Bất chấp đề xuất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) về việc giám sát metaverse và NFT, các công ty công nghệ hàng đầu của đất nước vẫn đang theo đuổi quyết liệt lĩnh vực.
Đầu tháng 12, Trung Quốc đã mở rộng cuộc đàn áp sang metaverse và NFT, một trong những nguyên nhân khiến lực kéo chính của thị trường tại thời điểm đó bị sụp đổ, khiến Bitcoin (BTC) bắt đầu sụp đổ trước khi xảy ra đợt bán tháo “khủng khiếp” về 42.000 USD.
Trước đó trong một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11, Gou Wenjun, Giám đốc Trung tâm Phân tích và AML của PBOC, đã một lần nữa cảnh báo về sự nguy hiểm của tài sản mã hóa. Theo Gou, crypto có thể được sử dụng cho các hoạt động tài chính bất hợp pháp. Thậm chí, các ngân hàng Trung Quốc cũng bắt đầu giáo dục người dân về sự nguy hiểm của tiền mã hóa.
Tuy nhiên, phớt lờ những lời cảnh báo của PBOC, rất nhiều công ty Trung Quốc đã vội vàng đăng ký các nhãn hiệu liên quan đến metaverse. Theo South China Morning Post, tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 1.360 công ty Trung Quốc đã nộp 8.534 đơn đăng ký thương hiệu liên quan đến metaverse.
Hầu hết các công ty nộp đơn đều là những công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc, bao gồm những tên tuổi lớn như Huawei và Hisense. Huawei đã đăng ký với “Meta OS” trong khi Hisense lại tập trung trọng tâm vào các lĩnh vực khác nhau như dịch vụ xã hội, quảng cáo và khoa học.
Gã khổng lồ Tencent cũng tham gia vào chiến dịch, đăng ký gần một trăm ứng dụng nhãn hiệu liên quan đến metaverse bao gồm “QQ Metaverse”, “QQ Music Metaverse” và “Kings Metaverse.”
Tencent said to sharpen focus on metaverse-like developments with advanced new gaming studio https://t.co/0CpQbrzxd8
— South China Morning Post (@SCMPNews) October 20, 2021
Diễn biến trên có lẽ sẽ không gây ngạc nhiên cho nhiều người vì nhu cầu về NFT đang gia tăng, nhưng điểm đáng chú ý là sự kiện lại đang xảy ra trong bối cảnh đàn áp “rối ren” từ chính phủ Trung Quốc và PBoC.
Do đó, nếu làn sóng từ những công ty lớn tiếp tục được đẩy lên đỉnh điểm, Trung Quốc sẽ phải thực hiện biện pháp cụ thể hơn để giải quyết vấn đề, hành động mạnh mẽ hơn nhằm dập tắt xu hướng hoặc bắt đầu nới lỏng quan điểm về metaverse nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung.
Hãy nhớ rằng, Trung Quốc đã từng có những động thái tương tự trong quá khứ. Để nắm rõ chi tiết các mốc thời gian trong cuộc chiến giữa Trung Quốc và Bitcoin, độc giả có thể tìm hiểu qua video dưới đây:
Song, bên cạnh cảnh báo của PBOC, People’s Daily, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đưa ra cảnh báo về metaverse trở lại vào ngày 9 tháng 12, nhằm nhấn mạnh hơn nữa cho người dân đất nước về tính rủi ro khi tham gia đầu tư vào không gian này.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Ngôi sao “Ma Trận” Keanu Reeves sở hữu tiền mã hóa, “chê” NFT và metaverse
- Hedera Hashgraph (HBAR) nhảy vào cuộc chơi metaverse, củng cố vị thế của một “ông lớn”