phương châm này chưa bao giờ là sai và có thể sau này nó cũng không thể sai.

Tổng kết

Bên trên là những thông tin thú vị về Sir John Templeton, người được mệnh danh là hiệp sĩ của thế giới tài chính, những thương vụ đầu tư của ông không những làm giàu cho chính ông mà còn gián tiếp giúp những cổ phiếu của Nhật Bản được thế giới biết đến. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc góc nhìn tổng quan nhất về Sir John Templeton cũng như những thương vụ đầu tư thành công của ông.

-16/10/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68
      ĐIỂM TIN🔥