logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Các hãng luật Mỹ kiếm "bộn tiền" nhờ các công ty crypto phá sản

-07/09/2023

Ở Mỹ, phá sản chưa phải là hết. Các công ty tiền mã hóa sau khi đã nộp đơn phá sản lại phải tiêu tốn nhiều triệu USD để xử lý thủ tục cũng như theo đuổi các vụ kiện tụng kéo dài. Tiền của người dùng có thể nợ nhưng tiền phí cho các hãng luật là phải chi liền.

Các hãng luật Mỹ kiếm "bộn tiền" nhờ các công ty crypto phá sản. Nguồn ảnh: The New York Times

Những tưởng việc kinh doanh bị phá sản đã là "tận cùng của nỗi đau", tuy nhiên việc buồn của người này đôi khi lại là chuyện vui của người khác. Biết bao hãng luật ở Mỹ đã kiếm đậm trong nhiều tháng qua nhờ xử lý các vụ kiện tụng và phá sản của những công ty crypto.

Theo báo cáo mới nhất của Protos, hai hãng luật Sullivan & Cromwell và Kirkland & Ellis đã lần lượt kiếm được 110 triệu USD100 triệu USD nhờ làm tư vấn cho các công ty crypto phá sản.

Sullivan & Cromwell chịu trách nhiệm xử lý việc phá sản của FTX, trong khi đó Kirkland & Ellis xử lý cho 3 công ty phá sản gồm có Celsius.

Còn theo The New York Times ước tính, các hãng luật và công ty tư vấn pháp lý đã kiếm về hơn 700 triệu USD nhờ những vụ sụp đổ trong thị trường tiền mã hóa năm qua.

FTX "còng lưng" trả tiền phí tư vấn pháp lý trước cả khi trả nợ người dùng

Khách hàng "béo bở" nhất của các hãng luật rõ ràng chính là FTX. Kể từ khi phá sản vào tháng 11/2022, người dùng của FTX mòn mỏi chờ sàn trả nợ nhưng chỉ nhận về những tin tức sàn đã trả bao nhiêu tiền cho chi phí pháp lý.

Con số 110 triệu USD mà hãng Sullivan & Cromwell nhận được sẽ không quá gây bất ngờ nếu bạn đọc đã biết rằng FTX phải trả 38 triệu USD cho hãng hồi tháng 1.

Nhưng Sullivan & Cromwell chỉ là hãng kiếm đậm nhất chứ không phải chiếm tất cả số tiền pháp lý. FTX thuê rất nhiều công ty tư vấn và xử lý phá sản, một quý phải chi hơn 120 triệu USD phí cố vấn.

Còn nếu những con số hàng trăm triệu như trên quá đau đầu và phức tạp, thì có tính toán đơn giản hơn là 1,5 triệu USD/ ngày.

Vì thế, cộng đồng còn "nói vui" với nhau rằng FTX sẽ xài hết tiền cho cho thủ tục phá sản trước khi có thể trả tiền cho chủ nợ của mình.

Chủ nợ của Voyager trả 5,1 triệu USD tiền phí pháp lý

Không chỉ các công ty phá sản mới cần thuê tư vấn pháp lý, mà các chủ nợ liên quan đôi khi cũng có nhu cầu. Đặc biệt là trong trường hợp công ty phá sản không chịu trả tiền hoặc phủ định nghĩa vụ nợ của mình, khách hàng - giờ đây đã trở thành chủ nợ - buộc phải chi tiền để theo đuổi các vụ kiện tụng đòi tiền.

Điển hình là các chủ nợ của Voyager phải trả 5,1 triệu USD tiền phí dịch vụ pháp lý trong quý 2. Tiền đã chi nhưng chưa chắc đã đòi lại đủ nợ.

ApeCoin trả 410.000 APE tiền phí pháp lý trong 3 tháng

Theo báo cáo tài chính, ApeCoin Foundation đã phải chi 413.222 APE cho tiền phí liên quan đến pháp lý trong 3 tháng của quý 2/2023.

Với giá APE lập đáy mới ở 1,3 USD, số tiền phí tính theo giá đô là 550.000 USD, một con số không hề nhỏ. Ngoài ra, ApeCoin Foundation còn phải trả phí hầu tòa đặc biệt là 79.680 APE, tương đương hơn 103.000 USD.

Nguồn: X (Twitter trước đây)

Sở dĩ có những khoản chi như vậy là vì ApeCoin bị SEC sờ gáy, cáo buộc cung cấp dịch vụ chưa đăng ký và vi phạm quy tắc bảo vệ nhà đầu tư. Theo đó, SEC cho rằng một số NFT như BAYC và cả ApeCoin là chứng khoán.

Dĩ nhiên, ApeCoin hoàn toàn phủ nhận cáo buộc nên hai bên đành gặp nhau ở tòa. Phí hầu tòa cũng từ đó mà ra.

Coin68 tổng hợp

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
-07/09/2023
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68