logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Giải thích: UASF vs. UAHF – Doom of Bitcoin

-21/07/2017

1. Phân biệt giữa soft fork và hard fork

Cả soft fork và hard fork đơn giản chỉ là những sự thay đổi trong giao thức phần mềm của Bitcoin.

Một đợt soft fork là một quá trình điều chỉnh giao thức phần mềm mà chỉ có các block/giao dịch trước đây là hợp lệ thì bây giờ lại không được chấp nhận nữa. Vì các đại lí cũ vẫn xem các block mới là hợp lệ nên soft fork có thể được gọi là một quá trình tương thích ngược.

Sơ đồ vận hành của soft fork: Những block vi phạm các quy định mới thì sẽ bị ‘đóng băng’ bởi phần đông số lượng thợ đào mà đã tiến hành nâng cấp

Một đợt hard fork là quá trình thay đổi toàn diện giao thức hệ thống, biến các block không hợp lệ trước đây thành hợp lệ hoặc ngược lại, và vì vậy nó yêu cầu tất cả các đại lí và người dùng phải cập nhật phần mềm của mình lên phiên bản mới nhất. Hard fork là một sự phân chia vĩnh viễn khỏi phiên bản trước đó của Blockchain, và phiên bản mới sẽ không còn có thể chấp nhận những đại lí mà vẫn chạy bản cũ.

Sơ đồ vận hành của hard fork: Nếu một số các đại lí không chịu tiếp nhận những thay đổi mới thì họ sẽ làm phân tách chain thành hai phần riêng biệt, một cái thì vẫn chạy phiên bản cũ, cái kia thì đã nâng cấp lên phiên bản mới

2. UASF là gì? UAHF là gì?

UASF là viết tắt của User Activated Soft Fork (soft fork do người dùng kích hoạt).

Đây là một cơ chế mà trong đó thời điểm kích hoạt soft fork được định sẵn ở một lúc nào đó và phải tiến hành bởi tất cả các đại lí – một khái niệm mà trong thế giới Bitcoin gọi là đa số về mặt kinh tế (economic majority). Một đợt UASF muốn thành công thì cần rất nhiều sự ủng hộ cũng như là phối hợp trơn tru từ cộng đồng. Khái niệm UASF đã được kết hợp với SegWit để tạo nên BIP 148 – một trong những phương án giải quyết vấn đề quy mô mà có khả năng sẽ được kích hoạt vào đầu tháng 8 sắp tới.

UAHF là viết tắt của User Activated Hard Fork (hard fork do người dùng kích hoạt).

Trong UAHF, các nhà phát triển sẽ thêm vào một bộ nguyên tắc bắt buộc nào đó để thay đổi phần mềm hệ thống. Những cập nhật ấy sẽ biến các block không hợp lệ trở nên hợp lệ sau một thời hạn chọn sẵn mà không cần sự ủng hộ từ phần lớn năng lực khai thác của mạng lưới để có thể được áp đặt. Bitmain, một công ty đào Bitcoin lớn, đã tuyên bố rằng nó sẽ triển khai một đợt UAHF “như là kế hoạch dự phòng chống lại UASF (BIP 148)” trong trường hợp phương án đấy được kích hoạt.

3. Nguyên nhân nào đã dẫn đến việc UASF đối đầu UAHF?

Bitcoin từ lâu đã xuất hiện những yếu điểm mà cần được giải quyết.

SegWit là một bản nâng cấp đưa ra bởi Bitcoin Core – đội ngũ phát triển chính của mạng lưới. Nó được kì vọng là sẽ giúp giải quyết rất nhiều vấn đề mà Bitcoin hiện đang phải đối mặt. Nhưng có một bộ phận người dùng, công ty khai thác (như Bitmain) và doanh nghiệp kinh doanh Bitcoin (như Bitcoin Unlimited) lại không ủng hộ ý tưởng trên. Chính vì vậy, ước mơ hiện thực hóa SegWit lại có thể đưa mạng lưới đi đến viễn cảnh bị phân tách. Một số người dùng và thợ đào có thể chấp nhận những tiêu chuẩn mới, nhưng những người còn lại thì vẫn có thể chạy bộ mã cũ của Bitcoin. Như vậy, việc sử dụng nhiều phiên bản khác nhau giúp làm giảm căng thẳng đối đầu giữa các bên trong mạng lưới và bảo vệ lấy Blockchain, thứ duy nhất mà bảo đảm giao dịch được tiến hành bình thường trong mạng lưới.

4. Trước đây đã từng xuất hiện bất kì đợt soft fork hay hard fork nào chưa?

Tất cả người dùng tiền điện tử đều thấy được kết quả của những đợt fork trước mỗi ngày.

Mỗi giao dịch khi thực hiện đều được đưa vào một Blockchain. Trong quá trình khai thác, mỗi một thợ đào thì lại sở hữu một chain của riêng mình. Trước khi tất cả được kết nối lại để tạo thành một chuỗi dài nhất, có thể nói trước đó trên chain đã xuất hiện một đợt fork.

Ví dụ tiêu biểu nhất cho việc triển khai UASF và UAHF có thể được tìm thấy ngay trong lịch sử hình thành và phát triển của Ethereum.

Vào tháng 4-5 năm 2016, Ethereum triển khai dự án DAO. Nhưng chỉ một tháng sau, DAO bị tin tặc tấn công, cướp hết tiền của nhà đầu tư với tổng giá trị gần 55 triệu USD. Sau sự việc trên, ba phương án giải quyết đã được đề xuất:

• Chấp nhận vụ ăn cắp và không làm gì cả.
• Chuyển toàn bộ Blockchain về lại thời điểm trước vụ tấn công (hard fork).
• Xem những giao dịch đến địa chỉ ví của bọn hacker là không hợp lệ và khôi phục lại tiền cho nhà đầu tư (soft fork).

Cộng đồng người dùng Ethereum đã quyết định lựa chọn phương án thứ hai. Nhưng một số người lại tỏ vẻ không đồng tình với quyết định trên của số đông. Họ cho rằng trong thế giới tiền điện tử, “code is law” (mã nguồn hệ thống là luật pháp), vì vậy không thể nào lại có thể mang ra điều chỉnh dù có ở trường hợp nào đi nữa. Những người dùng trên đã chọn chấp nhận vụ tấn công (phương án 1), và thế là Blockchain thứ hai xuất hiện. Blockchain của những người chọn hard fork thì được gọi là Ethereum (ETH), trong khi cái sau thì có tên Ethereum Classic (ETC).

5. Việc tích hợp UASF hay UAHF sẽ thay đổi bộ mặt Bitcoin như thế nào?

Có vô số kịch bản có thể xảy ra với Bitcoin một khi UASF hoặc UAHF được kích hoạt.

Nếu một trong những phương án trên được chấp nhận, quá trình phát triển tiếp theo sẽ lệ thuộc vào hành động của người dùng và thợ đào. Dựa vào những thông tin sẵn có, những viễn cảnh sau đây là khả thi nhất:

1. Người dùng và thợ đào sẽ thỏa thuận với nhau. Nếu mọi chuyện đều ổn thỏa thì sẽ không thấy fork và Blockchain sẽ được giữ nguyên vẹn.

2. Phần lớn người dùng sẽ chấp nhận UASF/UAHF nhưng thợ đào thì không. Nếu số lượng người dùng ủng hộ là đủ lớn (hơn 51%) thì sẽ chỉ có một nhánh. Nhưng nếu tỉ lệ người dùng ủng hộ thấp hơn 51% thì sẽ có hai nhánh được sinh ra, bao gồm Users’ fork và Miners’ fork. Tuy nhiên, nếu sau đó người dùng gia tăng và chiếm tỉ lệ hơn 51% thì những block trong Miners’ fork sẽ dần bị thay thế bởi các block trong Users’ fork và giới thợ đào sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

3. Người dùng và thợ đào không thể đạt được một sự đồng thuận chung. Trong trường hợp này, bên mạnh hơn có thể chủ động tấn công bên yếu thế trước. Các giao dịch tiến hành ở thời điểm ấy đứng trước nguy cơ rất cao là bị xóa bỏ.

Những kịch bản trên có thể có nhiều kết quả cho riêng mình nữa, ví dụ bên yếu thế có thể tự bảo vệ mình và tự thay đổi thuật toán và giao thức hệ thống để tiếp tục tồn tại.

Theo CoinTelegraph

-21/07/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68