logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Đằng sau việc CryptoGPT gọi vốn từ DWF Labs với định giá 250 triệu USD?

-11/04/2023

Dự án có nhiều từ khóa hot hit như Layer 2, ZK, AI Coin,... là CryptoGPT vừa gọi vốn được 10 triệu USD với định giá 250 triệu USD từ quỹ đầu tư ít tiếng tăm DWF Labs. Đằng sau khoản đầu tư này là gì? DWF Labs thực sự là ai?

Đằng sau việc CryptoGPT gọi vốn từ DWF Labs với định giá 250 triệu USD?

CryptoGPT gọi vốn 10 triệu USD với định giá 250 triệu USD

Như Coin68 đưa tin, CryptoGPT với mã token GPT là một dự án “tất cả trend trong một” đã được niêm yết trên một số sàn giao dịch lớn. Dự án có xuất phát điểm từ mùa “narratives” nở rộ của quý 1/2023, gom chung các từ khóa hot hit thời đó để thu hút sự chú ý từ cộng đồng.

Tối ngày 10/04 theo giờ Việt Nam, dự án thông báo đã hoàn thành vòng gọi vốn Series A 10 triệu USD từ DWF Labs với định giá token lên đến 250 triệu USD.

Theo Coingecko, FDV của GPT hiện rơi vào khoảng 217,5 triệu USD.

Ảnh chụp màn hình Coingecko vào lúc 03:30 PM ngày 11/04/2023

Nhà đồng sáng lập kiêm CTO của CryptoGPT là Dejan Erja cho biết DWF Labs chỉ mới “giải ngân” cho dự án 420.000 USD, tương đương 4,2% giá trị khoản đầu tư. Số tiền còn lại sẽ được đầu tư trong vòng 285 ngày.

“Chúng tôi tuân thủ lịch trình vesting của tokenomics. Khoản đầu tư được thực hiện trong thời hạn 285 ngày, phù hợp với lịch trình vesting của GPT.”

Nhưng đáng chú ý hơn là DWF Labs theo thỏa thuận cũng trở thành market maker của CryptoGPT.

“Mục đích chủ yếu của vòng đầu tư này là để DWF Labs trở thành nhà tạo lập thị trường hoạt động cho chúng tôi.”

CryptoGPT thành lập vào tháng 7/2022 nhưng đến tháng trước mới gây bão cộng đồng khi chính thức ra mắt token và trào lưu “AI coin” nở rộ. Twitter của dự án cũng được lập vào thời gian này.

CryptoGPT tuyên bố giúp người dùng sở hữu và kiếm tiền từ dữ liệu của mình thông qua mạng lưới blockchain Layer 2 vẫn đang phát triển. Dự án dự kiến mainnet vào quý 3 năm nay.

“Bạn có thể sử dụng các ứng dụng của chúng tôi trong nhiều lĩnh vực từ thể dục thể thao, hẹn hò đến game và giáo dục. CryptoGPT thu thập và đóng gói dữ liệu. Bạn sở hữu dữ liệu của mình và kiếm tiền từ việc bán dữ liệu đó."

Cũng theo vị CTO này, tháng trước CryptoGPT đã gọi vốn được 3 triệu USD thông qua đợt mở bán token trên DAO Maker. Các khoản đầu tư họ nhận được sẽ được dùng để phát triển đội ngũ dự án từ 22 người ở thời điểm hiện tại và tập trung vào thị trường châu Á.

Nhưng điều đáng quan tâm hơn về thỏa thuận gọi vốn này chính là:

DWF Labs là ai? Và tại sao chỉ có họ đầu tư vào vòng Series A của CryptoGPT và trở thành market maker luôn?

Vén màn DWF Labs

Nếu có theo dõi các hoạt động gọi vốn trên thị trường chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với các quỹ đầu tư như A16Z, Coinbase Ventures, Binance Labs, Paradigm hay Pantera, Multicoin và nhiều cái tên khác nữa.

Nhưng DWF Labs hoàn toàn xa lạ, khó có thể tìm thấy tên của công ty này đứng trong danh sách VC của những đợt gọi vốn từ trước đến nay.

Khi tìm kiếm từ khóa "DWF Labs" trên Google, kết quả khả quan nhất là một bài báo của Coindesk giới thiệu về quỹ đầu tư này.

Thành viên quản lý (Managing Partner) là Andrei Grachev chia sẻ rằng DWF Labs đã thực hiện nhiều khoản đầu tư, nổi bật có thể kể đến như vòng gọi vốn 20 triệu USD của Synthetix (SYN) hay Fetch.ai (FET) gọi vốn với định giá 250 triệu USD

Danh mục đầu tư hiển thị trên trang web của quỹ này còn cho thấy nhiều dự án khác nữa, từ nổi bật đến ít tiếng tăm.

Ảnh chụp màn hình từ trang web dwf-labs.com

DWF Labs là nhánh đầu tư tập trung mảng web3 của Digital Wave Finance (DWF), một công ty giao dịch crypto toàn cầu. DWF "giao dịch trên cả thị trường spot lẫn phái sinh, ở hơn 40 sàn giao dịch hàng đầu".

Có vẻ như nhờ vào lợi nhuận giao dịch từ công ty mẹ, Andrei Grachev tự tin rằng DWF Labs "có đủ tiền" để thực hiện nhiều khoản đầu tư.

"Chúng tôi hiện tại đã tích lũy đủ tiền từ lợi nhuận của mình để đầu tư vào nhiều dự án."

Cần lưu ý là bài viết trên của Coindesk xuất bản vào cuối quý 1 năm nay, thời điểm mà các hoạt động đầu tư trong mảng crypto chỉ mới "phá băng" sau một năm 2022 vô vàn khó khăn. Đơn cử như Pantera đã mất 80% giá trị quỹ đầu tư crypto.

Truy vết các "khoản đầu tư"

Không chỉ chúng ta mà cả cộng đồng crypto toàn cầu cũng thắc mắc DWF Labs là ai và thực sự họ có thực hiện những khoản chi tiền hàng triệu USD như họ tuyên bố hay không. 

Với câu hỏi đó, Nay (@nay_gmy) đã thu thập được một số dữ liệu on-chain như sau:

Dựa theo các giao dịch on-chain tổng hợp được, DWF Labs đã chuyển tiền dưới dạng stablecoin cho dự án để nhận về token. Các khoản đầu tư truy vết ghi nhận khoảng 65 triệu USD.

Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là DWF Labs nhận token với giá "discount" hay nói dễ hiểu là giá rẻ hơn so với giá thị trường của token khi đó. Chẳng hạn như họ nhận được số token YGG trị giá khoảng 9,9 triệu USD ở thời điểm đó nhưng chỉ chuyển đến ví dự án khoảng 7,3 triệu USD tiền stablecoin.

Dĩ nhiên các số liệu trên chỉ là số liệu rời rạc và on-chain từ một số ví được cộng đồng biết đến là thuộc sở hữu của quỹ và dự án. Thực tế vẫn còn những ví khác chúng ta không theo dõi được, cũng như nhiều giao dịch khác được thực hiện off-chain hoặc trộn lẫn để hủy dấu vết.

Nhưng phần nào chúng ta có thể kết luận rằng quỹ DWF Labs thường mua token dự án với mức "giá ưu đãi", giá chiết khấu (có lẽ vì mua số lượng lớn?!) và kết thúc bằng việc chuyển hầu hết số token đó lên các sàn CEX.

Ở cột "Dep on exchange" các bạn có thể thấy DWF Labs nhận token là nhanh chóng chuyển lên các sàn như OKX, Binance, Coinbase, Kucoin,... Có vẻ như quỹ này thực hiện các "khoản đầu tư" nhưng không có ràng buộc về vesting hay thời hạn lock token. Trông giống như các lần mua hàng với giá ưu đãi nhiều hơn.(?!)

Ngoài ra, sau khi DWF Labs chuyển token dự án lên sàn CEX, hầu hết các token đó đều giảm từ 10% đến 40%. Ví dụ đến từ SSV, SNX, TIME và FLOKI.

Gương mặt đại diện gây tranh cãi

Andrei Grachev như được giới thiệu ở trên là thành viên quản lý của DWF Labs. Nhân vật này dường như là đại diện truyền thông duy nhất của quỹ ở thời điểm hiện tại. Cộng đồng khó lòng tìm được những nhân vật nào khác với title như "CEO DWF Labs" có tiếng nói trên mạng xã hội.

Điều này rất kỳ lạ nhất là trong thời buổi mạng xã hội bùng nổ như hiện tại. Hầu hết các quản lý cấp cao của quỹ và dự án như CEO, CTO hay Giám đốc các mảng đều cố gắng xây dựng sự hiện diện của mình, chia sẻ góc nhìn về thị trường crypto để đến gần hơn với cộng đồng người dùng. 

Cũng theo Nay, Andrei Grachev đã bị cáo buộc thực hiện nhiều vụ scam từ 2018, như ICO để gọi vốn thu tiền mà dự án chẳng bao giờ ra mắt... Người này còn dính dáng đến OneCoin - mô hình ponzi đã cuỗm đi biết bao nhiêu tiền bạc của người dùng. Nếu chưa biết OneCoin là gì mời bạn đọc thêm: Mỹ bắt giữ lãnh đạo cấp cao OneCoin, cáo buộc lừa đảo hàng tỉ đô tiền của nhà đầu tư.

Trang tin crypto tiếng Nga ForkLog đã có bài viết vạch mặt Andrei Grachev hồi 2019 nhưng có vẻ như cộng đồng quốc tế vẫn còn quá xa lạ với người này. Chỉ khi đào sâu vào DWF Labs chúng ta mới tìm thấy "quá khứ đen tối" của Grachev.

Cuối cùng, địa chỉ ví được gắn mác DWF Labs mà cộng đồng biết được hiện đang nắm giữ một số đồng coin như RACA, YGG, AUCTION,... với trị giá khoảng 9 triệu USD tại thời điểm đưa tin.

Độc giả có thể tự mình kiểm tra và theo dõi hoạt động của ví này để có tự kết luận xem:

Rốt cuộc DWF Labs là ai?

-11/04/2023
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68