logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Cryptocurrency là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tiền mã hóa

-10/12/2020

Crypto là gì? Tiền mã hóa là gì?
Crypto hay Tiền điện tử hoặc Tiền mã hóa , là một loại tiền nhưng được mã hóa, dùng để trao đổi như một loại tiền tệ bình thường. 
Nếu bạn đang tìm hiểu về Crypto để:

  •       Đánh giá Crypto có đáng để đầu tư không?
  •       Biết được ưu và nhược điểm của Tiền điện tử là gì?
  •       Và giải đáp thắc mắc: Đầu tư Crypto có an toàn không?

Vậy thì bài viết này chắc chắn dành riêng cho bạn, bởi vì tôi sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của bạn về Cryptocurrency.
Còn chờ gì nữa, bắt đầu thôi!

Crypto là gì? Tiền mã hóa là gì?

Crypto (hay Cryptocurrency) là một loại tiền kỹ thuật số (Crypto)được bảo mật bằng mật mã, dùng để trao đổi, giao dịch.
Nói cách khác:
Bạn thanh toán, giao dịch, mua bán mọi thứ bằng Crypto qua hệ thống máy tính, internet – Tất cả những giao dịch này dùng mật mã để đảm bảo an toàn.
Đó là lý do loại tiền này có tên là Crypto (Crypto trong tiếng anh nghĩa là mật mã).

Có những loại tiền mã hóa nào?

Có 10 loại tiền mã hóa phổ biến mà bạn có thể sẽ quan tâm.
Đó là những loại nào?
Tôi liệt kê ngay sau đây:

  •       Bitcoin (BTC)
  •       Ethereum (ETH)
  •       Ripple (XRP)
  •       Litecoin (LTC)
  •       Tether (USDT)
  •       Bitcoin Cash (BCH)
  •       Libra (LIBRA)
  •       Monero (XMR)
  •       EOS (EOS)
  •       Binance Coin (BNB)

Tiền điện tử hoạt động như thế nào?

Khi dùng tiền điện tử, bạn có thể thanh toán, lưu trữ tiền một cách an toàn mà không cần phải thông qua ngân hàng hay dùng tên bạn.
Hay nói cách khác:
Tiền điện tử cực kỳ bảo mật.
Tiền điện tử hoạt động trên Blockchain, đó là công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger).
Để tôi giải thích rõ hơn:
Mọi hoạt động, giao dịch bằng tiền điện tử của bạn được “ghi chép” lại trên một cuốn sổ điện tử.
Và cuốn sổ này được giữ bởi tất cả những người đang giữ đồng Crypto.
Đơn giản vậy thôi.
Bạn có thể có Crypto bằng cách mua từ sàn giao dịch (broker) Cryptocurrency hoặc đào coin.

Sự khác nhau giữa tiền bình thường và Crypto là gì?


Mặc dù cả tiền bình thường (tiền pháp định) và tiền mã hóa đều là phương tiện thanh toán, nhưng giữa hai loại tiền này có một số khác biệt sau:

Tính hợp pháp

Tiền pháp định (tiền bình thường) hợp pháp vì chính phủ phát hành loại tiền này và quản lý nó.
Crypto chỉ là tài sản kỹ thuật số, nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Vì thế, nhiều quốc gia đã cấm loại tiền này vì lo ngại Crypto dùng vào các hoạt động bất hợp pháp như khủng bố và rửa tiền.

Tính hữu hình tiền mã hóa

Tiền mã hóa hoạt động trực tuyến và không bao giờ tồn tại dưới dạng vật lý.
Tiền bình thường có thể là tiền giấy, hoặc đồng xu. Đây là dạng tiền mà bạn có thể “cầm” và “chạm” vào được.

Trao đổi 

Tiền mã hóa luôn luôn “ảo” nên mọi giao dịch loại tiền này buộc phải thực hiện qua hệ thống máy tính.
Tiền bình thường vừa là tiền giấy những cũng có thể nằm trên hệ thống tài khoản điện tử.
Nói cách khác:
Với tiền bình thường, bạn có thể giao dịch, thanh toán bằng tiền giấy hoặc trực tuyến.
Còn tiền mã hóa thì chỉ có trực tuyến.

Nguồn cung

Nguồn cung là một sự khác biệt giữa tiền mã hóa và tiền bình thường.
Tiền bình thường có nguồn cung không giới hạn.
Vì sao?
Vì chính quyền trung ương không có giới hạn về việc sản xuất tiền.
Ngược lại, tiền mã hóa bị giới hạn nguồn cung.
Ví dụ:
Tổng số Bitcoin giới hạn ở mức 21 triệu.

Lưu trữ, cất giữ tiền mã hóa

Tiền điện tử được cất giữ trên các ví điện tử còn tiền bình thường được giữ bằng nhiều cách khác nhau: giữ trong ví, két sắt, ngân hàng hoặc các dịch vụ thanh toán điện tử như Paypal.

Ưu và nhược điểm của Crypto là gì?

Trong phần này, tôi sẽ làm rõ những ưu và nhược điểm phổ biến  .
Đầu tiên là ưu điểm:

Ưu điểm của Crypto là gì?

Ưu điểm 1: Lợi nhuận tiềm năng lớn – Thống kê cho thấy nếu bạn đầu tư 1000 đô vào Bitcoin năm 2013 thì sẽ có giá trị lớn hơn 400.000 đô la ngày nay. Các ICO cũng tạo ra lợi nhuận khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn.
Ưu điểm 2: Tính bảo mật cao – Mọi giao dịch Crypto  đều không thể bị theo dõi, vì thế bạn hoàn toàn có thể tính bảo mật riêng tư nguồn tiền của bạn.
Ưu điểm 3: Không lo lạm phát – Tiền truyền thống bị lạm phát vì kinh tế thay đổi và chính phủ in thêm tiền. Tiền mã hóa thì sẽ không bị lạm phát vì số lượng hữu hạn. Ví dụ Bitcoin, chỉ có 21 triệu Bitcoin được khai thác. Dự đoán vào nằm 2050, Bitcoin sẽ được khai thác hết.
Kế tiếp là nhược điểm…

Nhược điểm của Crypto là gì?

Nhược điểm 1: Biến động thị trường lớn – Kênh đầu tư tiền mã hóa có biến động giá rất lớn. Vậy nên, bạn sẽ muốn nắm giữ tiền ảo dài hạn nếu lo ngại biến động lớn.
Nhược điểm 2: Không thể lấy lại nếu bị mất – Không như tiền truyền thống được các ngân hàng bảo vệ khi thẻ tín dụng bị hack hoặc đánh cắp,Crypto sẽ không thể lấy lại được nếu bạn làm mất.
Nhược điểm 3: Công cụ giao dịch lý tưởng của tội phạm – Vì tính chất không bị thể theo dõi của Crypto, nền các nhóm tội phạm đã có những giao dịch phạm pháp bằng tiền mã hóa .
>> Xem thêm:  Các yếu tố vĩ mô cho thấy thị trường tiền điện tử vẫn chưa chạm đáy

Có nên đầu tư tiền mã hóa không? Có an toàn không?

Bất cứ hình thức đầu tư nào cũng có rủi ro. Kênh đầu tư Crypto cũng sẽ có rủi ro.
Vậy có nên đầu tư tiền mã hóa không?
Câu trả lời là: Có, bạn hoàn toàn có thể có được lợi nhuận lớn từ Crypto nếu biết hạn chế những rủi ro đến từ cách nhược điểm nêu trên. Đồng thời, bạn cũng cần phải hiểu biết về kế hoạch giao dịch, đầu tư tiền mã hóa của bạn.

Tổng kết

Qua bài viết trên, đội ngũ Coin68 hy vọng mọi người có được một cái nhìn tổng quan về tiền mã hóa – Cryptocurrency. Mọi ý kiến cũng như thông tin trong bài viết đều là ý kiến khách quan và do Coin68 nghiên cứu, không được xem là lời khuyên đầu tư, các bạn nên tìm hiểu đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cho bản thân. Chúc các bạn thành công!

-10/12/2020
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68