Liên minh châu Âu (EU) đã làm rõ rằng tiền mã hóa, thuộc danh mục tài sản có thể chuyển nhượng, được đưa vào các biện pháp trừng phạt tài chính áp đặt đối với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine. Ngoài ra, EU cũng thực hiện các hình phạt tương tự đối với Belarus vì hành động gây hấn.
Tương tự như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ không triển khai quân đội tới Ukraine và tính đến thời điểm hiện tại, họ sẽ tránh xung đột trực tiếp với Nga. Tuy nhiên, tổ chức này đã tấn công Nga bằng nhiều biện pháp trừng phạt tiền tệ nhằm giảm bớt quyền lực và cắt đứt kết nối tài chính với phần còn lại của thế giới.
Các hình phạt như vậy bao gồm việc đóng băng tài sản của phần lớn ngân hàng khổng lồ của Nga và trục xuất một số tổ chức khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Theo một thông báo gần đây, EU đã mở rộng thêm nhiều hình thức chống lại Nga bằng cách nhắm mục tiêu vào 160 nhà tài phiệt địa phương, những người có thể đóng vai trò quan trọng xung quanh Tổng thống Putin. Cụ thể, các cá nhân này bị cấm giao dịch tài sản mã hóa ở EU.
#UkraineInvasion – EU agrees to extend the scope of sanctions on Russia and Belarus. The measures introduce #SWIFT prohibitions for banks of #Belarus similar to those in Russia. #cryptocurrency assets fall under the scope of “transferable securities” https://t.co/YQc5Dkx9KU
— Alexander von Witzleben (@AlexWitzleben) March 9, 2022
Ngoài ra, những biện pháp sửa đổi còn đưa ra hạn chế mới đối với xuất khẩu công nghệ vô tuyến và hàng hải, bổ sung Cơ quan Đăng ký Vận tải biển của Nga vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt đồng thời giáng xuống Ngân hàng Trung ương Nga, quan chức chính trị chủ chốt, trong đó phần lớn nhắm vào Hạ viện Nga – một trong những cơ quan cốt lõi của Quốc hội Nga. Nhiều hạn chế thương mại và đầu tư khác cũng được áp dụng ở Donetsk và Luhansk, hai khu vực ly khai tại vùng Donbass thuộc Ukraine được Nga công nhận độc lập.
Đây cũng là động thái không có gì quá ngạc nhiên đến từ EU, bởi vì vào đầu tuần trước, giới lập pháp EU đã đưa lo những lo ngại nhất định về khả năng Nga sử dụng tiền mã hóa để trốn tránh các lệnh trừng phạt kinh tế và liên tục thảo luận nhằm tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
Hơn nữa, EU đều nhất trí gia tăng lệnh trừng phạt đối với Belarus, quốc gia Đông Âu đã hỗ trợ hoạt động quân sự đặc biệt của Nga. Hậu quả là nhiều ngân hàng Belarus đã bị trục xuất khỏi SWIFT. Ngoài ra, các cơ quan lưu ký chứng khoán trung tâm của EU sẽ không còn chấp nhận khoản tiền gửi chuyển khoản vượt quá 100.000 Euro do công dân Belarus thực hiện.
Do đó, ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank đã tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường Châu Âu. Sau khi hứng chịu hàng loạt đòn trừng phạt nặng nề, Sberbank vốn hoạt động ở Áo, Đức, Croatia, Hungary và nhiều quốc gia khác, phải đối mặt với sự khủng hoảng nghiêm trọng, cổ phiếu giảm đến 99%. Thậm chí, ngân hàng cho biết sự an toàn của nhân viên đang bị đe dọa, khiến tổ chức phải nhanh chóng đóng cửa ở những khu vực trên.
BREAKING: LARGEST BANK IN RUSSIA ?? SBERBANK DROPS 99% OF ITS STOCK PRICE IN 2 DAYS pic.twitter.com/q6WF0wy90u
— That Martini Guy ₿ (@MartiniGuyYT) March 3, 2022
Điều thú vị là Sberbank thuộc một trong số ít các ngân hàng của Nga có quan điểm ủng hộ tiền mã hóa. Cách đây không lâu, Sberbank đã tạo ra một quỹ giao dịch trao đổi blockchain (ETF) theo dõi các công ty nổi bật trong ngành crypto, chẳng hạn như Coinbase và Galaxy Digital. Đây đã trở thành sản phẩm đầu tiên như vậy ở Nga, cho phép các nhà giao dịch đi sâu vào lĩnh vực tiền mã hóa mà không cần mua, lưu trữ hoặc bán token trực tiếp.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Lượng tiền mã hóa quyên góp cho Ukraine cán mốc 100 triệu USD
- Chủ tịch SEC thể hiện ý chí “răn đe” thị trường quyết liệt sau lệnh hành pháp của Tổng thống Biden