logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Đức công nhận Bitcoin là một công cụ tài chính hợp pháp, nhưng không phải là tiền tệ

-04/03/2020

Cơ quan giám sát tài chính của chính phủ Đức đã lên tiếng công nhận Bitcoin là một công cụ tài chính hợp pháp, góp phần làm rõ tình trạng pháp lý của tiền điện tử trong hệ thống tài chính của quốc gia này.

Đức công nhận Bitcoin là một công cụ tài chính hợp pháp, nhưng không phải là tiền tệ
Đức công nhận Bitcoin là một công cụ tài chính hợp pháp, nhưng không phải là tiền tệ

Cơ quan giám sát tài chính liên bang (BaFin) của Đức đã chính thức xác nhận tiền điện tử là một công cụ tài chính, đưa đồng tiền này tiến thêm một bước trong chặng đường được công nhận bởi các chính phủ. Điều này giúp những người dùng dễ dàng tiếp cận đồng tiền điện tử này hơn và sẽ tạo điều kiện để xây dựng một số doanh nghiệp xoay quanh sản phẩm là Bitcoin.

Theo bản dịch từ  thông cáo báo chí của BaFin, được xuất bản vào ngày 2 tháng 3, tiền điện tử hiện được phân loại là “đại diện kỹ thuật số của giá trị” với các đặc điểm sau:

  • Không được phát hành hoặc bảo đảm bởi bất kỳ ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền nào;
  • Không sở hữu tư cách pháp lý để được xem là tiền tệ;
  • Có thể được sử dụng bởi các cá nhân hoặc tổ chức/doanh nghiệp như một phương tiện trao đổi hoặc thanh toán;
  • Phục vụ mục đích đầu tư;
  • Có thể được gửi, lưu trữ và giao dịch trực tuyến.

Tài liệu trên cũng lưu ý rằng “tiền mã hóa” sẽ không được xem xét lẫn lộn với nhiều loại tiền điện tử khác, bởi vì những đồng tiền điện tử – như tiền tệ trong video game chẳng hạn – có những điều luật dành riêng cho chúng.

Việc phân loại này dựa trên các định nghĩa được thực hiện bởi các cơ quan quản lý trên toàn thế giới. BaFin cũng làm rõ rằng trước đó, tiền điện tử không thuộc bất kỳ danh mục nào được công nhận trước đó ở Đức.

Như Coin68 đã đưa tin, Liên minh châu Âu đã siết chặt quy định chống rửa tiền đối với những đồng tiền mã hóa, và 28 quốc gia thành viên của Liên minh hiện bắt buộc phải tuân thủ Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ năm của AMLD5 bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2020.

Xem thêm: Tổ chức chống rửa tiền quốc tế đề xuất áp đặt các quy định ràng buộc lên sàn giao dịch tiền điện tử

Theo các quy định pháp lý mới của các cơ quan giám sát tài chính ở Anh, Hà Lan và Áo, các sàn giao dịch và người quản lý tiền mã hóa phải đăng ký với cơ quan quản lý địa phương và tuân thủ các quy trình chống rửa tiền cũng như KYC để có thể quản lý danh tính của khách hàng giao dịch đồng thời có trách nhiệm báo cáo những hoạt động đáng ngờ.

Theo Decrypt

-04/03/2020
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68