logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Ethereum + Lightning = Plasma? Buterin và Poon giới thiệu kế hoạch mở rộng quy mô mới

-13/08/2017

Mạng lưới Ethereum hiện đang tồn tại trong nó một vấn đề mà rất khó để làm ngơ: nó thậm chí còn không có khả năng đáp ứng nhu cầu lượng người dùng hiện tại, chưa nói gì đến tương lai.

Bất cập này từng một thời chỉ là vấn đề chỉ được đem ra thảo luận giữa các chuyên gia nghiên cứ, nhưng giờ đây nó lại đang tác động trực tiếp lên trải nghiệm của người dùng. Nền tảng Blockchain lớn thứ hai thế giới mấy tháng qua liên tục gặp phải những vấn đề liên quan đến sức chứa, bao gồm gia tăng phụ phí cho smart contract mà thỉnh thoảng đã làm trì trệ quá trình giao dịch cũng như làm gián đoạn các đợt ICO mới.

  • Xem thêm: Ethereum cần giải pháp off-chain để có thể xử lí vấn đề quy mô

Nhưng không phải là không có những dự án cấp cao nhằm tìm kiếm giải pháp – sharding, Raiden Network và Truebit đã lần lượt được đề xuất như là các phương án khả thi nhằm đảm bảo những ứng dụng phân quyền sau này cũng sẽ vận hành trơn tru như những phần mềm hiện tại.

Tuy nhiên, một đề xuất mới ra mắt hồi thứ Tư vừa qua mang tên Plasma có lẽ là cái tên đáng nhận được nhiều sự chú ý nhất.

Nguyên nhân là bởi vì hai tác giả của Plasma – Vitalik Buterin và Joseph Poon – đều là những nhân vật có ‘máu mặt’ trong lĩnh vực Blockchain. Buterin là người sáng lập Ethereum, còn Poon là người soạn thảo sách trắng của Lightning Network – giải pháp kỹ thuật mà được đánh giá là có khả năng cao nhất để giúp Bitcoin thu hút thêm người dùng.

Hai ông lớn trong ngành đã cùng bắt tay hợp tác với nhau và vạch ra một kế hoạch để giúp Ethereum giải quyết triệt để vấn đề quy mô mà nó hiện thời đang đối mặt.

Poon chia sẻ:

Người ta thường nghĩ không đời nào có thể vận hành mọi thứ trên thế giới này thông qua Blockchain được, nhưng tôi thì tin chắc là giả thuyết này là hoàn toàn khả thi.

Anh tin tưởng hết lòng rằng sứ mệnh của Ethereum là trở thành một máy tính toàn cầu mà sẽ “thay thế server farm”, và không chút hoài nghi rằng trở ngại về quy mô rốt cuộc rồi cũng sẽ được vượt qua.

“Lĩnh vực ứng dụng phân quyền kiểu này là một thứ gì đó khá là mơ hồ với mọi người, đơn giản là vì nó chưa có quỹ đạo rõ ràng cũng như lộ trình để thực hiện thành công nhiệm vụ,” Poon cho biết.

 

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Plasma, vị chuyên gia mà đã xây dựng nền móng cho Lightning Network tự tin nó sẽ thành công.

Blockchain “baby”

Phiên bản ngắn gọn của vấn đề quy mô là thế này: để có thể xem lại lịch sử trên Ethereum, người dùng không còn cách nào khác ngoài việc sao lưu toàn bộ Blockchain – bản ghi chép lại của tất cả những giao dịch và tính toán thừng được thực hiện. Thế nhưng một “máy tính toàn cầu” sẽ có một lượng lớn dữ liệu và rõ ràng không phải người dùng nào cũng có phần cứng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu trên.

Do đó, Ethereum và các Blockchain cộng đồng khác lúc nào cũng tìm cách để có thể giảm thiểu dung lượng data mà được lưu trữ trực tiếp trên chain.

Plasma tuyên bố là có thể hoàn thành nhiệm vụ này thông qua việc tích hợp các Blockchain “baby”.

Hệ thống sẽ được lập trình lại để kết nối các Blockchain “con” với Blockchain chủ nhờ một tính năng có tên gọi là “bằng chứng gian lận” (fraud proofs). Nó cũng tương tự với cách hoạt động của Lightning Network, ý tưởng mà đã được Poon “chắp bút” cho Bitcoin mà trong đó một tầng phụ được thiết kế và tích hợp thêm bên cạnh Blockchain chính.

Trong khi Lightning Network chỉ được giới hạn cho quá trình thanh toán, Plasma lại bao quát cả những tính năng phức tạp hơn như smart contract.

“Cơ bản là bạn đang có một tính toán toán học cần giải quyết: giả sử nó rất khó và tốn nhiều thời gian để nhẩm ra nên bạn nhờ người khác làm hộ mình,” Poon nói.

 

Ở thời điểm ấy, sẽ có người đưa ra kết quả với một lượng tiền đi kèm, giả dụ là $10, cam đoan rằng đáp án trên là đúng. Người dùng sẽ không cần phải tin mù quáng rằng đó là đáp án đúng vì sẽ luôn có sổ sách và tài khoản đi kèm để bảo đảm.

Nếu có người đứng ra cung cấp bằng chứng phản bác lại đáp án trên, những thành viên khác có thể nhảy vào và giúp xác định lỗi sai. Chưa hết, người dùng còn có lựa chọn “quẳng” bài toán trên về lại Blockchain chủ nếu họ nghi ngờ nó là một trò lừa đảo, giải quyết dứt điểm mọi tranh cãi.

Theo Poon, vì tất cả người dùng đều nhận thức được là mình sẽ có khả năng bị bắt quả tang và nhận án phạt nên họ sẽ không cố gắng mạo hiểm đánh lừa mạng lưới.

Vẫn còn nhiều nghi ngờ

Tuy nhiên, không phải là không có những hoài nghi. Ý tưởng kỹ thuật của Plasma đã được đem ra thảo luận với tần suất dày đặc trên các cộng đồng phát triển Blockchain, và nhận được rất nhiều lời ủng hộ cũng như là phản đối.

Sự thật hiển nhiên là bất cứ giao thức Blockchain nào rồi cũng sẽ có thời điểm gồng mình giải quyết vấn đề quy mô. Bitcoin, Blockchain phổ biến nhất hiện nay, là cái đầu tiên xuất hiện những triệu chứng tắc nghẽn, kéo theo sau đó là cuộc tranh luận nhằm tìm phương hướng giải quyết mà cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ.

Mặc dù vậy, nhiều chỉ trích đối với Plasma cho rằng rắc rối quy mô mà Ethereum đang gặp phải là phức tạp và nghiêm trọng hơn rất nhiều lần vì nó phải chứa một lượng lớn dữ liệu để có thể thực hiện “ước mơ” trở thành một máy tính toàn cầu.

Vlad Zmafir, một trong những chuyên gia về proof-of-stake cho Ethereum, đã đưa ra một vài bình luận của mình về ý tưởng trên. Ông tweet vào ngày hôm qua rằng bản thân “không cảm thấy hứng thú lắm” đối với dự án đầy tham vọng trên và chia sẻ hồi năm 2015, mình cũng từng buộc phải bỏ dở một kế hoạch tương tự.

Poon dường như không tỏ vẻ do dự bất chấp sự bi quan đến từ Zamfir. Và cả Buterin cũng vậy, giải thích rõ rằng Plasma chỉ là một bộ phận phụ trợ cho đề xuất mở rộng quy mô hiện tại là sharding (phân mảnh), vốn sẽ giúp gia tăng sức chứa của mạng lưới thông qua tầng giao thức chính.

Dù thế, Poon thừa nhận chặng đường phía trước vẫn còn rất dài. Biến ý tưởng trên thành thực tế chắc chắn sẽ phải trải qua “rất nhiều công đoạn thử nghiệm”. Anh lại một lần nữa đem Plasma ra so sánh với Lightning, giải pháp mà đã có nhiều bước tiến vượt bậc trong những năm qua nhưng vẫn chưa được hoàn thiện.

Tuy nhiên, vị chuyên gia phát triển vẫn chất chứa trong mình nhiều lạc quan về tương lai của Plasma:

Tôi vẫn tin tưởng phương án này thật sự là khả thi.

Theo CoinDesk

-13/08/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68