logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Để có thể hiểu Bitcoin, tôi tìm đến Karl Marx

-25/01/2018
Để có thể hiểu Bitcoin, tôi tìm đến Karl Marx
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Về tác giả: Tom Goldenberg là Giám đốc Công nghệ của Commandiv, một nền tảng giao dịch cả chứng khoán lẫn tiền điện tử cung cấp cho nhà đầu tư những khuyến nghị giao dịch tự đồng cùng công cụ cân bằng danh mục.

Chắc hẳn khi nghe người ta cứ liên tục bàn tán và phát sốt vì Bitcoin hay Blockchain trong thời gian qua, các bạn sẽ cũng nghĩ những thứ ấy phải giải quyết mọi vấn đề chúng ta đang đối mặt thì mới đáng trở thành tâm điểm như vậy.

Web 3.0 đang tới rồi đấy – mở toang cánh cửa tiến lên một thời kì kỹ thuật số mới cho tất cả chúng ta. Sẽ chẳng có một ngành công nghiệp nào mà lại không bị nó tác động đâu, cho dù là y tế, chính phủ, tài chính hay hoạt động mua bán lẻ thường ngày.

Tuy vậy vẫn có một số lo ngại, đúng theo như lời của cây bút Antonio Garcia Martinez, tác giả của cuốn tự truyện Chaos Monkey nói về khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon:

Sự vĩ đại trong thói ngạo mạn của con người là giả định rằng phương thuốc cho các vấn đề xã hội của chúng ta nằm ở tương lai mà vẫn chưa được phát minh, thay vì những kinh nghiệm đã bị lãng quên của quá khứ.

Có rất nhiều bài học ta có thể rút ra từ lịch sử – tương tự như những gì con người có thể khám phá thông qua tiến bộ công nghệ.

Đó chính là lí do vì sao tôi tìm đến Chủ nghĩa Mác để có thể hiểu rõ hơn bản chất và ý nghĩa thật sự đằng sau những gì mà Bitcoin đại diện.

Nghiền ngẫm cáo bạch của Satoshi

Tôi đã có dịp ngồi lại và đọc qua whitepaper (cáo bạch) về Bitcoin do chính tay Satoshi viết, và phải nói là tôi đã cảm thấy hết sức bất ngờ. Đó quả thật là một công trình tuyệt vời.

Tuy vậy, tôi vẫn còn đó một số thắc mắc chưa được giải đáp:

• Những sự kiện gì đã thúc đẩy Satoshi đi đến ý tưởng về Bitcoin?

• Tại sao tác giả lại chọn giữ kín danh tính bản thân?

• Liệu Bitcoin bây giờ có là thứ mà Satoshi đề cập trong cáo bạch? Nó đang có sống        giống với kỳ vọng mà “cha đẻ” của nó muốn nó trở thành?

Khi đang suy tư trước những câu hỏi trên, trong đầu tôi chợt nảy ra một ý nghĩ mà tôi tin là có thể áp dụng cho cả Marx lẫn Satoshi:

“Tính thiên tài thể hiện qua khả năng sáng tạo, chứ không phải dự đoán tương lai – Genius is creative, but not predictive.”

 

Đó là bởi Karl Marx và Satoshi đều đã biểu đạt một tầm nhìn rõ ràng và sâu sắc về tương lai. Nhưng đáng tiếc là cả hai lại không lường trước được là liệu ý tưởng của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào hay được thực hiện ra làm sao. Và cả hai cũng chẳng còn nắm giữ quyền lực để kiểm soát phát minh của mình nữa.

Tính thiên tài xuất phát từ sự chống đối

Tư tưởng của Marx về chủ nghĩa xã hội và mối quan hệ kinh tế giữa người với người đều bị ảnh hưởng bởi thế giới quan lúc ông sinh thời. Đó chính là nỗi sợ hãi dành cho quá trình công nghiệp hoá, tư bản hoá; rằng máy móc sẽ khiến người lao động bình thường trở nên vô dụng.

Trớ trêu thay, đây cũng chính là tình cảnh mà chúng ta đang lâm vào ở thời điểm hiện tại, với sự trỗi dậy ngày càng rõ nét của công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Hình ảnh giai cấp công nhân tiến hành đập phá máy móc vì cho rằng đây mới chính là cái bóc lột mình, ăn cắp công ăn việc làm của mình. Chính vì muốn bác bỏ nhầm định đó, hướng người lao động về kẻ thù thật sự, Karl Marx đã viết nên bộ "Tư bản", vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản
Hình ảnh giai cấp công nhân tiến hành đập phá máy móc vì cho rằng đây mới chính là cái bóc lột mình, cướp lấy công ăn việc làm của mình. Chính vì muốn bác bỏ nhầm định ấy, hướng người lao động về kẻ thù thật sự, Karl Marx đã viết nên bộ “Tư bản”, vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản.

Thuật ngữ “Luddite” được những người cùng thời với Marx tạo ra để chỉ phong trào công nhân xem máy móc như là kẻ thù cướp lấy công ăn việc làm của mình và kêu gọi mọi người cùng nhau đập phá chúng. Những quan niệm sai lầm như vậy cùng sự bất công quá lớn giữa giới tư bản công nghiệp và những người công nhân tầng lớp thấp đã thôi thúc Marx đứng ra chỉ trích chủ nghĩa tư bản thậm tệ và đề xuất nên hệ thống chủ nghĩa xã hội để thay thế nó.

Bitcoin cũng là một sản phẩm của thế giới quan tác động lên người tạo ra nó. Cáo bạch về đồng tiền điện tử Bitcoin được Satoshi đăng tải lần đầu hồi năm 2008, ít lâu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm 2007. Sự kiện ấy đã khoét một vết nứt sâu vào lòng tin của công chúng, đặc biệt là tại các nước tư bản phương Tây, đối với các thể chế tài chính mà đến hiện tại vẫn chưa thể nào sửa chữa được được. Từ đó, ý tưởng giúp con người thoát khỏi sự kìm kẹp của tư bản tài chính nảy mầm.

Đây chính là bài báo được Satoshi đề cập đến trong block “nguyên thuỷ” của Bitcoin – khi Bộ trưởng Tài chính Anh sắp sửa tung gói cứu trợ thứ hai để giúp các ngân hàng nước này tránh khỏi thảm cảnh phá sản

Tháo bỏ sự tập trung quyền lực

Marx và Satoshi chọn cách giải quyết vấn đề của mình theo những cách có thể nói là khá tương đồng nhau. Marx kêu gọi một xã hội phi nhà nước, trong đó người công nhân nắm trong tay mình toàn bộ tư liệu sản xuất. Tư hữu từng bước nhường chỗ cho công hữu, và từ đó nhà nước sẽ dần “héo mòn đi”, trích nguyên văn những lời mà Friedrich Engels ghi chép lại từ Marx.

Tuy nhiên, sự “héo mòn” trên đã không xảy ra ở những quốc gia mà phe cộng sản đã nắm lấy quyền kiểm soát nhà nước – mà thay vào đó là điều ngược lại, với những hậu quả vô cùng thảm khốc.

Trong khi đó, Satoshi thì lại muốn loại bỏ giới trung gian tài chính – gồm những ngân hàng cùng các công ty tín dụng mà đang kiểm soát dòng chảy tiền tệ của nền kinh tế thế giới. Để có thể làm được như vậy, cần phải thiết lập một mạng lưới peer-to-peer (ngang hàng) với nhau, không tồn tại một thể chế trung ương nào hết. Đồng thời, mạng lưới sẽ được thiết kế cẩn thận để không một nhân tố nào có thể chi phối hoạt động giao dịch được hết.

Giấc mộng dang dở

Ý tưởng về Bitcoin có xuất thần đến đâu đi nữa thì thực tại hiện nay của nó chắc chắn là rất khác so với những gì đã được Satoshi ấp ủ. Trong cáo bạch, Bitcoin được mô tả như sau:

Một phiên bản tiền điện tử thuần tuý cho phép giao dịch online được thực hiện trực tiếp giữa người này với người khác mà không cần phải thông qua bất cứ thể chế tài chính nào hết.

Tuy không phải không đúng hoàn toàn, thế nhưng đó lại khác rất xa công dụng chủ yếu của Bitcoin ở hiện tại.

Satoshi đã thất bại trong việc lường trước bất cập mở rộng quy mô Bitcoin để đáp ứng hàng tỉ giao dịch mỗi ngày. Phụ phí của hoạt động mua bán trao đổi Bitcoin, cũng như sự bất lực của mạng lưới trong giải quyết giao dịch một cách nhanh chóng, đã làm đồng tiền này biến chất. Thay vì được sử dụng làm phương tiện thanh toán, Bitcoin giờ đây lại được người ta lựa chọn làm vật lưu trữ giá trị, làm công cụ đầu cơ kiếm lời. Thậm chí còn xuất hiện những lời ngợi ca Bitcoin là “vàng thế hệ mới”. Đây hoàn toàn không phải là cách mà Satoshi hình dung Bitcoin sẽ được xã hội tiếp nhận.

Marx, tương tự, cũng đã thất bại trong việc dự đoán lý tưởng của mình sẽ bị bóp méo để từ đó thao túng và bóc lột con người. Giấc mơ về một nền kinh tế phi nhà nước, trên thực tiễn, lại trở thành chủ nghĩa toàn trị. Những dân biểu mà ban đầu cam đoan là sẽ bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động đến cùng rốt cuộc lại gục ngã trước cám dỗ của quyền lực.

Di sản để lại

Ấy vậy mà cả Bitcoin lẫn chủ nghĩa Mác vẫn tiếp tục tồn tại, tuy là ở các dạng chuyển thế khác nhau.

Chủ nghĩ Mác đến lúc này vẫn đang ảnh hưởng đến nhiều phong trào công nhân tại cả những nước thuần tư bản như là Mỹ, và “ngọn lửa” đả kích chủ nghĩa tư bản của Marx vẫn được thắp sáng bởi các nhà kinh tế học cùng phong trào đấu tranh phổ thông. Chưa hết, một số nước phương Tây, đặc biệt là khu vực Bắc Âu, đã bắt đầu áp dụng hình thức dân chủ xã hội để thúc đẩy xây dựng một chế độ tư bản “cộng sản” hơn.

Về phần Bitcoin, tương lai của đồng tiền này vẫn đang rộng mở trước mắt chúng ta. Nó vẫn chưa phải là ví dụ cuối cùng cho hình thức thanh toán peer-to-peer, với dòng chú thích ngắn ngủi của riêng mình trong một cuốn sách bám đầy bụi về lịch sử tiền tệ. Thay vào đó, với chắc năng hàng hoá điện tử, Bitcoin đã cách mạng hoá cách người ta lưu trữ của cải mà mình làm ra.

Liệu giấc mơ đồng tiền phi tập trung mang tên Bitcoin của Satoshi có chịu chung số phận với lý tưởng chủ nghĩa xã hội của Karl Marx - Xin lỗi, các bạn rất tốt nhưng nhân loại rất tiếc?
Liệu giấc mơ đồng tiền phi tập trung mang tên Bitcoin của Satoshi có chịu chung số phận với lý tưởng chủ nghĩa xã hội của Karl Marx – Xin lỗi, các bạn rất tốt nhưng nhân loại thì lại rất tiếc?

Cả Karl Marx lẫn Satoshi đều là những nhà tư tưởng lớn, và phát minh của họ sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến những thế hệ sau này. Nhưng thế không đồng nghĩa với việc họ biết hay có thể kiểm soát cách đứa con tinh thần của mình được áp dụng vào đời thật. Thay vì chê trách, chúng ta nên trân trọng món quà mà mỗi người họ đã tặng cho nhân loại, cùng lúc ấy nhìn nhận rằng kể cả những thiên tài ấy cũng không đời nào có câu trả lời đầy đủ và hoàn hảo cho các vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt.

Theo CoinDesk

-25/01/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68