Giảm phát là gì?
Giảm phát là thuật ngữ chỉ sự giảm liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Giảm phát được cho là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.
Tương tự như lạm phát, giảm phát được tính thông qua mức tăng giảm tương đối của chỉ số giá tiêu dùng CPI (%). Giảm phát giúp tăng giá trị của tiền và khiến cho việc sở hữu tiền trở nên phổ biến nhưng đồng thời mang lại những rủi ro, hậu quả thậm chí còn trầm trọng hơn cả lạm phát.
Nguyên nhân của giảm phát
– Tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm cụ thể ở vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế của công dân giảm làm sức mua thị trường kém. Tổng cầu giảm kéo theo suy théo kinh tế và thất nghiệp. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát.
– Tổng cung: Lượng tiền cung ứng không đủ cho lưu thông. Hàng hóa nhiều nhưng giá hàng hóa giảm do lượng cầu thấp. Hàng hóa dư thừa, nhàn rỗi không có thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, hàng hóa nhập lậu trốn thuế từ bên ngoài vào số lượng lớn, làm nhu cầu thị hiếu giảm sút với hàng nội địa, chèn ép hàng nội địa, gây gián đoạn thị trường.
– Sự tương quan giữa các nhân tố cung tiền và tổng cung, cầu tiền và tổng cầu: thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ thường kéo theo nợ nần và đổ vỡ của các ngân hàng thương mại, tín dụng ngưng trệ tạo nên áp lực giảm phát.
– Sai lầm trong điều hành vì mô: áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều như thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức.
Tác động của giảm phát
Tác động tiêu cực
Khi giá giảm, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm gái sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí. Tác động của giảm phát trực tiếp đến các yếu tố sau:
a/ Lãi suất: lãi suất phản ảnh giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Lãi suất danh nghĩa tiến về 0 khiến tăng cung tiền không thể chuyền thành nguồn cho đầu tư và chính sách tiền tệ mất vai trò kích thích kinh tế. Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy: sản lượng đình đốn và suy thoái, kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng ( Bẫy thanh khoản).
b/ giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hóa: Khi giảm phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, nhà đầu tư có xu hướng giữ tiền và giảm bớt chi tiêu tạo nên cú shock kinh tế vì thiếu vốn luân chuyển. Giảm phát còn thúc đẩy giảm lương người lao động khi công ty phải điều tiết trở lại để bù lại khoản thiệt hại do việc giảm giá gây ra. Các vấn đề nảy sinh kết hợp với nhau tạo nen vòng xoáy khiến giảm phát mạnh hơn nữa gây ra các tình trạng thất nghiệp, vỡ nợ, giảm lợi nhuận, phá sản…v..v..
Tác động tích cực
Giảm phát hình thành do công nghệ mới giúp tăng năng suất và sản lượng khi nền kinh tế phát triền nhanh chóng. Môi trường kinh doanh cởi mở, ngăn chắn tối đa hình thức độc quyền tạo nên thị trường tự do giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng tối đa nguồn lực và đem đến nguồn lợi tối đa cho người tiêu dùng.
Giải pháp chống giảm phát
- Sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý để hỗ trợ tổng chi tiêu và kịp thởi xử lý tình trạng lạm phát thấp đang suy giảm
- Duy trì vùng đệm ( khoảng tỷ lệ lạm phát an toàn dưới 10%) và đừng cố gắng đưa lạm phát về mức 0
- Giữ ổn định tài chính của nền kinh tế
- Nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung đầu tư cho tư nhân.
- Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp
- Tăng chi tiêu công, kích thích thị trường.
- Tăng thuế doanh thu