logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

“Thích ứng hay là chết” – IMF kêu gọi ngân hàng thay đổi để đối đầu ‘cơn ác mộng tiền số’

-01/06/2018
IMF kêu gọi ngân hàng áp dụng công nghệ để chiến đấu với “tiền số”.
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Một quan chức từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong một bài báo đăng ngày 31/05, cho rằng các ngân hàng Trung ương cần làm cho tiền pháp định “hấp dẫn hơn” trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Phó giám đốc phòng thị trường Tiền tệ và Vốn, ông Dong He đã đề xuất cho ngân hàng trung ương ba cách ứng phó với tiền điện tử trong cuộc đua tài chính đầy tiềm năng hiện nay.
Đầu tiên, ông cho biết, “[Ngân hàng trung ương] nên nỗ lực giúp cho tiền pháp định khẳng định vị trí của mình với vai trò là thước đo giá trị trong nền kinh tế.” Ông đồng thời nhấn mạnh vai trò cần thiết của kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chính sách tiền tệ. Bài báo cũng trích dẫn lời của giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde rằng: “Cách đối phó hiệu quả nhất của các ngân hàng trung ương [với tiền số] là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách tiền tệ, đồng thời có thái độ cởi mở với những ý tưởng mới, nhu cầu mới trong thời đại mà nền kinh tế đang tiến hóa một cách chóng mặt.”
Vị phó giám đốc sau đó khẳng định việc quản lý chặt chẽ tài sản số sẽ giúp hạn chế những “lợi thế cạnh tranh thiếu công bằng” mà loại tài sản này đang sở hữu nhờ vào khung pháp lý không rõ ràng như hiện tại. Ông giải thích:

“Chúng ta nên áp dụng các biện pháp để ngăn chặn hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố, tăng cường bảo vệ khách hàng, và tạo ra các chính sách thuế hiệu quả hợp lý cho các giao dịch tiền số.”

 

Dong He cũng đề nghị phát hành một đồng tiền số của ngân hàng trung ương (CBDC) để “biến tiền pháp định trở thành một công cụ thanh toán hấp dẫn trong cộng đồng.” Ông cho rằng CBDC có thể giảm các chi phí giao dịch cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, cũng như tích cực hỗ trợ các giao dịch online trong nước và quốc tế.

“Ví dụ, các ngân hàng trung ương có thể làm cho tiền tệ của mình hấp dẫn với người dùng trong thế giới kỹ thuật số bằng cách phát hành các token của riêng mình để phụ trợ nguồn cung tiền mặt và dự trữ ngân hàng. Một loại tiền điện tử của một ngân hàng trung ương như vậy có thể được giao dịch trong một hệ thống P2P phi tập trung, cũng giống như cách mà các tài sản tiền số hiện tại đang vận hành.”

 

Giới chức Hong Kong gạt bỏ khả năng ngân hàng trung ương phát hành tiền điện tử


Ông cho rằng các ngân hàng trung ương có thể tận dụng công nghệ nền tảng của tiền số, và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể có lợi từ công nghệ này bằng cách cải thiện dự báo của ngân hàng trung ương thông qua BD, trí tuệ nhân tạo (AI), và Machine Learning.
Trước đây, các quan chức của IMF đã kịch liệt phê phán tiền điện tử, và liên tục đề nghị các nhà lập pháp siết chặt khuôn khổ pháp lý với tiền số. Đầu năm nay, Christine Lagarde cho rằng các quy định mới đặt lên tiền điện tử là “tất yếu” và cần thiết trên phạm vi toàn cầu, tập trung vào quản lý các “hoạt động kinh tế” thay vì các “chủ thể pháp lý”.
Vào tháng Ba, Lagarde phát biểu rằng cần thiết phải áp dụng các luật pháp cho thị trường truyền thống vào thị trường tiền số. Bà cho rằng tiền điện tử có thể đe dọa đến tính ổn định của thị trường tài chính truyền thống, và những quy định phù hợp cần được phát triển trên phạm vi toàn cầu với sự hỗ trợ từ IMF.

Theo CoinTelegraph

-01/06/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68