Thủ phạm của vụ xả súng mới đây tại nhà thờ Hồi giáo New Zealand có vẻ như đã kiếm tiền để trả cho các chi phí của mình bằng những khoản đầu tư từ BitConnect – một trong những dự án lừa đảo lớn nhất của thị trường tiền điện tử.
- Người dùng ẩn danh gửi 0.0002 BTC và chấp nhận trả 1.99 BTC tiền phí!
- Cựu CEO Mt. Gox lĩnh án 2 năm 6 tháng tù treo vì thao túng dữ liệu, né được các tội danh nặng nhất
Brenton Tarrant dùng BitConnect để chi trả cho “những chuyến du lịch”
Khi các trang tin truyền thông khác nhau trích dẫn một tài liệu được xem như là bản ghi lời khai của Brenton Tarrant, các khoản đầu tư tiền điện tử cho phép anh ta có thể đi du lịch trong quá khứ.
[Lưu ý: Bạn đọc lưu ý rằng chưa có xác nhận chính thức nào về tính hợp pháp của tài liệu này và nội dung của nó cần được xử lý một cách thận trọng. Coin68 nhấn mạnh rằng vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận sự tham gia cụ thể của Brenton Tarrant vào BitConnect, cũng kết quả từ việc này.]
Tarrant, được xác minh là một huấn luyện viên cá nhân ở Úc, là một trong bốn nghi phạm hiện đang bị giam giữ sau khi gần 50 người chết trong vụ xả súng hồi thứ Sáu tại nhà thờ Hồi giáo Linwood ở thành phố Christchurch. Đây là vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử New Zealand.
Bản tuyên ngôn với tiêu đề “Sự thay thế vĩ đại: Hướng tới một xã hội mới”, được cho là tác phẩm của Tarrant và đã được lan truyền trên mạng với một tốc độ chóng mặt.
Tôi đã làm việc trong một thời gian ngắn trước khi kiếm được một số tiền để đầu tư vào Bitconnect, sau đó sử dụng tiền từ việc đầu tư để đi du lịch, một đoạn từ tài liệu cho biết.
Khi tiền điện tử trở thành nguồn tài trợ cho khủng bố
Như Coin68 đã đưa tin, BitConnect đã phải đối mặt với nhiều thách thức và áp lực pháp lý từ các nhà chức trách, đội phát triển của dự án này liên tục bị cáo buộc có tình xây dựng mô hình ponzi để lừa đảo nhà đầu tư.
Xem thêm: Chủ tịch BitConnect Ấn Độ bị bắt tại sân bay Delhi
Vào tháng 1 năm 2018, dự án này đã ngừng hoạt động, khiến các nhà đầu tư BitConnect mất trắng toàn bộ tài sản.
Tarrant đã không cung cấp thêm thông tin chi tiết nào về khoản đầu tư của mình và vẫn chưa biết anh ta có thể kiếm được bao nhiêu từ khoản tiền đó, hoặc liệu các quỹ có ảnh hưởng trực tiếp đến các tội ác mà anh ta đã gây ra sau đó hay không.
Trong khi những nhà chức trách thường đưa ra những lo ngại về việc sử dụng tiền điện tử để chống lưng cho các tổ chức tội phạm, các nghiên cứu khác đã đặt ra câu hỏi về mức độ mà những kẻ khủng bố có tổ chức nói riêng có thể tận dụng tiền điện tử trong hoạt động của chúng.
Tiền mặt, họ kết luận, vẫn là hình thức tài trợ được ưa thích.
The Bitcoinist