logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Đề xuất cập nhật Tokenomic V2 của Perpetual Protocol

-08/04/2022

Là một trong những giao thức hàng đầu trong mảng giao dịch phái sinh phi tập trung, trong thời gian quan, Perpetual Protocol vẫn tiếp tục xây dựng và phát triển sản phẩm, bất chấp những khó khăn chung của DeFi và thị trường.

Đề xuất cập nhật Tokenomic V2 của Perpetual Protocol

Trong bài viết hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về đề xuất mới của Perpetual Protocol nhằm capture giá trị cho PERP – native token của dự án nhé! (Anh em có thể đọc full chi tiết tại đây).

Trong đề xuất này sẽ có 3 nội dung quan trọng:

1. vePERP

PERP sẽ triển khai mô hình token tương tự như CRV của Curve. Anh em có thể lock PERP nhận về vePERP. Trong thời gian thử nghiệm, anh em có thể lock tối đa 1 năm. Điều này là để đảm bảo nếu như cần điều chỉnh, dự án sẽ không tốn quá nhiều thời gian đợi PERP có thể unlock.

2. Reward Programs

Thông thường, các chương trình khuyến khích thanh khoản thường kéo theo vấn đề lạm phát token cho dự án. Để khắc phục điều này, PERP đưa ra 2 thay đổi:

  • Update chương trình Liquidity Mining trở thành chương trình Liquidity Mining as a Service.
  • Liquidity Acquisition: chương trình này sẽ thu hút dòng tiền, tài sản thế chấp từ bên ngoài vào Perp để làm gia tăng thanh khoản, đổi lại, những người cung cấp thanh khoản sẽ nhận được phần thưởng.

2.1. Liquidity Mining as a Service

Hiện tại, Liquidity Mining là chương trình đơn thuần trả thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản trên Perp. Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến dự án về lâu dài (giảm phát, PERP bị bán phá giá => các bên cung cấp thanh khoản bỏ đi => dự án bị giảm thanh khoản…), Perp quyết định sử dụng mô hình Liquidity Mining as a Service.

Perp sẽ tạo ra một cơ chế hoạt động xoay quanh mô hình token vePERP, làm cho các DAO có thể khuyến khích, đồng thời tạo ra nhu cầu cho token của họ.

Cơ chế hoạt động như sau:

  • Chủ sở hữu vePERP có thể biểu quyết việc phân phối PERP cho các Vault. Chính vì vậy, các dự án sẽ mong muốn sở hữu nhiều vePERP nhất để phục vụ cho mục đích của mình.
  • Các DAO sau đó sẽ hoán đổi token của họ hoặc stablecoin để lấy PERP.
  • Những token nói trên sẽ được Perpetual Protocol sử dụng để phân phối lại cho những người cung cấp phần thưởng tại các Vault. Dĩ nhiên, các DAO sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể đối với Vault được thưởng. Ví dụ: DAO X chỉ thưởng cho những người sử dụng UST cung cấp thanh khoản trên Perpetual Protocol.
  • Các DAO sau khi đổi được PERP thì có thể tiếp tục lock lại, nhận vePERP và vote cho Vault mà mình mong muốn.

Cơ chế trên sẽ giải quyết được vấn đề lạm phát của PERP, tạo ra một kiểu PERP wars trên giao thức. Đồng thời, các DAO cũng sẽ bị hấp dẫn bởi mô hình này, khi họ có thể sử dụng mã token của mình để đổi lấy PERP => tạo ra thêm incentive cho token.

Nguồn: Perpetual Protocol

Một điều tuyệt vời hơn là Perpetual Protocol sẽ không chỉ giới hạn việc cho phép các DAO sử dụng stablecoin hoặc token của họ mà còn mở rộng các loại tài sản như stETH… Điều này sẽ giúp Perpetual Protocol thu hút được một lượng thanh khoản lớn từ các loại tài sản ít usecase như stETH.

2.2. Liquidity Acquisition

Để hiểu mô hình này, đầu tiên, anh em cần hình dùng có 3 bên tham gia, gồm: Perpetual Protocol, Lender (người cho vay), Market Maker.

  • Chủ sở hữu vePERP có thể bỏ phiếu cho Vault mà họ mong muốn.
  • Lenders sẽ đưa tài sản của mình vào các Vault, tài sản này sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi cung cấp tài sản, Lenders sẽ được thưởng bằng PERP. Để nhận thêm phần thưởng, Lenders có thể lock PERP để hodl vePERP.
  • Market Maker sẽ vay và tài sản trong Vault để tạo lập thị trường trên Perp V2. Cuối thời hạn khoản vay, họ sẽ hoàn trả tài sản cho Lenders.

Như vậy, mô hình thanh khoản trên Perpetual Protocol lúc này còn bao hàm trong nó hoạt động vay và cho vay tài sản.

3. Phân phối Fee trên giao thức

Nguồn: Perpetual Protocol

Perpetual Protocol đề xuất việc phân phối Fee thu được vào 4 nơi chính, gồm:

  • Thưởng cho người cung cấp thanh khoản.
  • Quỹ bảo hiểm cho giao thức (sau khi quỹ này đạt ngưỡng tối đa), Fee sẽ tiếp tục được đưa vào Treasury.
  • vePERP holder

Như vậy, việc phân phối Fee trên Perpetual Protocol sẽ được chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1

Nếu quỹ bảo hiểm chưa đạt tới ngưỡng giới hạn, Fee chỉ được chia cho LPs (người cung cấp thanh khoản) và đưa vào quỹ.

Trường hợp 2

Khi quỹ đạt ngưỡng giới hạn, Fee được chia cho LPs, Treasury và vePERP Holders.

4. Tạm kết

Với những update trong Tokenomic V2, Perpetual Protocol đang cố gắng cải thiện thanh khoản (bằng cách thu hút những người cung cấp thanh khoản, các DAO tham gia Perp wars), từ đó cải thiện sản phẩm => thu hút được thêm các traders mới => tạo ra nhiều Fee hơn => các vePERP holder hưởng lợi nhiều hơn => lặp lại vòng lặp.

Theo mình, đây là một flywheel khá phù hợp cho Perpetual Protocol trong bối cảnh hiện tại. Anh em có thể tiếp tục theo dõi và chờ đợi đề xuất này được áp dụng chính thức, từ đó đánh giá xem liệu PERP có phải là một món đầu tư tiềm năng không nhé.

Poseidon

Có thể bạn quan tâm:

-08/04/2022
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68