logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Flash Swap và những lợi ích cho Cover Protocol

-05/02/2021

Mới đây, trong một dòng tweet của mình, đồng sáng lập Alan (còn được biết đến với tên gọi chefcoverage) đã đưa ra những phân tích về lợi ích mà hình thức flash loans có thể mang lại cho COVER Protocol trong thời gian tới.

Flash Swap và những lợi ích cho Cover Protocol
Flash Swap và những lợi ích cho Cover Protocol

Hôm nay, hãy cùng điểm qua những nét chính nhất trong chuỗi tweet đáng chú ý của đồng sáng lập này nhé.
Đầu tiên, để tiện theo dõi chuỗi tweet này, chúng ta hãy nói sơ qua về cách thức hoạt động của Cover Protocol, vì thú thật mà nói, cơ chế hoạt động là khá phức tạp với những ai lần đầu nghe về dự án này.

Cover Protocol có dạng 2 token chính và sẽ có giá đáo hạn tuỳ trường hợp. Khi thế chấp DAI vào hệ thống, người dùng sẽ nhận 2 token là:

  • CLAIM: Đáo hạn ~ 1 USD trong trường hợp bảo hiểm được trả.
  • NO CLAIM: Đáo hạn ~ 1 USD trong trường hợp không có bảo hiểm được trả.

Và vì nạp DAI vào sẽ nhận cả hai token này một lúc nên khi token này bằng 1, token kia hiển nhiên sẽ đáo hạn bằng 0 khi rút ra. Từ đó, ta có công thức tạm quy đổi là:

1 DAI = 1 CLAIM + 1 NOCLAIM

Nhìn chung, những vấn đề mà flash swap xử lý sẽ bao gồm cường độ sử dụng vốn cao, trượt giá và impermanent loss.

Hiện tại, người dùng muốn sử dụng dịch bảo hiểm sẽ phải mua từ pool CLAIM, điều này đồng nghĩa họ sẽ phải chịu nguy cơ trượt giá của pool, đồng thời mang lại rủi ro lớn cho những Người cung cấp thanh khoan (LP: Liquidity Provider) vì token CLAIM thường sẽ chuyển về 0 USD.

Tuy nhiên, với flashswap, chúng ta chỉ cần tạo ra các động lực thúc đẩy ở bên pool NOCLAIM.

Vì rủi ro pool NOCLAIM giảm về 0 USD là rất thấp (chỉ xảy ra nếu có vụ hack, cùng mức rút thanh khoản là 100%), điều này giúp Liquidity Provider ở pool NOCLAIM an toàn hơn tại pool CLAIM.

Do đó, với việc tạo thêm động lực ở pool NOCLAIM, bể thanh khoản này hoàn toàn có thể duy trì được các giao dịch lớn cùng mức trượt giá thấp.

Sau khi hệ thống shield mining được triển khai, nhiều người có xu hướng mua CLAIM token để farm, điều này khiến những ai muốn mua bảo hiểm sẽ khó tiếp cận sản phẩm vì mức phí quá cao. Vấn đề này bắt nguồn từ việc lãi suất APY của CLAIM hiện là quá lớn mặc cho khi đáo hạn, token này thường có giá bằng 0.

Shield Mining: Sau khi stake DAI và token CLAIM vào pool CLAIM, người dùng sẽ nhận về một LP token (token của bể thanh khoản), sau đó nếu stake LP token này vào shield mining, người dùng sẽ được trả lãi dưới dạng token COVER.

Với việc thúc đẩy thêm động lực ở pool NOCLAIM, nếu người dùng muốn farm, họ sẽ phải mua thêm cả token NOCLAIM, điều này mặt khác sẽ khiến token CLAIM trở nên rẻ hơn. Và vấn đề phát sinh vì shield mining trước đó phần nào được giải quyết với cách thức triển khai như thế này.

Hơn nữa, mặc dù pool NOCLAIM có rủi ro gặp lỗi là khá thấp, tuy nhiên nền tảng sẽ cần phải làm cho việc cung cấp thanh khoản trở nên hấp dẫn với pool này. Phần thưởng hấp dẫn là một yếu tố khả dĩ, tuy nhiên nền tảng sẽ cần phải tăng mức phí swap để có thể bù đắp vào lượng phần thưởng này.

Tỷ lệ tài sản cho pool NOCLAIM sẽ sát mốc 50-50 (thay vì 98-2 như trước), điều này giúp rủi ro trượt giá có thể được giảm xuống, và chi phí bỏ thêm vốn sẽ được bù đắp bởi APY nhờ thu phí, phần thưởng và nhiều tính năng sắp ra mắt trong thời gian sắp tới.

Vậy ở dưới nền tảng, quy trình diễn ra như thế nào?

  1. Người dùng ban đầu cần x token CLAIM và sẽ bắt đầu gọi một hàm để thực hiện.
  2. Vay nóng (flash borrow) một lượng x DAI.
  3. Stake lượng DAI trên để có thể tạo ra lượng CLAIM và NOCLAIM tương ứng.
  4. Bán NOCLAIM token để nhận DAI.
  5. Người dùng sẽ phải trả x (lượng DAI có được từ swap) + phí.
  6. Hoàn trả khoản vay (nhờ lượng DAI có được nhờ bán NOCLAIM).
  7. Người dùng có x token CLAIM.

Kết quả nhận được sau flash swap?
Giá token NOCLAIM giảm -> Những ai tin giao thức an toàn có thể mua được mua ở giá thấp hơn vì khoản thanh toán giờ sẽ lớn hơn -> tiến hành stake ngược lại pool để nhận phần thưởng và phí -> Ở ngày đáo hạn, token NOCLAIM có thể được rút.

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những nét chính và tác động của flash swap đến việc cân bằng mô hình hoạt động của Cover Protocol, hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về dự án Cover – một trong những mảnh ghép trong hệ sinh thái của bố già Andre Cronje.

Lưu ý, bài viết này chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-05/02/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68