Chúng ta biết đến Isaac Newton với những định luật Newton nổi tiếng, chúng ta nghe đến Pythagoras với định lý Pytago vô cùng đơn giản nhưng đầy thâm sâu và đậm chất hình học. Nhưng đa phần những nhà toán học nổi tiếng thường chỉ vĩ đại chứ không thực sự giàu có và thông thường họ chỉ thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội. Tuy nhiên, điều đó không đúng với James Simons, bằng những kiến thức toán học cùng niềm đam mê với những con số đã mang đến cho James không những tiền tài mà còn là danh vọng mà bất kỳ người đàn ông nào cũng muốn có. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về cuộc đời của James Simons thông qua bài viết dưới đây.
James Simons là ai? Tiểu sử về người được mệnh danh là tỷ phú thông minh nhất thế giới
"Vua lượng tử" James Simons là ai?
James Simons (tên đầy đủ: James Harris Simons) là một nhà đầu tư, đầu cơ đại tài người Mỹ. Thoạt đầu, khi mới bắt đầu sự nghiệp, James Simons không mấy hứng thú với những con số trên bảng điện, thay vào đó, niềm đam mê của ông lại nằm trên chiếc bảng đen và viên phấn trắng.
Cột mốc đầu tiên của James không nằm ở thị trường cổ phiếu hay chứng khoán mà nó lại là một công trình nghiên cứu về lượng tử. Cụ thể, sau khi tốt nghiệp đại học MIT và đang tiếp tục theo đuổi chương trình cao học tại đại học Berkeley, ông đã có cơ hội kết thân với tiến sĩ Chern. Sau đó, dưới sự hợp tác của cả hai, lý thuyết trường lượng tử ba chiều mang tên Chern-Simons đã ra đời. Vào thời điểm được công bố, lý thuyết này thực sự đã gây được tiếng vang trong giới khoa học lượng tử lúc bấy giờ. Không những thế, nó còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp tài chính của ông sau này.
Sự nghiệp của James Simons
Như đã đề cập ở trên, những năm đầu của sự nghiệp, thế giới biết đến James Simons với những công trình liên quan đến toán học và vật lý lượng tử hơn là một nhà giao dịch đại tài.
Sau khi kết thúc những công việc còn dang dở tại đại học Berkeley, năm 1964, ông đầu quân cho Institute for Defense Analyses, nơi chuyên cung cấp những thông tin sớm về các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ. 12 năm sau, ông dành giải Oswald Veblen Prize vì những đóng góp cho nền toán hình học của nước nhà. Đây là giải thưởng mà bất kỳ một nhà toán học nào cũng mong muốn có được trong sự nghiệp và nó được ví như giải Oscar trong toán học.
Tuy nhiên, dù thành công là thế nhưng ông lại quyết định rẽ ngang 2 năm sau đó với việc thành lập quỹ Monemetrics (sau này là Renaissance Technologies’ Medallion) và đây được xem là nơi đã đưa tên tuổi của ông vươn ra ngoài thế giới.
Renaissance Technologies’ Medallion - quỹ đầu tư của những nhà toán học
55 tỷ USD trong vòng 30 năm là những gì mà Renaissance của James Simons đã đạt được. Tuy nhiên, khác với các quỹ đầu tư thông thường, nơi toàn những nhà đầu tư hay chuyên gia tài chính thì tại đây, điều kiện tiên quyết để được tuyển dụng đó chính là bạn phải là một nhà toán học.
Thoạt đầu, không một ai có thể nghĩ đến việc một quỹ đầu tư chỉ toàn nhà toán học lại có thể tạo ra số lợi nhuận vượt mặt cả Berkshire Hathaway của Warren Buffett. Chúng ta đều biết rằng, 20% trên năm là con số lợi nhuận mà Berkshire Hathaway tạo ra hàng năm, đây được xem là một thành tích đáng nể. Thế nhưng, với Renaissance, con số này thậm chí còn chưa bằng lợi nhuận hàng năm thấp nhất của họ (21%).
Khi so sánh với chỉ số S&P 500, chỉ năm thứ hai S&P 500 đánh bại được Renaissance Technologies, sau đó, chỉ số này bị bỏ xa về mặt lợi nhuận.
Theo biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy trong suốt 20 năm từ 1990 đến 2010, Medallion Fund chỉ thua S&P 500 đúng một lần và sau đó, không một năm nào chỉ số này có thể vượt mặt Renaissance. Tuy nhiên, nếu chúng ta để ý kỹ vào biểu đồ sau năm 2000 và trước năm 2010, S&P 500 có những 4 cột đi xuống sâu. Đó chính là khủng hoảng bong bóng Dotcom năm 2000, sự kiện 9/11, scandal kiểm toán và cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra lần lượt từ năm 2001 đến 2003, cuộc khủng hoảng vay nợ dưới chuẩn năm 2008. Thế nhưng, trong những khủng hoảng ấy, Renaissance không những không lỗ mà còn tạo được lợi nhuận vô cùng lớn.
Bí quyết thành công đến từ sự bí mật và lược bỏ cảm xúc
James Simons dù nổi lên là một nhà đầu tư đại tài nhưng cốt lõi ông vẫn là một nhà toán học và sẽ không có gì lạ khi Renaissance phân tích kỹ thuật bằng toán học. Như đã đề cập ở trên, lý thuyết lượng tử Chern-Simons được sáng tạo ra bởi James. Ứng dụng của lý thuyết này là được dùng để giải những thuật toán phức tạp trong vật lý lượng tử.
Như chúng ta đều biết hoặc ít nhất một lần đã nghe qua những cách phân tích kỹ thuật khác nhau như lý thuyết Gan hay Fibonacci. Những phương pháp đó tuy được sử dụng rộng rãi nhưng luôn sở hữu một nhược điểm vô cùng chí mạng đó chính là cảm xúc của người dùng. Trong một thị trường khi xu hướng tăng chiếm đa số, chỉ số sợ hãi sẽ có xu hướng thấp và dễ tạo ra cảm xúc hưng phấn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phân tích về các mối nguy tiềm tàng và ngược lại. Nhưng đối với James, yếu tố cảm xúc được lược bỏ hoàn toàn nhờ vào “chiếc hộp đen".
Chân dung James Simons
Để dễ hiểu, “chiếc hộp đen” là phương pháp sử dụng thuật toán và sức mạnh máy tính để đọc, phân tích các chỉ số, từ đó đưa ra những tiên đoán cho thị trường. Nhưng để máy tính có thể hiểu được cũng như phân tích được các chỉ số, nó cần một thứ để chỉ đường tìm đến các chỉ số và hướng dẫn nó ghép những thành tố vào bài toán để giải nó. Đây là lúc lý thuyết lượng tử Chern-Simons xuất hiện, bằng cách lược bỏ cảm xúc và để máy tính làm việc, kết quả và tiên đoán của “chiếc hộp đen" đã không những giúp Renaissance thành công mà còn giúp James Simons từ một nhà toán học vĩ đại trở thành The Quant King - ông vua lượng tử giàu nhất thế giới.
10 lời khuyên James Simons dành cho giới đầu tư tiền mã hoá
Dù là một người khá kín tiếng và ít khi chia sẻ về những thành công của bản thân nhưng thông qua những cuộc phỏng vấn, James Simons đã ít nhiều tiết lộ những phương pháp cũng như lời khuyên dành cho các nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực tiền mã hoá.
1. Ngành tài chính, sản xuất và tiêu dùng là những thứ được tạo ra bởi con người và cũng được điều hành bởi con người, do đó, bất kỳ một tiên đoán nào được đưa ra đều chỉ mang tính tương đối. Là một nhà đầu tư có bản lĩnh hãy biết tự phản ứng với bất kỳ một động thái nào của thị trường thay vì đi theo lối mòn tư duy của chính bản thân mình.
2. Những nhà đầu tư thông minh thường biết chọn thời điểm gom hàng và xả hàng. Và thời điểm đó thường đi ngược lại với tâm lý chung của thị trường. Nhờ đó, các cá mập luôn gom được hàng ở giá thấp và bán ra ở giá cao. Tuy nhiên, khi giá giảm sâu một cách bất thường, hãy quan sát động thái của dự án, câu chuyện của Luna và FTX vẫn còn đó, hãy biến nó thành bài học của chính bạn.
3. Backtest dữ liệu lịch sử đôi khi là một điều khôn ngoan, như đã đề cập ở quy tắc 1, ngành tài chính được tạo ra và lèo lái bởi con người, do đó, backtest dữ liệu có thể giúp chúng ta theo dõi được động thái của MM. Ví dụ, chúng ta đều biết APT lên sàn với giá 10 USD và sau đó bị xả về chỉ còn 3 USD trong thời gian ngắn. Nhưng chỉ vài tháng sau APT tăng lên 20 USD tức tăng lên hơn 5 lần từ đáy 3 USD. Từ đó, chúng ta có thể tiên đoán được những nước đi của các dự án tiếp theo được Wintermute làm MM.
4. Những quy tắc giao dịch cá nhân được đặt ra là để tuân thủ. Giả sử, bạn tự đặt ra nguyên tắc rằng vào mỗi cuối tháng bạn sẽ dành ra 100 USD để mua BTC ở mức giá thị trường. Vậy nguyên tắc này sẽ mang đến cho bạn lợi thế trong việc quản lý rủi ro nếu BTC giảm sâu. Nhưng là một con người, chúng ta rất dễ bị cám dỗ và mê hoặc bởi những tiêu sản và sử dụng số tiền đáng lẽ ra phải được đầu tư. Do đó, hãy kỷ luật với những gì bạn đã đặt ra và lợi nhuận sẽ tự đến với bạn.
5. Đa dạng danh mục chưa bao giờ là sai. Việc đa dạng hóa danh mục luôn là điều tối quan trong bất kỳ thị trường tài chính nào dù là cổ phiếu hay Crypto. Nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá rủi ro cũng như bảo vệ và nhân nhiều lần số vốn của bạn.
6. Lợi nhuận ổn định sẽ tốt hơn rất nhiều một đồng memecoin tăng nhiều lần. Việc tạo được lợi nhuận ổn định từ thị trường sẽ tốt hơn việc chơi memecoin, thứ được biết đến vì sự tăng giá nhanh chóng và cũng Scam không kém. Vì thế hãy đầu tư phần lớn tiền vào những đồng coin ổn định hơn là đâm đầu vào những thứ không có giá trị cốt lõi.
7. Hãy để lý trí dẫn dắt bản thân, trong thị trường tiền mã hoá, việc bị Fomo hay thao túng để trở thành thanh khoản cho người khác dường như diễn ra mỗi ngày. Do đó, quản lý cảm xúc để bảo vệ bản thân là điều tối quan trọng với tất cả những nhà đầu tư.
8. Khi thị trường đang chuẩn bị tăng hoặc giảm giá, nó sẽ được thể hiện đà tăng giảm ở cuối ngày tiếp theo.
9. Thị trường sẽ luôn có những chu kỳ tăng giảm trong 4 năm, do đó đừng nản lòng vì hôm nay BTC chỉ 30.000 USD. Biết đâu, chỉ vài tháng sau nó là lên đến 100.000 USD
10. Theo chân các quỹ lớn cũng là một cách đầu tư thông minh nhưng hãy nhớ kỹ, những quỹ lớn nếu mất 100 triệu USD thì họ chỉ mất 100 triệu USD. Nhưng nếu bạn mất 100 triệu USD, phá sản, nợ nần, nghèo túng sẽ đến với bạn.
Tổng kết
Bên trên là những thông tin thú vị về James Simons, một nhà toán học và một nhà đầu tư đại tài. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho nhà đầu tư những lời khuyên cũng như những bài học để đảm bảo một quá trình đầu tư đầy sự vui vẻ và thú vị.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn khi tham khảo về các lời khuyên đầu tư của James Simons. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!