logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Đồng sáng lập YFI quan ngại về mô hình quản lý của Uniswap

-23/09/2020

Trong tuần qua, sàn giao dịch phân quyền Uniswap khiến cộng đồng tiền điện tử bất ngờ khi công bố token riêng của mình là đồng UNI.

Đồng sáng lập YFI quan ngại về mô hình quản lý của Uniswap
Đồng sáng lập YFI quan ngại về mô hình quản lý của Uniswap

Đợt phát hành này được triển khai trên một giao dịch hoàn toàn phân quyền và đặt quyền tự quyết vào tay người dùng. Theo đó, mỗi trader sẽ có mức phân bổ 400 coin, nhưng các đơn vị cung cấp thanh khoản sẽ sở hữu nhiều hơn, giúp nhiều người hưởng lợi hàng trăm ngàn USD với giá rẻ như cho.

Chính những chi tiết này làm rộ lên những bàn tán về cách mà hệ thống sẽ được quản lý, đặc biệt là với một rào cản gia nhập khá lớn, rất khó để có thể thúc đẩy những thay đổi trên giao thức.

Vấn đề liên quan đến quy trình quản lý của Uniswap

Hệ thống DAO của Uniswap vận hành theo cơ chế đại diện, nơi những người dùng với hơn 10 triệu token uỷ quyền cho mình thì có thể tạo ra các đề xuất cho mạng lưới. 

Nhà phân tích DeFi “Vault Research” vừa công bố một blog về vấn đề quản lý của Uniswap và mức độ phân quyền tiềm năng của hệ thống này.

“Các phiếu bầu trên Compound và Yearn hiện chiếm tỷ trọng thấp hơn 40%, bao gồm cả các quỹ đầu tư mạo hiểm với COMP. Điều này khiến cộng đồng sẽ khó quản lý hệ thống hơn. Tôi đồng ý rằng sự độc quyền của các founder trong những giai đoạn đầu là tốt cho dự án…Nhưng chúng ta cần phải có những sự thay đổi theo thời gian. Nếu khoản tiền dự trữ không được phân bổ một cách hợp lý, giấc mơ về một dự án được quản lý bởi cộng đồng sẽ hoàn toàn tan biến.”

Nhận định trên đến ngay sau khi Andre Cronje, đồng sáng lập của hệ thống DeFi Yearn.finance (YFI), ứng cử để trở thành một trong những người được uỷ quyền trên mạng lưới của UNI.

Tuy nhiên đồng sáng lập này đã thất bại, đồng thời khẳng định rằng sẽ là bất khả thi cho bất cứ ai muốn sở hữu đủ lượng UNI để tác động lên cách vận hành của Uniswap.

Giải pháp?

Thường thì sẽ có một vài giải pháp cho rào cản khá lớn trong việc đưa ra các đề xuất trên mạng lưới. Compound là hệ thống đặt các đề xuất của người dùng sở hữu lượng token nhỏ ở chuỗi thứ cấp – với tên gọi “Autonomous Proposals”. 

Ý tưởng này sẽ cho phép bất cứ ai trên nền tảng cũng có thể đưa ra tiếng nói của mình. Hệ thống sẽ hiện thực hoá yêu cầu trên nếu như đề xuất nhận về đủ sự quan tâm. 

Một giải pháp khác là hệ thống với tên gọi quadratic voting, được đề xuất bởi Vitalik Buterin. Hệ thống này được sử dụng bởi dự án Pickle Finance, ý tưởng chủ chốt là đảm bảo một nhóm nhỏ người dùng sẽ không thể hoàn toàn kiểm soát được giao thức. Cụ thể:

“Trong hệ thống Quadratic Voting, mỗi người tham gia sẽ được cho một hệ số tín nhiệm để bầu chọn cho mỗi vấn đề. Tuy nhiên, chi phí để đưa ra một bầu chọn sẽ tăng theo hàm mũ 4 thay vì là tuyến tính như trước. Do đó, chi phí cận biên cho mỗi vote tăng thêm sẽ cao hơn rất nhiều so với các vote trước đó.”

Theo CryptoSlate

-23/09/2020
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68